Binh sĩ Ukraine canh gác tại Odessa (Nguồn: AFP) |
Chúng khuấy động bầu không khí nghi ngờ, đã chia thành phố cảng nằm gần Biển Đen có đông dân nói tiếng Nga này thành hai nửa, theo AFP.
Thành phố nằm sâu trong vùng lãnh thổ do chính phủ Ukraine kiểm soát, nhưng một số người vẫn lo ngại chiến sự rồi sẽ lan tới đây.
"Thái độ ở Odessa hiện là 50-50" - Alina Radchenko, một nhân viên y tế ở Odessa nói với phóng viên AFP tại văn phòng mới của cô nằm ở trung tâm thành phố, nơi cô và các tình nguyện viên được cảnh sát bảo vệ.
"Chúng tôi là Novorossiya!"
Odessa được Nữ hoàng Nga Yekaterina II thành lập vào năm 1794. Odessa là cảng chính dưới thời Đế quốc Nga và đã chứng kiến nhiều trận chiến quan trọng trong Thế chiến thứ 2.
Đã xuất hiện những giả thuyết nói rằng quân ly khai sẽ từ hướng Crimea tiến về phía Tây để tới khu vực ly khai Transdniestr của Moldova. Những giả thuyết như thế đã khiến bộ phận ủng hộ chính quyền Ukraine tăng cao cảnh giác ở Odessa. Họ sợ khu vực này sẽ trở thành một nước "cộng hòa nhân dân" khác giống chuyện đã diễn ra ở Donetsk và Lugansk.
Cố vấn Andriy Yusov của SBU (Cơ quan an nih Ukraine) gần đây cảnh báo rằng tình hình hòa hoãn ở Đông Ukraine có thể làm tăng các hoạt động gây mất ổn định tại các thành phố do chính quyền kiểm soát như Odessa và Kharkov.
Trong lúc này, những người phản đối sự lãnh đạo của chính quyền Ukraine thân phương Tây vẫn tụ tập đều đặn mỗi tuần ở công viên trung tâm Odessa, gần một tòa nhà nơi 45 người, chủ yếu là các nhà hoạt động, chết trong một vụ cháy hồi tháng 5 năm ngoái, sau khi đụng độ với những người thân phương Tây.
Các nạn nhân, với một số đeo ruy băng có vạch màn cam và đen giống các tay súng ly khai ở miền Đông Ukraine, gồm chủ yếu là người già.
Trong ngày Chủ Nhật gần đây, một số người tham gia buổi tụ tập tưởng nhớ các nạn nhân đã chia sẻ nhiều tờ rơi và bài thơ. Gần đó, 2 người phụ nữ tranh cãi với một quan sát viên từ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, đang giám sát buổi tụ tập.
Người dân Odessa đưa tang các binh sĩ Ukraine thiệt mạng do xung đột với lực lượng ly khai (Nguồn: AFP)
"Chúng tôi không phải châu Âu, chúng tôi là Novorossiya!" - một người hô lớn. "Tôi yêu nước Nga!" - một người phụ nữ khác nói với AFP, nhưng từ chối cho biết tên.
Bầu không khí đáng lo ngại
Svitlana Nabokova, lãnh đạo nhóm Tiếng nói của Odessa thường tham gia các cuộc tuần hành, tụ tập nhỏ như thế, nói rằng nhiều người ủng hộ Nga trong thành phố giờ không dám hoạt động vì bị dọa giết và sợ bị ngược đãi.
Nabokova nói rằng nhà chức trách đã lục soát nhà mình. Bà cho biết đã bị các thành viên từ một đơn vị "tự vệ" ở Ukraine dùng súng hơi bắn vào chân, sau khi bà tổ chức một cuộc biểu tình nhỏ chống mất điện ở thành phố.
"Với chúng tôi, các vụ nổ đó chẳng có nghĩa lý gì. Chúng có thể đã được sắp đặt để mang lại lợi ích cho chính quyền - như cái cớ để cấm hoạt động tụ họp" - bà nói với AFP.
Theo lời Oleksandr Bornyakov, một nghị sĩ địa phương và là thành viên đảng Samopomich thân phương Tây, mục tiêu của các vụ nổ có thể là để gieo rắc sự nghi ngờ trong thành phố và những kẻ đứng sau chuyện này đã thành công.
Tháng này, văn phòng của đảng Samopomich cũng đã bị đánh bom. "Các vụ đánh bom tạo nên bầu không khí đáng lo ngại" - ông nói - "Người dân bắt đầu nghi ngờ lẫn nhau. Họ dồn sự phẫn nộ về phía nhà chức trách."
Bornyakov cảnh báo rằng có kẻ đã dàn dựng các vụ nổ để lợi dụng nỗi sợ hãi của người dân. "Nếu ai đó xuất hiện và đảm bảo mang tới sự an toàn cho người dân, kẻ đó sẽ nhận được sự ủng hộ" - ông nói - "Có lẽ các vụ nổ hình thành là vì động cơ này?"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét