Lá quốc kỳ Nga khổng lồ trong Ngày Nước Nga 12.6 tổ chức tại Crưm. |
Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014
Triều Tiên: Crưm sáp nhập vào Nga là “hoàn toàn công bằng”
Vì sao các tàu ngầm Kilo của Việt Nam đều hạ thủy vào ngày 28?
PetroTimes) - Tính đến thời điểm hiện tại, các tàu ngầm Kilo do Việt Nam đặt hàng Nga đóng đều được hạ thủy đúng ngày 28...
Bí ẩn sau tuyên bố 20.000 đặc nhiệm Chechnya đợi lệnh Putin
Hôm 28-12, nhà lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov tuyên bố, 20.000 đặc nhiệm Chechnya sẵn sàng đợi lệnh Tổng thống Nga Putin. Tuyên bố trên nói lên điều gì?
Nhà lãnh đạo Chechnya thể hiện sự trung thành với nước Nga
Ông Ramzan Kadyrov, người đứng đầu Chechnya tuyên bố rằng, nhân dân Chechnya ủng hộ Tổng thống Nga Putin, những tình nguyện viên trải qua huấn luyện đang sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ do Tổng thống chỉ thị, hàng chục ngàn lính đặc nhiệm Chechnya sẵn sàng bảo vệ nước Nga
Trong bài phát biểu trước quân đội và lực lượng an ninh tại sân vận động Sultan Bilimkhanov, ông Kadyrov lưu ý rằng trong những thời điểm khó khăn nhất của nhân dân Chechnya, vị tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Akhmad Kadyrov luôn yêu cầu Vladimir Putin giúp đỡ và chưa lần nào bị từ chối.
Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014
Mỹ-phương Tây sập “bẫy vàng” của Nga?
Một doanh vụ siêu kinh điển như…trong phim Mỹ, khiến chúng ta chưa tin đó là sự thật.
Cuộc chiến vàng và USD |
Mỹ 'bảo kê' Trung Quốc thành cường quốc biển
Mỹ với các hạm đội hùng mạnh của mình đang vô tình đảm bảo an ninh để Trung Quốc vươn lên thành một cường quốc biển.
Trung Quốc đang là một cường quốc biển, xét theo góc độ thương mại. Ngoài năng lực đóng tàu lớn nhất thế giới, đội thương thuyền Trung Quốc đang tung hoành khắp các đại dương, thậm chí là ngay trong nội địa nước Mỹ.
Giới phân tích đã chỉ ra một thực tế Trung Quốc có được “quyền lực” biển như vậy là nhờ Mỹ đứng ra đảm bảo an ninh hàng hải. Trong khi đó, ở những vùng biển “gần nhà”, Trung Quốc lại làm điều ngược lại khi muốn đặt ra quy tắc của riêng mình, muốn thử thách vai trò của Mỹ và các đồng minh.
Tàu chở container của Trung Quốc chạy phía dưới cây cầu Golden Gate |
Vì sao Mỹ không muốn Ukraine yên ổn?
Truyền thông Đức cho rằng việc làm của Kiev nhằm tiếp cận phương Tây chỉ làm cho tình hình xấu đi, và phương Tây mới là người phải chịu trách nhiệm
Truyền thông Đức đang ủng hộ Nga?
Chỉ còn vài ngày, năm 2014 của khủng hoảng Ukraine sẽ khép lại. Năm 2015 tới, chưa thấy điều gì khả thi cho khả năng giải quyết những khủng hoảng đó. Tuy nhiên, ngày 29/12/2014, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lại tuyên bố đầy tự tin năm mới sẽ có cơ hội giải quyết triệt để vấn đề Ukraine.
Ông Lavrov khẳng định: "Năm 2015 sẽ có nhiều cơ hội để giải quyết các vấn đề của Ukraine một cách thực sự. Nhưng cần phải hiểu rằng cuộc khủng hoảng chỉ chấm dứt khi Kiev thôi theo đuổi các hành động xuất phát từ phía EU hay Mỹ. Và bản thân Brussels hay Washington phải nhận thức đúng đắn về những cơ hội này."
Đồng quan điểm với ông Sergei Lavrov, truyền thông Đức tiếp tục có những loạt bài chỉ trích chính sách về Ukraine của những chính trị gia phương Tây. Báo giới Đức cho rằng việc Kiev loại Donbass ra khỏi kế hoạch kinh tế năm 2015 là hành động "ngu xuẩn".
Mỹ viện trợ QS cho Kiev, Nga cấp vũ khí cho Donbass?
Một nghị sĩ Nga vừa đề xuất là nếu Mỹ cung cấp súng đạn cho Kiev thì Nga cũng chuyển giao vũ khí cho Donbass.
Nghị sĩ Nga đề nghị đưa quân sang Ukraine hoặc cung cấp vũ khí cho Donbass
Ngày hôm qua - 28/12 một thành viên của Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) nêu khả năng cung cấp vũ khí Nga cho lực lượng ly khai đông nam Ukraine. Vị nghị sĩ này cho rằng, nếu Mỹ cung cấp viện trợ quân sự cho Kiev thì Nga có thể xem xét khả năng cung cấp trang thiết bị quân sự cho Donbass.
Theo Interfax, hạ nghị sĩ Franz Klintsevich, thành viên Ủy ban Quốc phòng Duma cho biết ý kiến vào ngày 28-12, khi ông bình luận về phát biểu của Tổng thống Mỹ cho biết Washington có thể chuyển toàn bộ các thiết bị quân sự hiện có ở Afghanistan cho Ukraina.
"Việc chuyển các thiết bị từ Afghanistan đến Ukraina là một bước làm rất nguy hiểm, chắc chắn sẽ dẫn đến sự leo thang bạo lực ở đông nam Ukraina" - ông Klintsevich tuyên bố với các phóng viên và cho biết rằng, số lượng vũ khí Mỹ ở Afghanistan là vô cùng lớn.
Nga - Mỹ cùng đổ vũ khí vào Ukraina?
(PetroTimes) - Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo khả năng chuyển toàn bộ các thiết bị quân sự hiện có ở Afghanistan cho Ukraina, Duma quốc gia Nga cũng đang nêu khả năng cung cấp vũ khí Nga tới miền đông Ukraina.
Quân đội Mỹ và NATO chính thức rút khỏi Afghanistan ngày 28/12/2014
Ukraine 'thỏa hiệp trên máu và quyền lợi người dân'
Chính quyền Kiev và tất cả những bên liên quan đang có những hành động mà truyền thông phương Tây cho là "thỏa hiệp trên máu và quyền lợi của người dân"
Kiev đang làm những gì?
Ngày 26/12, chỉ còn chưa đến một tuần là kết thúc năm 2014 đầy biến động với đất nước Ukraine và chính phủ Kiev đang chạy đua với thời gian để nỗ lực dành được những đồng tiền viện trợ từ phía phương Tây.
Tổng thống Poroshenko tiếp tục hối thúc Quốc hội thông qua ngân sách nhà nước 2015 do ông này đề ra, càng sớm càng tốt trước khi năm này kết thúc. Tại cuộc họp với Quốc hội, có mặt cả Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk - người đứng đầu liên minh cầm quyền, Tổng thống Poroshenko cho biết:
"Đây là thời điểm then chốt với Ukraine. Là thời điểm để chúng ta đưa ra những câu trả lời cho tương lai đất nước. Độc lập, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, cải cách đất nước... đều đang bị đe dọa, và chúng ta phải làm tất cả mọi điều để loại bỏ những mối nguy đó. Để làm được điều đó, chúng ta cần có ngân sách, cần có tiền."
Chechnya muốn thành lập lực lượng bảo vệ Nga trước Phương Tây
Quân đội Chechnya. (Nguồn: www.jamestown.org) |
Tổng thống Áo: Hậu quả khôn lường khi gia tăng trừng phạt Nga
Tổng thống Áo Heinz Fischer. (Nguồn: www.balkaninside.com) |
Tổng thống Ukraine ký ban hành luật bỏ quy chế không liên kết
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenk. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Báo Đức đánh giá Ukraine ngày càng hành động thiếu khôn ngoan
Ngày 16/9, Quốc hội Ukraine đã thông qua Hiệp định liên kết với Liên minh châu Âu (EU) để đưa quốc gia Đông Âu này tiến gần đến phương Tây. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Thế giới 24h: Cổ phiếu AirAsia “rơi tự do”, Đức trả giá đắt nhất
Cổ phiếu AirAsia rơi tự do, Nam Phi sắp thành quốc gia không tiền mặt là 2 trong số các đề tài làm nóng mặt báo kinh tế quốc tế 24h qua.
Ảnh minh họa. |
Người đứng đầu Chechnya chuẩn bị hàng chục ngàn lính đặc nhiệm “chờ lệnh” ông Putin
Ông Ramzan Kadyrov, người đứng đầu Chechnya tuyên bố rằng, nhân dân Chechnya ủng hộ Tổng thống Nga Putin, những tình nguyện viên trải qua huấn luyện đang sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ do Tổng thống chỉ thị.
Photo: RIA Novosti/Said Tcarnaev. |
Tổng thống Áo: “EU đã sai lầm trong chính sách về Nga và Ukraine”
EU đã sai lầm trong chính sách về Nga và Ukraine, và áp đặt những biện pháp trừng phạt mới chống lại Moscow là "ngu dốt và gây hại”.
Tổng thống Áo Heinz Fischer |
Phương Tây muốn chấm dứt đối đầu với Nga
Phụ trách Chính sách Đối ngoại Liên minh Châu Âu (EU), bà Federica Mogherini. |
Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014
Putin có quà mừng năm mới cho người dân Ukraine
GDVN) - Ukraine hôm 26/12 tuyên bố Nga sẽ cung cấp điện và than cho quốc gia láng giềng mà không cần phải tứng tiền trước với mức giá bằng giá nội địa Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. |
Ukraine: Bí mật chốn 'hậu cung' và những điều ông Yanukovych chưa nói
Trong buổi trả lời phỏng vấn tờ Arguments & Facts (Nga) hôm 24/12, cựu lãnh đạo Ukraine Viktor Yanukovych đã buộc tội cựu Chánh văn phòng Phủ Tổng thống Serhyi Lyovochkin là người đứng sau giật dây đảo chính.
Ông Lyovochkin được cho là người phải chịu trách nhiệm chính trong vụ đụng độ giữa cảnh sát và đám đông biểu tình sinh viên hôm 30/11/2013, mốc sự kiện quan trọng đưa đến ngã rẽ mới của phong trào Maidan. Liền sau đó, ông này đệ đơn từ chức, nhưng không được chấp nhận. Diễn biến này dường như phù hợp với những gì mà ông Yanukovych mô tả. Vậy sự thực là sao, có những bí mật trong hậu cung ở Kiev mà cựu lãnh đạo Ukraine còn chưa nói?
Ông Lyovochkin được cho là người phải chịu trách nhiệm chính trong vụ đụng độ giữa cảnh sát và đám đông biểu tình sinh viên hôm 30/11/2013, mốc sự kiện quan trọng đưa đến ngã rẽ mới của phong trào Maidan. Liền sau đó, ông này đệ đơn từ chức, nhưng không được chấp nhận. Diễn biến này dường như phù hợp với những gì mà ông Yanukovych mô tả. Vậy sự thực là sao, có những bí mật trong hậu cung ở Kiev mà cựu lãnh đạo Ukraine còn chưa nói?
Đụng độ giữa cảnh sát và đám đông biểu tình hôm 30/11/2013. Ảnh: Reuters
|
Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014
Báo chí Pháp khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa
Báo chí Pháp, thời kỳ đó, không chỉ giới thiệu điều kiện địa lý tự nhiên Hoàng Sa, Trường Sa mà còn cung cấp những thông tin khẳng định chủ quyền “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”.
Người Việt bên bia chủ quyền ở Hoàng Sa (ảnh Tư liệu) |
Điển hình như những bài viết đăng trên báo dưới đây:
Quân đội Mỹ thả vũ khí xuống khu vực IS kiểm soát
Lực lượng quân tình nguyện chống Nhà nước Hồi giáo (IS) Takfiri cho biết, các chiến đấu cơ của Mỹ đã thả vũ khí xuống khu vực nhóm khủng bố kiểm soát ở Iraq.
Các máy bay trực thăng của Mỹ ném các bọc vũ khí xuống quận Yathrib và Balad của tỉnh Salahuddin của Iraq, theo các quân tình nguyện.
Thông tin trên đưa ra sau khi quân đội Iraq và lực lượng quân tình nguyện có bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống IS.
Trước đó, trong tháng 10 vừa qua, xuất hiện 1 video cho thấy IS chiếm được 1 bọc túi vũ khí mà không quân Mỹ ném xuống thị trấn biên giới Kobani của Syria.
Quân đội Mỹ thừa nhận họ đã ném 28 bọc chứa đầy lựu đạn, đạn cối, và các vật dụng khác dự định cung cấp cho các chiến binh người Kurd ở Kobani.
Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ cho hay, các vật phẩm được thả dù bao gồm vũ khí và đạn dược được, vật tư y tế, “dự định hỗ trợ nỗ lực tiếp tục kháng chiến chống Nhà nước Hồi giáo chiếm Kobani”.
Mỹ và các đồng minh đã tiến hành các cuộc không kích chống IS ở Iraq và Syria.
Lực lượng này cho biết, họ đang tiến hành các cuộc không kích chống lại các phiến quân Takfiris trong cả nước để kiềm chế tiến bộ của chúng trong khu vực.
Tuy nhiên, các cuộc không kích đến nay vẫn thất bại trong việc ngăn chặn bước tiến của những kẻ khủng bố.
Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014
Ông Yanukovych ‘trải lòng’ về nội chiến Ukraine
- Về thông tin ông Yanukovych sắp trở về Ukraine
- Ông Yanukovych cáo buộc CIA gây đổ máu ở đông Ukraine
- Vì sao ông Yanukovych không ký thỏa thuận với EU vào phút chót?
Một năm sau biến cố tại Kiev, cựu Tổng thống Viktor Yanukovych đã đưa ra những đánh giá cá nhân về Maidan, việc ông buộc phải rời khỏi đất nước cũng như tình cảnh đau thương, đổ máu mà người dân Ukraine phải trải qua.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Arguments & Facts (Nga), ông Yanukovych nói rằng biến cố Maidan đã được lên kịch bản chi tiết. “Tôi không hề ra lệnh giải tán người biểu tình. Tôi tin rằng đó là một bước kích động có tổ chức nhằm đẩy các cuộc biểu tình hòa bình sang chiều hướng cực đoan - cựu Tổng thống Ukaine đề cập đến biến cố cảnh sát trấn áp đám đông biểu tình ở trung tâm Kiev hôm 30/11/2013. Ông đồng thời nghi ngờ Chánh văn phòng Phủ Tổng thống lúc đó là Serhiy Lyovochkin đứng sau quyết định này. Cựu lãnh đạo Ukraine cũng nói rằng, nếu muốn, ông hoàn toàn có thể lệnh cho cảnh sát “phá tan” người biểu tình ở quảng trường Maidan vào buổi tối 19/2/2014. Nhưng ông không làm vậy vì “điều quan trọng với tôi là tìm kiếm thỏa hiệp và cứu đất nước”.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Arguments & Facts (Nga), ông Yanukovych nói rằng biến cố Maidan đã được lên kịch bản chi tiết. “Tôi không hề ra lệnh giải tán người biểu tình. Tôi tin rằng đó là một bước kích động có tổ chức nhằm đẩy các cuộc biểu tình hòa bình sang chiều hướng cực đoan - cựu Tổng thống Ukaine đề cập đến biến cố cảnh sát trấn áp đám đông biểu tình ở trung tâm Kiev hôm 30/11/2013. Ông đồng thời nghi ngờ Chánh văn phòng Phủ Tổng thống lúc đó là Serhiy Lyovochkin đứng sau quyết định này. Cựu lãnh đạo Ukraine cũng nói rằng, nếu muốn, ông hoàn toàn có thể lệnh cho cảnh sát “phá tan” người biểu tình ở quảng trường Maidan vào buổi tối 19/2/2014. Nhưng ông không làm vậy vì “điều quan trọng với tôi là tìm kiếm thỏa hiệp và cứu đất nước”.
Kanwa: Cam Ranh là tiền tiêu ngăn Trung Quốc chiếm Biển Đông
(GDVN) - Kanwa nhận định rằng với các vũ khí trang bị mới Việt Nam đầu tư cho Hải quân khiến Việt Nam trở thành "kình địch" đáng gờm nhất của Trung Quốc trên Biển Đông.
Lễ tiếp nhận tàu ngầm Kilo 636 MV do Nga chế tạo của Hải quân Nhân dân Việt Nam, HQ 182 Hà Nội. Ảnh: Quân đội nhân dân. |
Đa Chiều ngày 25/12 đưa tin, tạp chí Bình luận quốc phòng Kanwa xuất bản tại Canada số tháng 1/2015 (xuất bản trước) có bài "Cảng Cam Ranh: Tiền tiêu kiềm chế Trung Quốc". Bài báo này bình luận, Việt Nam đang nỗ lực xây dựng quy mô lớn ở cảng Cam Ranh và quân cảng này sẽ trở thành tiều tiêu ngăn chặn quân Trung Quốc bành trướng xuống phía Nam. Kanwa nói, công trình xây dựng cảng Cam Ranh bắt đầu tăng tốc từ năm 2012, ngoài ra các trận địa khác cũng được thay mới hoàn toàn.
Tạp chí quốc phòng của Canada cho biết, cũng trong năm 2012 Việt Nam đã bố trí ít nhất 2 tiều đoàn tên lửa phòng không mới, mỗi tiểu đoàn được biên chế 6 bệ phóng tên lửa di động. Nhưng theo Kanwa công trình đáng chú ý nhất là căn cứ cho tàu ngầm lớp Kilo 636 MV mua của Nga. Trong năm 2013 Việt Nam đã xây dựng được 4 cầu tàu và 2 chiếc Kilo 636 MV hiện đang neo đậu tại đây. Đến năm 2017 toàn bộ 6 chiếc Kilo 636 MV mà Việt Nam đặt hàng sẽ được Nga bàn giao đầy đủ.
Điểm khác biệt so với những chiếc Kilo 636 mà Nga bán cho Trung Quốc ở chỗ, tàu ngầm Việt Nam được trang bị tên lửa hành trình đối đất 3M-14E. Loại tên lửa này Nga chỉ xuất khẩu cho Algérie, Ấn Độ và Việt Nam, Trung Quốc không có tên trong danh sách. Ngoài ra tàu ngầm Việt Nam sử dụng kính tiềm vọng hồng ngoại nhìn đêm, có khả năng quay phim chụp ảnh trong khi tàu ngầm Trung Quốc chỉ sử dụng kính tiềm vọng quang học loại cũ. Hải quân Việt Nam đã đặt tên cho 6 chiếc tàu ngầm Kilo 636 MV, số hiệu từ HQ182 đến HQ187.
Kanwa bình luận, một khi nổ ra xung đột quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông thì tàu ngầm 2 bên sẽ trở thành lực lượng tiên phong xung kích trong tấn công cũng như phòng thủ. Vì vậy Hải quân Việt Nam đã không ngừng tìm cách cải tiến các thiết bị Sonar của vỏ tàu ngầm 636MV.
Nỗ lực mới nhất hiện đại hóa sức mạnh hải quân của Việt Nam còn bao gồm việc đặt hàng 2 tàu hộ vệ mang tên lửa loại mới với lượng dãn nước 1620 tấn của Hà Lan. Điều này cho thấy Việt Nam đang đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí cho hải quân của mình.
2 chiến hạm cùng loại mà Indonesia mua của Hà Lan được trang bị tên lửa hạm đối hạm của Pháp. Nhưng theo giới phân tích nhiều khả năng Hải quân Việt Nam sẽ trang bị tên lửa hạm đối hạm của Nga cho 2 chiến hạm mới. Ngoài ra có nguồn tin cho rằng Việt Nam đang đàm phán với Pháp về việc mua tên lửa chống hạm Exocet.
Ông Panetta đến thăm cảng Cam Ranh khi còn là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Ảnh: Reuters. |
Về mặt huấn luyện, duy tu và bảo dưỡng, Kanwa cho rằng Việt Nam còn nhận được sự hỗ trợ từ Ấn Độ. Trước đó 2 nước đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác quân sự bởi vì mặc dù nhiệt độ vùng nước, điều kiện thủy văn ở vùng biển tàu ngầm lớp Kilo Ấn Độ hay Việt Nam hoạt động cũng tương tự như điều kiện ở các vùng hoạt động của tàu ngầm Nga, nhưng việc duy tu bảo dưỡng tàu ngầm lâu nay 2 nước vẫn phải phụ thuộc vào Nga.
Nguồn tin nói với Kanwa rằng, quân cảng Cam Ranh hiện đang được cải tạo toàn diện và ngay từ năm 2013 đã xây dựng dược 3 hầm máy bay thông nhau, có thể đặt được 12 chiếc chiến đấu cơ tại đây. Kanwa cho biết, hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy căn cứ Cam Ranh sắp tiếp đón chiến đấu cơ Su-30MK2. Việt Nam đang nhận hàng đợt 2 với 12 chiếc Su-30MK2, đến năm 2015 Việt Nam sẽ có 32 chiếc chiến đấu cơ loại này. Ảnh vệ tinh chụp tháng 3 năm nay cho thấy, căn cứ Cam Ranh sẽ nhận 1 biên đội Su-MK2.
Căn cứ quân sự Cam Ranh của Việt Nam có kết cấu của một vịnh nước sâu, theo Kanwa đây là bình phong thiên nhiên cực tốt. Khoảng cách từ Cam Ranh đến vịnh Á Long trên đảo Hải Nam chỉ có 699 km, cách đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép) 641 km và cách đá Chữ Thập, Gạc Ma, Ga Ven nơi Trung Quốc đang xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) từ 482 đến 618 km cho nên cảng Cam Ranh có vị trí rất tuyệt vời có thể "Đông xuất, Tây tiến".
Kanwa bình luận, một khi cần thiết Việt Nam có thể sử dụng tên lửa đối đất 3M-14E tấn công thẳng vào sào huyệt hải quân Trung Quốc trên vịnh Á Long đảo Hải Nam, nơi đặt căn cứ tàu ngầm và tổng kho dầu của hải quân Trung Quốc.Theo tư liệu công khai, tên lửa 3M-14E có tầm bắn khoảng 280 km nhưng sau khi cải tiến có thể nâng tầm bắn lên khoảng 300 km. Do đó 3M-14E có thể trực tiếp tấn công ngay cả căn cứ của hạm đội Nam Hải, Trung Quốc ở Trạm Giang, Quảng Đông.
Tạp chí này nói rằng, một khi tên lửa 3M-14E rời bệ phóng sẽ nhanh chóng tăng độ cao, sau đó mới hạ thấp độ cao cơ động. Trong khoảng thời gian này nó sẽ được dẫn đường từ vệ tinh, đồng thời cũng có thể chạy theo quán tính để tiêu diệt mục tiêu.Trong khoảng cách vài km cuối cùng trước khi nhắm vào mục tiêu, radar lắp ở đuôi tệ lửa sẽ tự động bật để xác định chuẩn xác mục tiêu trên mặt đất. Phương thức dẫn đường của tên lửa này cho đến hiện nay vẫn là bí mật công nghệ cao của quân đội Nga.
Trung Quốc ngày càng bành trướng sức mạnh quân sự trên Biển Đông, đe dọa các nước láng giềng, leo thang căng thẳng trong khu vực. |
Kanwa nói, tên lửa 3M-14E mà Nga bán cho Việt nam vượt xa loại tên lửa 3M-54E Nga bán cho Trung Quốc với tầm bắn chỉ có 220 km. Trong khi đó những tên lửa 3M-54E được trang bị cho Việt Nam đã có tầm bắn trên 290 km. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sản xuất nhái tên lửa 3M-54E của Nga với tên gọi YJ-18.
Hiện tại, Kanwa cho rằng Việt Nam đã bố trí ít nhất 5 tàu cao tốc lượng dãn nước 540 tấn, mang 4 tên lửa hạm đối hạm P-20 ở Cam Ranh, trong đó tầm bắn của P-20 khoảng 40 km. Ngoài ra tàu cao tốc tàng hình loại mới nhất của hải quân Việt Nam có lượng dãn nước khoảng 600 tấn, mỗi chiếc được trang bị 8 tên lửa hạm đối hạm Kh-35 tầm bắn 130 km. Việt Nam còn trang bị cho Hải quân 4 chiếc tàu cao tốc Lightning của Nga, mỗi chiếc mang 16 quả tên lửa Kh-35 và đang tự đóng 6 chiếc loại này.
Kết luận bài báo Kanwa nhận định rằng với các vũ khí trang bị mới Việt Nam đầu tư cho Hải quân khiến Việt Nam trở thành "kình địch" đáng gờm nhất của Trung Quốc trên Biển Đông, hải quân Trung Quốc tuyệt đối không thể khinh xuất.
Tạp chí Bình luận quốc phòng Kanwa (Hán hòa) được xuất bản tại Canada với 3 ngôn ngữ: Anh, Nhật và Trung Quốc, thường xuyên đề cập đến các tin tức về quân sự, ngoại giao, quốc phòng của Trung Quốc và khu vực Đông Á, được các hãng thông tấn lớn của Mỹ, Anh, Nhật Bản và Trung Quốc thường xuyên trích dẫn.
Bình luận viên nổi tiếng của tạp chí này là Pinkov, tên gốc là Trương Nghị Hoằng (Andrei Chang), quê Vân Nam, dân tộc Choang, tự cho rằng không có "huyết thống Trung Quốc", vì hâm mộ Nguyên soái Liên Xô Zhukov nên đổi tên thành Pinkov.
Pinkov vừa là người sáng lâp kiêm tổng biên tập tạp chí Bình luận quốc phòng Kanwa, đồng thời còn là nhà bình luận quân sự quen thuộc cho các tạp chí quốc phòng khác như Jane's Defence Weekly của Anh, hay Tuần san Châu Á, Nghiên cứu Quân sự...
Bình thường hoá quan hệ Cuba-Mỹ: Nga thật sự yên tâm?
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói: “Tôi không nghĩ Cuba sẽ bị kéo ra xa khỏi Nga”.
Nga yên tâm?
Trả lời cho câu hỏi mối quan hệ chiến lược Nga – Cuba sẽ ra sao trong bối cảnh Mỹ vừa xoá bỏ cấm vận đối với Cuba và Washington vẫn chưa thôi áp lực lên phía Moscow, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói: “Tôi không nghĩ Cuba sẽ bị kéo ra xa khỏi Nga”, theo Itar Tass hôm 25/12.
Ông Lavrov nhấn mạnh: “Chuyến thăm chính thức đến Havana (thủ đô Cuba) gần đây nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin và cuộc gặp gỡ giữa quan chức hai nước về vấn đề hợp tác thương mại và kinh tế đã khẳng định rõ ràng rằng quan hệ chiến lược Nga – Cuba là không lay chuyển được”.
Ngoại trưởng Nga cho biết thêm người Cuba cũng giống như người Nga, họ luôn nhớ những ai đã từng giúp đỡ mình trong lúc khó khăn và không bao giờ mạo hiểm trong các lợi ích cơ sở của mối quan hệ chiến lược.
Quân đội Ukraine sắp tấn công tổng lực Donetsk?
(NLĐO) - Chính quyền Kiev đang chuẩn bị một cuộc tấn công quân sự vào Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) ở miền Đông Ukraine.
Thông tin trên đã được nhà lãnh đạo DPR, ông Alexander Zakharchenko, tiết lộ hôm 25-12.
Ông Zakharchenko nhấn mạnh: “Phía Ukraine đang tiến hành động thái chuẩn bị phá vỡ cuộc đàm phán tại Minsk (Belarus) và khởi động cuộc tấn công tổng lực”.
Phe ly khai ở Đông Ukraine cho rằng chính quyền Kiev đang chuẩn bị một cuộc tấn công quân sự. Ảnh: EPA
Động thái 'lạ' của Ukraine ở miền Đông nói lên điều gì?
Dồn dập tăng quân, đóng cửa sân bay tại các thành phố lớn như Zaporizhia, Kharkiv và Dnipropetrovsk, Kiev khiến người ta lo ngại sẽ tổng tấn công vào miền Đông.
Cuộc chiến cận kề
Hãng TASS, ngày 25/12 dẫn lời người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, ông Alexander Zakharchenko cho rằng chính quyền Kiev đang chuẩn bị một cuộc tấn công quân sự tại khu vực miền Đông Ukraine.
Theo nhận định của ông Zakharchenko, chính quyền Kiev sẵn sàng phá vỡ cuộc đàm phán tại Minsk (Belarus) và phát động một cuộc tấn công tổng lực nhằm vào nước cộng hòa chưa được công nhận này.
Lý giải cho nhận định của mình, ông Zakharchenko cho biết việc chính quyền Ukraine gần đây đóng cửa các sân bay tại các thành phố lớn ở miền Đông như Zaporizhia, Kharkiv và Dnipropetrovsk có liên quan tới chuyện Kiev được nhận viện trợ quân sự từ Phương Tây.
Ông còn cho rằng các trận chiến lớn vẫn đang ở phía trước. Ba sân bay lớn trên đã bị đóng cửa hồi trung tuần tháng 12. Cơ quan dịch vụ hàng không Ukraine thông báo các sân bay này bị đóng cửa vì những lý do an ninh.
Nhật cân nhắc ký hiệp ước hòa bình với Nga
TP - Ngày 25/12, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói với báo giới: “Tại cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Bắc Kinh, chúng tôi đã có cuộc đối thoại mang tính xây dựng và đề cập hàng loạt vấn đề… Tôi dự định tiếp tục làm việc với mục tiêu giải quyết các vấn đề lãnh thổ phía Bắc và ký hiệp ước hòa bình với Nga, trong đó cân nhắc lợi ích quốc gia của cả hai nước”.
Nhật Bản và Nga hiện có tranh chấp khu vực mà Tokyo gọi là vùng lãnh thổ phương Bắc, trong khi Mátxcơva gọi là quần đảo Nam Kuril.
* Thủ tướng tái đắc cử Shinzo Abe ngày 24/12 công bố danh sách nội các mới với thay đổi duy nhất ở chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng.
Theo đó, cựu Cục trưởng Cục Phòng vệ Gen Nakatani thay thế ông Akinori Eto, người mắc vào bê bối quỹ chính trị trước khi bầu cử Hạ viện diễn ra. Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nakatani cho rằng, Nhật Bản nên phát triển năng lực tấn công phủ đầu các căn cứ đối phương khi đối mặt nguy cơ bị tấn công rõ ràng. Thủ tướng Abe chủ trương xây dựng lực lượng an ninh - quốc phòng mạnh mẽ hơn, bao gồm việc thông qua luật mới trong năm 2015. Dự luật cho phép Nhật Bản điều quân ra nước ngoài trợ giúp đồng minh, mở đường cho quân đội Nhật Bản tham chiến ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ Thế chiến II.
Theo Voice of Russia, Yonhap
Ngoại trưởng Sergei Lavrov: ‘Nga không mất Ukraine’
TPO - Quan hệ Nga – Ukraine là không thể chia rẽ. Từ nhiều thế kỷ nay, hai quốc gia đã ràng buộc bởi những giá trị lịch sử, kinh tế, địa lý, văn hóa và văn minh, và trên hết, đó là mối quan hệ gia đình.
Báo Nga: Các lãnh đạo Châu Âu đang “nổi dậy”, phản đối sự trừng phạt của Mỹ với Nga
Một số lãnh đạo các quốc gia Châu Âu, đang có "cái gì đó giống như cuộc nổi dậy" chống lại lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga, cây bút chính luận Mỹ Patrick Smith đã viết như vậy trên tờ báo mạng của Mỹ Salon và được đài Tiếng nói nước Nga dẫn lại.
Ảnh minh họa: Voice of Russia/Burov Vladimir |
Châu Âu tìm lại mình
Nhanh, gọn và tập trung, hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) dưới sự chủ trì của ban lãnh đạo mới là một sự đoạn tuyệt với quá khứ. Tân Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk đã thể hiện quan điểm cứng rắn khi khoanh vùng chương trình nghị sự, rút ngắn thời gian hội nghị sau khi tập trung vào tình đoàn kết và tính mục tiêu.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Nga đòi Mỹ và Ukraine ‘giải trình’ về vụ MH17
(TNO) Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định sớm hay muộn thì Mỹ và Ukraine cũng phải trả lời những câu hỏi liên quan đến cuộc điều tra về vụ tai nạn của chuyến bay mang số hiệu MH17 ở miền đông Ukraine hồi tháng 7 vừa qua, theo Itar-Tass.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov - Ảnh: Reuters |
Vladimir Putin: Từ “Kẻ vô danh” đến “Người quyền lực nhất thế giới” (Phần 2)
Năm 1996, ông Putin có bước tiến quan trọng trong sự nghiệp khi Ngài Tổng thống và cả gia đình chuyển lên Mátxcơva, sau đó ông Putin nhanh chóng trở thành nhà lãnh đạo của FSB- tiền thân là KGB.
Ông Putin đã làm nhiều công việc khi đang ở Mátxcơva trong khoảng 1996-1999, và thậm chí đã trở thành nhà lãnh đạo của FSB. Tháng 6/1998, Tổng thống Nga lúc đó là ông Yeltsin đã chỉ định ông Putin là nhà lãnh đạo của FSB- tiền thân là KGB. Đây là vị trí chỉ dành cho những người thân cận của tổng thống.
Thật thú vị khi ông Putin không thích Mátxcơva do thành phố này mang nhiều nét giống các thành phố Châu Âu.
Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014
Putin: Từ bé trai ở khu ổ chuột đến người đàn ông quyền lực nhất thế giới
Vladimir Putin có thể là một người mà cả thế giới biết đến hiện nay, nhưng ông không có được sức ảnh hưởng đó chỉ qua một đêm. Quyền lực của tổng thống Nga trong suốt những năm qua đã gắn với các từ khóa như điệp viên, xung đột chiến tranh, đầu sỏ chính trị, dầu khí và cả Judo. Tuy nhiên để trở thành một trong những người quyền lực nhất thế giới như bây giờ, ông từng đã có thời là một con người vô danh trong khu phố ổ chuột của Nga.
Vladimir Putin sinh ra tại thành phố Leningrad vào 7/10/1952
Nga tung bằng chứng Ukraine bắn MH17
(TNO) Giới điều tra Nga tuyên bố có bằng chứng mới cho thấy chuyến bay MH17 của Hãng hàng không Malaysia Airlines có thể đã bị máy bay chiến đấu Ukraine bắn rơi ngày 17.7.
Thu gom mảnh vỡ máy bay tại Donetsk, miền đông Ukraine - Ảnh: Reuters |
Nga 'bảo vệ đặc biệt' nhân chứng vụ nghi Su-25 bắn MH-17
Thông tin tiếp theo từ Ủy ban điều tra của Nga cho biết, Moscow đang áp dụng chương trình bảo vệ đặc biệt cho nhân chứng vụ MH17 bị rơi.
- Tiết lộ sốc: Danh tính phi công Ukraine nghi bắn rơi MH17?
- Nga vào cuộc làm rõ nghi vấn Su-25 Ukraine bắn MH17
Bảo vệ đặc biệt 'Alexander'
Các nhà điều tra thuộc Ủy ban điều tra Nga tuyên bố, họ đã thực hiện chương trình “bảo vệ đặc biệt” đối với quân nhân Ukraine cung cấp bằng chứng xác nhận máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị rơi trên không phận Donetsk ngày 17/7 vừa qua có thể bị tiêm kích Su-25 của Không quân Ukraine bắn hạ.
Cuộc điều tra được bắt đầu từ những thông tin trên tờ Komsomolskaya Pravda (KP) về một quân nhân Ukraine làm việc tại sân bay quân sự Aviatorskoye ở Dnepropetrovsk đào tẩu sang Nga và cung cấp những thông tin chấn động về chuyến xuất kích đáng ngờ của một chiếc cường kích Su-25 của Ukraine.
Nhân chứng mang biệt danh “Alexander” khẳng định trong buổi chiều chiếc Boeing 777 của Malayssia Airlines bị bắn rơi, 3 chiếc máy bay chiến đấu Ukraine đã xuất kích từ sân bay đi đánh phá các khu vực thuộc quyền kiểm soát của lực lượng ly khai, trong đó có 1 chiếc cường kích Su-25.
Thông tin đặc biệt mà anh này cung cấp chính là chiếc Su-25 được trang bị tên lửa không đối không R-60. Đây là một điều bất bình thường bởi từ trước đến nay, các máy bay chiến đấu Ukraine chỉ mang bom đạn đi oanh tạc chứ không lắp đặt loại tên lửa này, bởi lực lượng ly khai không có máy bay chiến đấu.
Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014
Ukraina công khai “tuyên chiến” nước Nga
(PetroTimes) - Quyết định vứt bỏ tấm khiên “quốc gia trung lập” của Ukraina được coi như một lời “tuyên chiến” công khai nhằm vào nước Nga.
Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko với bản Hiệp định liên kết với EU trong phiên họp quốc hội tại thủ đô Kiev ngày 16/9
Ai ác độc và khát máu?
(PetroTimes) - Lại thêm một tiếng nói từ phương Tây cất lên cáo buộc chính quyền các nước Âu-Mỹ phát động chiến tranh tại Ukraina. “Hãy quên đi Putin "ác độc", chính chúng ta đã châm ngòi cho chiến tranh”.
Bài báo của Peter Hitchens trên Daily Mail
Putin tự tin chơi đẹp giữa cuộc cấm vận
Quan hệ quốc tế) - Kiev đã bị EU bỏ rơi. Giữa muôn trùng vây siết, Tổng thống Nga vẫn kiên quyết tương trợ miền Đông và bảo vệ Crimea
- EU không muốn là 'át chủ bài' trong đối đầu Mỹ-Nga
- Nga-Mỹ-EU mải đấu đá, để TQ thừa cơ vươn vòi bạch tuộc
Thế khó của Nga
Nước Nga bước vào Giáng Sinh với tâm trạng không vui. Năm mới, nước Nga sẽ phải đối mặt với những việc suy thoái của nền kinh tế. Đồng ruble của Nga chắc chắn sẽ không thể khởi sắc trong vài tháng tới. Sự mất giá của đồng tiền kéo theo hàng loạt hệ lụy cho nền kinh tế.
Bất chấp việc các lãnh đạo nhà nước mạnh dạn tuyên bố đã đủ sức đối đầu với mọi tình huống xấu của nền kinh tế, thì sự thật vẫn hiển nhiên bày ra trước mắt.
Daily Mail: Không phải Putin, chính Mỹ-EU đã châm ngòi chiến tranh
(Tin tức 24h) - Tác giả Peter Hitchens vừa viết trên tờ Daily Mail của Anh rằng: "Hãy quên đi Putin ‘ác độc’, chính chúng ta mới là kẻ hiếu chiến, khát máu".
Nhà báo Anh phản đối Mỹ và châu Âu trên Daily Mail
Ngay trên tiêu đề một bài báo trên tờ Daily Mail của Anh, ông Peter Hitchens đã viết rằng: “Hãy quên đi Putin ‘ác độc’, chính chúng ta đã châm ngòi cho chiến tranh” và cho biết, ông có ấn tượng rằng xung quanh mình toàn là những kẻ khao khát một cuộc chiến với nước Nga.
Khả năng Cơ quan An ninh Ukraine dính líu tới vụ MH-17
Hãng tin Tass dẫn nguồn tin cậy của một
trong các cơ quan có thẩm quyền Nga cho rằng thảm họa máy bay Boeing-777 của
Malaysia trên bầu trời Donbass có thể là hậu quả hành động của đặc vụ
Ukraine.
Lực lượng cứu hộ làm việc tại hiện
trường máy bay rơi. THX/ TTXVN.
|
Nga tố Mỹ bí mật tìm cách lật đổ Tổng thống Syria
Ngày 22/11, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho
rằng chiến dịch chống lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) do Mỹ đứng đầu
đang diễn ra ở Syria có thể là một chiêu bài nhằm bí mật lật đổ chế độ của Tổng
thống Syria Bashar al-Assad.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Ảnh: AFP/ TTXVN
|
Ông Yanukovych cáo buộc CIA gây đổ máu ở đông Ukraine
Tổng thống bị lật đổ của Ukraine, ông Viktor
Yanukovych, ngày 13/4 đã cáo buộc CIA đứng đằng sau quyết định của chính quyền
lâm thời tại Kiev về việc triển khai quân đến khu vực miền đông, nơi đang diễn
ra các cuộc biểu tình căng thẳng.
Phát biểu trên một kênh truyền hình nhà nước Nga ngày 13/4, ông Yanukovych cho rằng Giám đốc CIA John Brennan đã gặp giới lãnh đạo lâm thời của Ukraine và "trên thực tế họ đã vi phạm việc sử dụng vũ khí và gây đổ máu. Mỹ phải chịu một phần trách nhiệm gây ra cuộc nội chiến tại quốc gia Đông Âu này”.
Phát biểu trên một kênh truyền hình nhà nước Nga ngày 13/4, ông Yanukovych cho rằng Giám đốc CIA John Brennan đã gặp giới lãnh đạo lâm thời của Ukraine và "trên thực tế họ đã vi phạm việc sử dụng vũ khí và gây đổ máu. Mỹ phải chịu một phần trách nhiệm gây ra cuộc nội chiến tại quốc gia Đông Âu này”.
Ông Viktor Yanukovych. Ảnh:
Itar-tass
|
Mỹ giật dây đảo chính ở Ukraine để trả đũa Nga về Syria’
Mỹ đứng sau vụ đảo chính tại Kiev hồi tháng 2
vừa qua, nhằm trả đũa quan điểm của Moskva trong vấn đề Syria.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Kommersant (Nga) mới đây, George Friedman, nhà sáng lập, đồng thời là Giám đốc điều hành (CEO) mạng tình báo toàn cầu Stratfor nói rằng: Mỹ đã giật dây đảo chính lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych và đây là cuộc đảo chính “công khai” nhất trong lịch sử.
Theo Friedman, Mỹ quyết định hành động ngay sau khi nhận thấy Nga thu được những thành công ở Trung Đông – khu vực then chốt đối với Mỹ. Washington e ngại, Moskva có thể gây ảnh hưởng tới mọi diễn tiến tại khu vực này. Nga được xem là một trong những thách thức đối với Mỹ tại Trung Đông và các bước đi của Moskva có thể làm phương hại tới lợi ích của Mỹ. Những sự kiện ở Ukraine vì thế cần phải được đặt trong bối cảnh này, ông Friedman nhấn mạnh.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Kommersant (Nga) mới đây, George Friedman, nhà sáng lập, đồng thời là Giám đốc điều hành (CEO) mạng tình báo toàn cầu Stratfor nói rằng: Mỹ đã giật dây đảo chính lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych và đây là cuộc đảo chính “công khai” nhất trong lịch sử.
Theo Friedman, Mỹ quyết định hành động ngay sau khi nhận thấy Nga thu được những thành công ở Trung Đông – khu vực then chốt đối với Mỹ. Washington e ngại, Moskva có thể gây ảnh hưởng tới mọi diễn tiến tại khu vực này. Nga được xem là một trong những thách thức đối với Mỹ tại Trung Đông và các bước đi của Moskva có thể làm phương hại tới lợi ích của Mỹ. Những sự kiện ở Ukraine vì thế cần phải được đặt trong bối cảnh này, ông Friedman nhấn mạnh.
Ông George Friedman, CEO của
Stratfor. Ảnh: AP
|
Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014
Su-25 của Ukraine bắn rơi MH-17?
(NLĐO) – Các nhà báo của nhật báo Nga Komsomolskaya Pravda (thành lập năm 1925) đã tìm được nhân chứng bí ẩn - người khẳng định chiếc máy bay MH-17 của Malaysia bị 1 chiến đấu cơ Su-25 của Ukraine bắn rơi ở Donetsk, Đông Ukraine, chiều 17-7.
Theo đó, vào ngày này, sau khi 2 máy bay chiến đấu của Ukraine bị bắn hạ trong khu vực xảy ra chiến sự, viên phi công của chiếc thứ ba đã hốt hoảng bắn tên lửa không đối không vào chiếc máy bay dân dụng MH-17 xấu số.
Hiện trường máy bay MH-17 rơi. Ảnh: IBN
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)