Máy bay chiến đấu J-7H ở sân bay Lâm Thương của Không quân Trung Quốc |
Trang mạng sina Trung Quốc ngày 18 tháng 3 đã đề cập tới người Hoa ở Kokang, ân oán lịch sử giữa các dân tộc miền bắc Myanmar và dân tộc Myanmar. Bài báo đưa ra một số phản ứng có thể của Trung Quốc gây chú ý sau:
Trước hết, Trung Quốc cần tích cực can thiệp (việc Quân đội Myanmar tấn công phiến quân ở khu vực Kokang – đây là công việc nội bộ của Myanmar). Bài báo cho rằng, Trung Quốc bây giờ cần bắt tay hợp tác với các nước láng giềng Myanmar, tích cực “hòa giải”, thậm chí mượn cớ của Liên hợp quốc, ép Myanmar thừa nhận địa vị hợp pháp của người Kokang (người Hoa), điều này sẽ phải “trả giá thấp nhất”.
Thứ hai, theo bài báo, Trung Quốc cần “bảo vệ” an toàn tính mạng, tài sản của người Trung Quốc, Hoa kiều, người Hoa ở miền bắc Myanmar, ngăn chặn xảy ra (cái mà bài báo gọi là) “thảm họa nhân đạo tàn sát chủng tộc”, lý do này cảnh cáo nhà cầm quyền Myanmar rút khỏi Kokang và khu vực xung đột khác ở miền bắc Myanmar theo thời gian quy định. Cảnh cáo Myanmar, Trung Quốc giữ lại quyền dùng vũ lực can thiệp. Thúc đẩy các bên “đàm phán hòa bình”, khôi phục “đặc khu”.
Thứ ba, bài báo cho rằng, nếu Myanmar lấy lý do không can thiệp công việc nội bộ, phản đối Trung Quốc và không ngừng bắn, Trung Quốc chỉ có lập ra (cái gọi là) “vùng cấm bay”, sử dụng hỏa lực đường không, tên lửa mặt đất, hỏa pháo để ngăn chặn xung đột giữa Quân đội Myanmar và phiến quân miền bắc Myanmar, áp đảo về quân sự, tạo ra một vùng cách ly. Bài báo đề xuất, trước tiên “cố gắng không điều lực lượng mặt đất” (?), kết quả vẫn là thúc đẩy “đàm phán hòa bình”, bàn về địa vị của các dân tộc thiểu số miền bắc Myanmar và phương án thiết lập (cái gọi là) “đặc khu”.
Radar cảnh báo tầm xa của Không quân Trung Quốc ở biên giới Trung Quốc-Myanmar |
Thứ tư, theo bài báo, tiến hành chiến tranh cục bộ tiếp xúc lực lượng mặt đất hạn chế, tức là tấn công và chiếm lĩnh vùng cách ly trong ngắn hạn. Nếu đạt được mục đích chiến lược “thúc đẩy đàm phán hòa bình, tái thiết đặc khu”, lợi ích và khả năng phá hoại đều rất lớn.
Về lợi ích, một là, hành động này “hội tụ được trái tim người Hoa trên toàn thế giới”, rằng, đó là một cuộc chiến vì “đồng bào người Hoa”. Làm cho Trung Quốc thực sự trở thành chỗ dựa cho người Hoa trên toàn thế giới, làm cho người hoa ở “thiên hạ” quy tụ lòng về Trung Quốc. Chiếm lấy “điểm cao về đạo đức” trong việc thống nhất hai bờ eo biển Đài Loan, làm cho “dân tộc Hoa Hạ ngẩng đầu vênh mặt với thiên hạ”.
Hai là trấn áp những nước xung quanh “thay đổi thất thường, không biết giữ lời”, tạo cơ sở cho khai phá, xây dựng “một vành đai, một con đường”.
Ba là xây dựng “đặc khu” ở miền bắc Myanmar dưới sự “chủ đạo” của Trung Quốc, vừa là vùng đệm chiến lược, vừa có thể làm trọng điểm giao lưu, xây dựng kinh tế, văn hóa Trung Quốc-Myanmar, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực tây nam Trung Quốc.
Bốn là, qua sự việc này, tinh thần dân tộc của Myanmar lên cao, khả năng lãnh đạo phe đối lập - bà Aung San Suu Kyi lên cầm quyền giảm đi. Hơn nữa, bất kể ai lên cầm quyền, nhân tố Trung Quốc chắc chắn là sự cân nhắc tập trung của họ. Cuối cùng, “cái ống dẫn này chỉ cần không nổ là sẽ thông suốt”.
Trung tâm hướng dẫn chỉ huy phòng không của Trung Quốc |
Về khả năng phá hoại, một là, đã phá vỡ chính sách “không can thiệp công việc nội bộ”, nhưng cần (cái gọi là) “theo kịp thời đại”. Hai là, Quân đội Trung Quốc đang nỗ lực hoạt động (bành trướng) ở Biển Đông, biển Hoa Đông, nay lại “động thủ” ở miền bắc Myanmar, còn phải rút người Hoa. Những điều này phải dựa vào quyết tâm của Trung Nam Hải (Bắc Kinh).
Ba là, đầu tư ở Myanmar trong giai đoạn trước đã thất bại, hoạt động của đường ống dẫn dầu chắc chắn sẽ bị dừng lại. Nhưng, với tình hình hiện nay, không “động thủ” thì cũng không thể bảo đảm (dự án đường ống dẫn dầu ở Myanmar). Như dự án cảng biển ở Sri Lanka, đầu tư chiến lược khác ở nước ngoài đều lần lượt bị dừng do các nguyên nhân khác nhau. Huống hồ, tiền là vấn đề có thể giải quyết, không phải là vấn đề lớn đối với Trung Quốc.
Bốn là, các “quốc gia thù địch” có thể bôi đen, trừng phạt, ảnh hưởng đến đời sống của người dân Trung Quốc, nhưng Trung Quốc sẽ không chấp nhận.
Trung Quốc điều động tên lửa phòng không HQ-12 đến biên giới với Myanmar |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét