Theo ông Robert Perry, một nhà báo điều tra của Mỹ, Washington muốn che giấu sự thật về thảm họa MH 17 của Malaysia Airlines. Ông cho rằng việc này có nguy cơ sẽ phá hoại vị thế chính trị của Washington và làm đổ vỡ kịch bản “Nga đã gây ra việc này” mà Mỹ dựng lên.
Nhà báo này đã chỉ ra rằng mặc dù cộng đồng tình báo Mỹ có thời gian để xem xét các dữ liệu từ vệ tinh, điện tín và những nguồn thông tin đa dạng khác, họ vẫn chưa cập nhật bất kỳ thông tin tình báo gì kể từ sau báo cáo cũ ngày 22-7-2014. Điều này làm dấy nên nghi vấn Mỹ “chủ ý” đổ thừa nguyên nhân vụ tai nạn lên Nga và lực lượng dân quân ở miền Đông Ukraine.
Ông Robert Perry nhấn mạnh: “Động thái kỳ lạ này càng củng cố thêm nghi ngờ rằng chính phủ Hoa Kỳ sở hữu những thông tin mâu thuẫn với phán xét vội vàng ban đầu của họ. Nhưng các quan chức cấp cao không muốn ‘sửa lại kịch bản’ vì làm như vậy sẽ gây khó khăn cho họ và làm đổ vỡ luận điệu tuyên truyền chống lại nước Nga”.
Nhà báo Mỹ nghi ngờ Washington đang che giấu sự thật về MH17 (Ảnh minh họa)
Theo hãng tin Sputnik News (Nga), vụ tai nạn của chuyến bay MH17 ngay lập tức đã trở thành một công cụ để Mỹ và phương Tây tuyên truyền chống Nga trên quy mô lớn. Các nhà lãnh đạo phương Tây và truyền thông đại chúng đã “chỉ tay” cáo buộc Nga và đặc biệt là cá nhân Tổng thống Vladimir Putin
Tuy nhiên, từ đó đến nay, các nước này vẫn không cung cấp bằng chứng nào để chứng minh cho lời kết tội. Mỹ và châu Âu đã đưa ra những biện pháp trừng phạt chống lại Nga cũng như làm gia tăng căng thẳng một cách trầm trọng ở Ukraine.
Thế nhưng, sau khi chiến dịch tuyên truyền của phương Tây đạt được mục đích là cấm vận cô lập Nga, tạo nên sự hoài nghi về vai trò của Nga trong thảm kịch trên, Mỹ đã bắt đầu im lặng một cách đáng ngờ.
Quân đội miền Đông Ukraine canh gác khu vực các mảnh vỡ của MH17
Trong khi đó, theo nhà báo Robert Perry, mặc dù báo cáo tình báo của Mỹ đã đổ lỗi cho Nga về vụ tai nạn, họ không đưa ra văn bản chứng minh Nga cung cấp cho lực lượng miền Đông Ukraine tên lửa đất đối không Buk (SA-11). Washington cũng thừa nhận không thể xác định chính xác quốc tịch hay nhận dạng của người đàn ông đã bắn quả tên lửa.
Trong khi đó, quân đội Nga sẵn sàng cung cấp công khai thông tin tên lửa Buk của Ukraine đã hoạt động ở miền Đông Ukraine vào ngày xảy ra thảm kịch. Đồng thời cũng xác nhận sự hiện diện của một phi công máy bay chiến đấu thuộc Kiev hoạt động cách máy bay MH17 khoảng 3 đến 5 km cùng thời điểm. Chính quyền Tổng thống Obama vẫn giữ im lặng và không đưa ra bất kỳ bằng chứng hay hình ảnh vệ tinh nào để hỗ trợ cho lập trường của Mỹ.
Hình ảnh xác nhận một máy bay của Kiev xuất hiện gần địa điểm máy bay MH17 bị "bắn hạ"
Ông Robert Perry nhấn mạnh , vào tháng 8-2014, “các nhà phân tích tình báo Mỹ đã bắt đầu chuyển từ kịch bản gốc là đổ lỗi cho Nga sang một giả thuyết mới tập trung nhiều đẩy trách nhiệm sang các thành phần cực đoan của chính phủ Kiev, được tài trợ bởi một trong những đầu sỏ chính trị điên cuồng chống Nga”.
Trong khi đó, Ủy ban An toàn Hà Lan đang điều tra về thảm họa lại không làm sáng tỏ được gì nhiều về vụ việc. Họ chỉ xác nhận hồi giữa tháng 10 năm ngoái rằng chiếc máy bay của Malaysia rõ ràng đã bị phá hủy bởi “một vật thể ở vận tốc cao từ bên ngoài máy bay”.
Thế nhưng báo cáo này lại không thèm nghi vấn vì sao Mỹ có vệ tinh giám sát tinh vi, đủ khả năng tiết lộ chính xác địa điểm và thời điểm “quả tên lửa” bắn rơi MH17 được phóng đi, lại không lên tiếng cung cấp thông tin?
Ông Perry nhấn mạnh , cộng đồng tình báo Mỹ, sở hữu những hệ thống giám sát đắt tiền nhất và tinh vi nhất thế giới, đang “ngồi không” sau những đánh giá ban đầu của Mỹ về thảm kịch MH17.
Chuyến bay số hiệu 17 của hãng hàng không Malaysia Airlines là một chuyến bay quốc tế từ Amsterdam tới Kuala Lumpur, đã bị rơi vào ngày 17-7-2014 gần thị trấn Torez trong khu vực thành phố Donetsk của Ukraine , cướp đi mạng sống của 283 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn trên máy bay.
Ánh Ngọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét