(VnMedia) - Lực lượng không quân Nga sẽ triển khai máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 có khả năng mang hạt nhân đến bán đảo Crimea trong khuôn khổ các cuộc tập trận sẵn sàng chiến đấu "đột xuất" của quân đội Nga.
Một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng cho biết: “Trong cuộc diễn tập sẵn sàng chiến đấu trong các tình huống bất ngờ của lực lượng vũ trang, các máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-22M3 sẽ được triển khai đến Crimea”.
Một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng cho biết: “Trong cuộc diễn tập sẵn sàng chiến đấu trong các tình huống bất ngờ của lực lượng vũ trang, các máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-22M3 sẽ được triển khai đến Crimea”.
Trước đó, hôm qua (17/3), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra chỉ thị đặt Hạm đội phương Bắc, các đơn vị độc lập của Quân khu miền Tây và lực lượng Không quân nước này vào vị trí sẵn sàng cho các cuộc tập trận “đột xuất”. Các cuộc tập trận sẽ có sự tham gia của tổng cộng 38.000 binh lính, 3360 vũ khí quân sự, 110 trực thăng và chiến đấu cơ cùng 41 tàu chiến và 15 tàu ngầm.
Các cuộc tập trận “đột xuất” sẽ được tổ chức cả trên biển, trên không lẫn dưới mặt đất đến ngày 21/3. Mục đích của các cuộc tập trận này là nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của Lực lượng Vũ trang Nga trước những mối đe dọa an ninh có thể đến bất cứ lúc nào từ Mỹ và NATO.
Chiến đấu cơ Tu-22M3 có nhiệm vụ loại bỏ các mục tiêu trên biển như tàu sân bay, tàu hộ tống, đội tàu chiến. Phi đội gồm 22 chiếc máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3 từng hoạt động tại trường bay Veseloe ở Crimea từ năm 1985 nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, khu vực này đã ngừng hoạt động.
Chiếc Tu-22M3 là một biến thể được nâng cấp từ Tu-22M. Nó có tên hiệu NATO là Backfire C. Đây là một loại máy bay ném bom tấn công trên biển, siêu thanh, cánh cụp cánh xoè tầm xa được phát triển tại Liên bang Xô viết.
Tu-22M3 cất cánh lần đầu năm 1976 và đi vào hoạt động năm 1983. Tu-22M3 được trang bị động cơ NK-25 mới với công suất lớn hơn, cửa hút gió hình nêm giống của MiG-25, cánh với góc chéo tối đa lớn hơn, và một mũi hếch đặt radar Leninets PN-AD.
Có thiết kế hệ thống hoa tiêu/tấn công NK-45, cải thiện khả năng bay tầm thấp (dù không thực sự là kiểu bay nap-of-the-earth).
Súng đuôi của Tu-22M3 được sửa chỉ còn một khẩu, và có chỗ sẵn cho việc lắp đặt bệ phóng quay cho loại tên lửa AS-16 'Kickback', tương tự loại AGM-69 SRAM của Mỹ.
Máy bay này được chế tạo theo nguyên lý máy bay đa chế độ. Đặc biệt, Tu-22M3 được thiết kế với 2 cánh thay đổi được hình dáng giúp máy bay thuận lợi hơn khi đạt tốc độ cao.
2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Kuznetsov NK-25 cho tốc độ bay vượt âm Mach 1,88 (tức 2.000km/h), bán kính chiến đấu 2.410km, trần bay 13.300m được lắp đặt trong máy bay Tu-22M3 này.
Máy bay cũng được trang bị hệ thống vô tuyến điện tử và dẫn đường rất mạnh. Việc có hệ thống tự động được trang bị trên máy bay giúp cho công việc của phi công được nhàn hơn trong việc điều khiển.Được thiết kế với tên lửa hành trình có cánh Kh-22 có tầm bắn đến 500km và tốc độ đến 4.000km/h và tên lửa Kh-15 có tầm bắn đến 250 Km và tốc độ đến 5.000 Km/h. Hai loại tên lửa này đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.Tu-22M3 có thể bay chặng dài với tốc độ vượt âm liên tục.
Bộ binh Nga tiếp nhận tên lửa Iskander
Bên cạnh đó, cũng trong khuôn khổ các cuộc tập trận sẵn sàng chiến đấu “đột xuất”, lực lượng đặc nhiệm ở khu vực Baltic cũng sẽ được tăng cường tổ hợp tên lửa Iskander từ tỉnh Tây Kaliningrad và các tàu đổ bộ lớn của Hạm đội Baltic sẽ vận chuyển chúng đến khu vực này.
Được biết, nếu được phóng từ Kaliningrad, tên lửa này có thể vươn đến các nước thành viên của NATO. Động thái triển khai tên lửa Iskander tới Kaliningrad có thể được coi là một đòn "răn đe" của Nga đối với việc NATO triển khai lực lượng tới sát biên giới Nga.
Iskander là hệ thống tên lửa đạn đạo di động tầm ngắn tân tiến của Nga, sử dụng nhiên liệu rắn, được bắt đầu trang bị trong quân đội Nga từ năm 2006.
Iskander hiện có 2 phiên bản chính là Iskander-M (phiên bản cho quân đội Nga) và Iskander-E (phiên bản để xuất khẩu), ngoài ra còn có phiên bản mới nhất Iskander-K vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.
Iskander được trang bị 2 tên lửa hành trình một giai đoạn 9M723K1, có tầm bắn tới 400 km và có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa Iskander có chiều dài 7,3 m, đường kính thân 0,92 m, khối lượng phóng 3.800-4.020 kg tuỳ thuộc loại đầu đạn. Tốc độ bay cao của tên lửa cho phép nó đột phá các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương. Tên lửa Iskander có thể bay theo một quỹ đạo thấp dưới 50 km.
Tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander được thiết kế để phá hủy các loại vũ khí, khí tài, trung tâm thông tin - chỉ huy, máy bay chiến đấu đỗ tại sân bay, các trận địa phòng không và phòng thủ tên lửa, cũng như các mục tiêu trọng yếu khác của đối phương ở mọi thời điểm và trong mọi điều kiện khí hậu thời tiết.
Tên lửa Iskander có khả năng tự hành tàng hình. Kỹ thuật tàng hình áp dụng ở Iskander là kỹ thuật plasma. Nó tạo ra một lớp mây trung tính về điện bao quanh đạn khiến cho các sóng radar của đối phương bị mất khả năng phát hiện và đáp trả.
Tên lửa Iskander còn được lắp hệ thống điều khiển đặc biệt nên có thể hoạt động rất cơ động và linh hoạt. Vì thế, hệ thống phòng không của đối phương rất khó đánh chặn, thậm chí theo nhiều chuyên gia thì đây là hệ thống tên lửa "vô đối", không thể đánh chặn.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ, chỉ cần vài tổ hợp tên lửa Iskander cũng có khả năng thay đổi cán cân lực lượng trong bất kỳ cuộc xung đột khu vực nào. Hiện nay, tổ hợp tên lửa Iskander đã được xuất khẩu sang nhiều nước, trong đó có các nước Trung Đông. Mỹ đang lo sợ các nước được coi là “kẻ thù bất trị” của họ sẽ có trong tay loại tên lửa tàng hình “vô đối” này.
Các cuộc tập trận “đột xuất” sẽ được tổ chức cả trên biển, trên không lẫn dưới mặt đất đến ngày 21/3. Mục đích của các cuộc tập trận này là nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của Lực lượng Vũ trang Nga trước những mối đe dọa an ninh có thể đến bất cứ lúc nào từ Mỹ và NATO.
Chiến đấu cơ Tu-22M3 có nhiệm vụ loại bỏ các mục tiêu trên biển như tàu sân bay, tàu hộ tống, đội tàu chiến. Phi đội gồm 22 chiếc máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3 từng hoạt động tại trường bay Veseloe ở Crimea từ năm 1985 nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, khu vực này đã ngừng hoạt động.
Chiếc Tu-22M3 là một biến thể được nâng cấp từ Tu-22M. Nó có tên hiệu NATO là Backfire C. Đây là một loại máy bay ném bom tấn công trên biển, siêu thanh, cánh cụp cánh xoè tầm xa được phát triển tại Liên bang Xô viết.
Tu-22M3 cất cánh lần đầu năm 1976 và đi vào hoạt động năm 1983. Tu-22M3 được trang bị động cơ NK-25 mới với công suất lớn hơn, cửa hút gió hình nêm giống của MiG-25, cánh với góc chéo tối đa lớn hơn, và một mũi hếch đặt radar Leninets PN-AD.
Có thiết kế hệ thống hoa tiêu/tấn công NK-45, cải thiện khả năng bay tầm thấp (dù không thực sự là kiểu bay nap-of-the-earth).
Súng đuôi của Tu-22M3 được sửa chỉ còn một khẩu, và có chỗ sẵn cho việc lắp đặt bệ phóng quay cho loại tên lửa AS-16 'Kickback', tương tự loại AGM-69 SRAM của Mỹ.
Máy bay này được chế tạo theo nguyên lý máy bay đa chế độ. Đặc biệt, Tu-22M3 được thiết kế với 2 cánh thay đổi được hình dáng giúp máy bay thuận lợi hơn khi đạt tốc độ cao.
2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Kuznetsov NK-25 cho tốc độ bay vượt âm Mach 1,88 (tức 2.000km/h), bán kính chiến đấu 2.410km, trần bay 13.300m được lắp đặt trong máy bay Tu-22M3 này.
Máy bay cũng được trang bị hệ thống vô tuyến điện tử và dẫn đường rất mạnh. Việc có hệ thống tự động được trang bị trên máy bay giúp cho công việc của phi công được nhàn hơn trong việc điều khiển.Được thiết kế với tên lửa hành trình có cánh Kh-22 có tầm bắn đến 500km và tốc độ đến 4.000km/h và tên lửa Kh-15 có tầm bắn đến 250 Km và tốc độ đến 5.000 Km/h. Hai loại tên lửa này đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.Tu-22M3 có thể bay chặng dài với tốc độ vượt âm liên tục.
Bộ binh Nga tiếp nhận tên lửa Iskander
Bên cạnh đó, cũng trong khuôn khổ các cuộc tập trận sẵn sàng chiến đấu “đột xuất”, lực lượng đặc nhiệm ở khu vực Baltic cũng sẽ được tăng cường tổ hợp tên lửa Iskander từ tỉnh Tây Kaliningrad và các tàu đổ bộ lớn của Hạm đội Baltic sẽ vận chuyển chúng đến khu vực này.
Được biết, nếu được phóng từ Kaliningrad, tên lửa này có thể vươn đến các nước thành viên của NATO. Động thái triển khai tên lửa Iskander tới Kaliningrad có thể được coi là một đòn "răn đe" của Nga đối với việc NATO triển khai lực lượng tới sát biên giới Nga.
Iskander là hệ thống tên lửa đạn đạo di động tầm ngắn tân tiến của Nga, sử dụng nhiên liệu rắn, được bắt đầu trang bị trong quân đội Nga từ năm 2006.
Iskander hiện có 2 phiên bản chính là Iskander-M (phiên bản cho quân đội Nga) và Iskander-E (phiên bản để xuất khẩu), ngoài ra còn có phiên bản mới nhất Iskander-K vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.
Iskander được trang bị 2 tên lửa hành trình một giai đoạn 9M723K1, có tầm bắn tới 400 km và có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa Iskander có chiều dài 7,3 m, đường kính thân 0,92 m, khối lượng phóng 3.800-4.020 kg tuỳ thuộc loại đầu đạn. Tốc độ bay cao của tên lửa cho phép nó đột phá các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương. Tên lửa Iskander có thể bay theo một quỹ đạo thấp dưới 50 km.
Tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander được thiết kế để phá hủy các loại vũ khí, khí tài, trung tâm thông tin - chỉ huy, máy bay chiến đấu đỗ tại sân bay, các trận địa phòng không và phòng thủ tên lửa, cũng như các mục tiêu trọng yếu khác của đối phương ở mọi thời điểm và trong mọi điều kiện khí hậu thời tiết.
Tên lửa Iskander có khả năng tự hành tàng hình. Kỹ thuật tàng hình áp dụng ở Iskander là kỹ thuật plasma. Nó tạo ra một lớp mây trung tính về điện bao quanh đạn khiến cho các sóng radar của đối phương bị mất khả năng phát hiện và đáp trả.
Tên lửa Iskander còn được lắp hệ thống điều khiển đặc biệt nên có thể hoạt động rất cơ động và linh hoạt. Vì thế, hệ thống phòng không của đối phương rất khó đánh chặn, thậm chí theo nhiều chuyên gia thì đây là hệ thống tên lửa "vô đối", không thể đánh chặn.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ, chỉ cần vài tổ hợp tên lửa Iskander cũng có khả năng thay đổi cán cân lực lượng trong bất kỳ cuộc xung đột khu vực nào. Hiện nay, tổ hợp tên lửa Iskander đã được xuất khẩu sang nhiều nước, trong đó có các nước Trung Đông. Mỹ đang lo sợ các nước được coi là “kẻ thù bất trị” của họ sẽ có trong tay loại tên lửa tàng hình “vô đối” này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét