CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Mỹ thừa nhận F-35 và F-22 bất lực trước Nga - Trung

Theo The National Interest, việc Mỹ phát triển chiến đấu cơ thế hệ 6 F/A-XX chỉ để khắc chế dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 của Nga và Trung Quốc.

Thông tin này được The National Interest dẫn lời chuyên gia quân sự Dave Majumdar đăng tải ngày 14/4 cho biết, cụ thể tiêm kích F/A-XX được nghiên cứu và sản xuất chỉ với mục đích duy nhất nhằm khắc chế các dòng máy bay chiến đấu thế hệ 5 PAK FA và J-20.
Mặc dù vậy, The National Interest không hề tiết lộ thông tin về dòng tiêm kích thế hệ 6 của Mỹ. Tuy nhiên, việc phát triển F/A-XX là không dễ dàng khi cần kết hợp nhiều đặc tính cho phép máy bay vừa ưu thế trên không, lại mang được khối lượng vũ khí lớn để thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Đồ họa tiêm kích F/A-XX của Mỹ.
Đồ họa tiêm kích F/A-XX của Mỹ.
Với xu hướng phát triển vũ khí hiện tại, chuyên gia Dave Majumdar cho biết, hướng phát triển F/A-XX sau này có thể tập trung vào khả năng áp chế phòng không, thay vì nhiệm vụ không đối đất đơn thuần như hiện nay.
Ông D. Majumdar nhận định, để mang được nhiều vũ khí, F/A-XX cần có khoang chứa vũ khí lớn làm tăng thể tích máy bay, trong khi vẫn phải đảm bảo khả năng tàng hình.
Nếu thiết kế theo hướng này, việc các máy bay chiến đấu tương lai sử dụng nguyên tắc khí động “cánh bay” (không sử dụng cánh đuôi), nhưng thiết kế dạng này lại không thể bố trí khoang vũ khí dọc theo chiều dài thân máy bay để đảm bảo máy bay có thể hoạt động tốt ở dải tốc độ siêu âm.
Ngoài ra, máy bay cũng cần có kết cấu thân thuôn dài, điều này đặt ra vấn đề kỹ thuật lớn chưa từng có tiền lệ trong các chương trình phát triển máy bay chiến đấu trong quá khứ.
Việc Mỹ loay hoay phát triển tiêm kích thế hệ 6 nhằm đối phó với dàn tiêm kích thế hệ 5 của Nga và Trung Quốc cho thấy người Mỹ hiện đang 'bất lực' trong biện pháp đối phó với tiêm kích PAK FA (Nga) và J-20 của Trung Quốc.
Vấn đề này đã được ông D. Majumdar nhận định, mặc dù chưa được trang bị chính thức và đụng độ thực chiến, nhưng tính năng của máy bay PAK FA và J-20 có nhiều điểm ưu việt hơn so với dòng máy bay F-35 và F/A-18 của Mỹ. Hiện chỉ có F-22 được nhận định có đủ khả năng đương đầu với các đối thủ cùng thế hệ của Nga và Trung Quốc.
“Chúng ta có thể thấy các công nghệ được tích hợp trên máy bay PAK FA và J-20 rõ ràng họ đã có bước tiến công nghệ dài. Ưu thế công nghệ vượt trội của Mỹ đang dần bị bắt kịp”, ông D. Majumdar thừa nhận.
Ông D. Majumdar cũng đã chỉ ra một vài lĩnh vực các máy bay Nga và Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ và nhấn mạnh rằng đây chính là những vấn đề Lầu Năm Góc cần khắc phục trong thế hệ máy bay mới.
Khả năng bay ở tốc độ siêu âm là điều mà J-20 đang tỏ ra nhỉnh hơn so với máy bay Mỹ. J-20 có thể có tăng tốc đến tốc độ siêu âm mà không cần sử dụng thùng chất đốt phụ, điều cho phép chiếc máy bay có thể dành thêm nhiên liệu vào quá trình phóng tên lửa, theo nhận xét của một chuyên gia quân sự.
“Nếu gặp phải một chiếc J-20 có thể bứt tốc cực nhanh lên mức độ siêu âm và lộn vòng để tấn công ngược trở lại, sẽ rất khó để các chiến đấu cơ cận âm có thể sống sót”, vị chuyên gia này cho biết. Ngoài ra, do là một máy bay tấn công nên khả năng thực hiện các nhiệm vụ không đối không cũng có thể được cho là một vấn đề cần chú ý.
Ngọc Hòa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét