CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Phương Tây chơi lại đòn bên miệng hố chiến tranh với Nga

Chiến lược bên miệng hố chiến trang của Nga đã được NATO đáp trả mạnh mẽ với các biện pháp tổng lực.

Tập trận bên lằn ranh đỏ
Hãng RT (Nga) dẫn nguồn tin từ Cơ quan chỉ huy lực lượng thuỷ quân lục chiến NATO (MARCOM) tuyên bố, 6 chiến hạm của NATO đã tiến vào Biển Đen vào hôm 4/3 nhằm tham gia các bài tập trận với hải quân của các nước Bulgari, Romania và Thổ Nhĩ Kì.
Theo nguồn tin, 6 chiến hạm tham gia tập trận trực thuộc Lực lượng Thuỷ quân lục chiến phản ứng nhanh số 2 của NATO (SNMG2), đơn vị được điều hành bởi Chuẩn Đô đốc Brad Williamson.
SNMG2 hiện bao gồm tàu tuần dương USS Vicksburg của Mỹ, tàu HMCS Fredericton của Canada, tàu TCG Turgutreis của Thổ Nhĩ Kì, tàu FGS Spessart của Đức, tàu ITS Aliseo của Ý và tàu ROS Regina Maria của Mỹ.
Tàu tuần dương USS Vicksburg của Mỹ - một trong 6 chiến hạm của NATO vừa tiến vào Biển Đen.
Tàu tuần dương USS Vicksburg của Mỹ - 1 trong 6 chiến hạm của NATO vừa tiến vào Biển Đen.
Đô đốc Williamson viết trên trang mạng của MARCOM: “Các bài diễn tập với các đồng minh NATO trên Biển Đen sẽ chuẩn bị cho chúng tôi khả năng thực hiện bất kì nhiệm vụ nào yêu cầu sức mạnh tự vệ tập thể của NATO. Chúng tôi ở đây bởi lời mời của chính phủ Bulgari, Romania và Thổ Nhĩ Kì và mong rằng có thể tăng cường khả năng tác chiến với hải quân của họ”.
Cuộc tập trận bao gồm các bài diễn tập chống không kích và chống tàu ngầm, đối phó với các đợt tấn công từ tàu chiến nhỏ và điều khiển phối hợp giữa các tàu.
Việc triển khai tàu chiến NATO đến Biển Đen là hoạt động đã được lên kế hoạch và hoàn toàn tuân theo luật pháp quốc tế. Các tàu tập trận sẽ rời vùng biển này và đi về Địa Trung Hải vào cuối tháng 3, MARCOM cho hay.
Tuy nhiên, trong khi NATO đang tiến hành tập trận thì Nga đã lấy chính 6 chiến hạm của lực lượng này làm mục tiêu giả định cho cuộc tập trận diễn ra đồng thời trên Biển Đen.
Hãng TASS dẫn nguồn tin quân sự thuộc căn cứ hải quân Sevastopol cho biết, các máy bay chiến đấu Su-30M2 mới nhất và máy bay cường kích Su-24 của Nga đã sử dụng hai chiếc tàu chiến của NATO đang hoạt động tại Biển Đen để luyện tập kỹ năng thâm nhập vào hệ thống phòng không của đối phương.
“Rõ ràng, thủy thủ của những chiếc tàu chiến này đang tiến hành các cuộc diễn tập đẩy lùi các cuộc tấn công từ những chiếc máy bay chiến đấu của chúng tôi. Nhưng việc này đã tạo cơ hội cho phi công của chúng tôi có được kinh nghiệm trong việc cơ động và tiến hành trinh sát trên không cả ở trong và ngoài phạm vi tác chiến của các hệ thống phòng không”, nguồn tin cho biết.
Ngoài ra, các máy bay chiến đấu Nga còn giám sát những hoạt động trên 2 chiếc tàu chiến là tàu tuần dương USS Vicksburg của Mỹ và khinh hạm TCG Turgutreis của Thổ Nhĩ Kỳ, đang triển khai tại khu vực tây nam Biển Đen.
“Phi công của chúng tôi đã theo dõi hành trình của các tàu chiến NATO và giám sát nhiệm vụ mà chúng đang thực hiện trong quá trình hoạt động tại đây”, nguồn tin cho biết thêm.
Trong khi đó Lenta dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tối 5/3, hơn 2.000 binh sĩ và 500 đơn vị vũ khí đã được huy động vào cuộc tập trận phòng không quy mô lớn ở miền Nam Liên bang Nga.
Cuộc tập trận kéo dài hơn 1 tháng, tập trung ở vùng liên bang Bắc Caucasus và vùng liên bang phía Nam. Đáng chú ý, binh sĩ và khí tài quân sự thuộc các căn cứ của Nga ở Armenia, Abkhazia, nam Ossetia và đặc biệt là ở Crimea, bán đảo mà Nga sáp nhập từ Ukraine, sẽ tham gia vào cuộc tập trận này.
Cũng trong ngày 5/3, khoảng 700 binh sĩ thuộc hạm đội Baltic đã tham gia tập trận pháo binh tại các căn cứ huấn luyện ở Kaliningrad, vùng lãnh thổ bên bờ biển Baltic của Nga.
Tiêm kích Su-30M2 trong một cuộc tập trận.
Tiêm kích Su-30M2 trong một cuộc tập trận.
Chiến lược Nga đưa Bắc Mỹ đến “bên miệng hố chiến tranh”
'Cách mạng màu' chống Nga trên toàn cầu
Trong một bài viết của mình, tờ “Global Research” của Canada bình luận rằng, mục tiêu chính của Tổng thống Mỹ Barack Obama là làm suy yếu Nga bằng mọi giá bởi... ông ghét Moscow, chính sách của ông không chỉ đối với Ukraine mà còn đối với Syria, Iran và các quốc gia khác đều phục vụ mục tiêu chính đó.
Theo tờ báo Canada, Mỹ “bị ám ảnh” bởi ý muốn lật đổ chế độ Assad bởi Bashar al-Assad là một đồng minh của Nga, vì thế không phải ngẫu nhiên mà họ cho phép các loại vũ khí hiện đại lọt vào tay các phần tử cực đoan đang chiến đấu trong hàng ngũ "Nhà nước Hồi giáo" (IS) ở Syria.
“Global Research” viết, mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại của ông Obama là giành thắng lợi trong cuộc chiến chống Nga chứ không phải chống chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo. Các vụ không kích của Mỹ vào các vị trí của IS tại Iraq sẽ chỉ dẫn đến việc mở rộng lãnh thổ do tổ chức cực đoan này kiểm soát .
Tờ báo này phân tích, Syria là chìa khóa để có khả năng thay thế Nga với tư cách nước chính cung cấp khí đốt cho châu Âu. Quốc gia này là trở ngại duy nhất không cho phép xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Qatar qua Saudi Arabia, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ đến EU.
Việc thực hiện một dự án như vậy sẽ cho phép Qatar cạnh tranh với Nga trên thị trường khí đốt lớn nhất thế giới là thị trường châu Âu.
Tờ “Global Research” tiết lộ rằng, trước đây ông Obama đã ủng hộ tổ chức "Anh em Hồi giáo" do Qatar tài trợ, nhưng, tổ chức này đã hoạt động không hiệu quả ở Syria nên hiện nay Hoa Kỳ quay sang hỗ trợ cho "Nhà nước Hồi giáo" IS, nằm dưới sự bảo trợ của Saudi Arabia.
Tuy nhiên, như tờ “Global Research” nhận xét, trong trường hợp chế độ Assad bị lật đổ, vấn đề tiếp theo mà Hoa Kỳ phải giải quyết có thể là Thổ Nhĩ Kỳ, bởi vì Ankara đã đạt được thỏa thuận với Moscow về trung chuyển cung cấp khí đốt Nga sang châu Âu.
Nếu nói về chính sách của Mỹ đối với Iran, thì Ngoại trưởng John Kerry trong quá trình đàm phán với Tehran có thể tìm cách cung cấp khí đốt của nước này cho châu Âu. Ông Obama sẽ nhượng bộ trong vấn đề hạt nhân trong các cuộc họp của nhóm P6+1 nhằm đạt được mục đích cuối cùng của mình.
Tờ “Global Research” nhận xét rằng, nếu Iran theo Mỹ chống lại Nga thì điều đó sẽ làm thay đổi các quy tắc của trò chơi. Tuy nhiên, cuộc "cách mạng màu" kiểu như ở Ukraine không giúp gì để đạt được mục tiêu này và Israel sẽ tích cực chống lại bất kỳ thỏa thuận với Iran.
Có 'dấu vân tay Ukraine' trong vụ ám sát ông Boris Nemtsov?
Dùng tình hình Ukraine áp sát Nga
Hãng RT dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov, NATO đang dùng khủng hoảng Ukraine làm "quân bài" để tiến sát biên giới Nga và đồng thời cho rằng các hoạt động của NATO đã được mở rộng đáng kể trong thời gian gần đây.
Trước hành động của NATO, ông Anatoly Antonov cho rằng các nước NATO đang bỏ qua hoàn toàn các quy tắc ngoại giao. "Chúng tôi nhận thấy rằng các quốc gia thành viên của NATO đang sử dụng tình hình ở miền Đông Ukraine như là một cái cớ để loại bỏ các công ước ngoại giao để tiến lên phía trước gần sát biên giới Nga".
Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Những gì NATO đang làm hoàn toàn không xứng với những thứ mà NATO rêu rao về sự gia tăng hoạt động của các lực lượng quân sự của Nga gần biên giới Ukraine. "Các hoạt động của NATO lớn hơn của Nga gấp nhiều lần".
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng các hành động của NATO chẳng đủ để gọi là mối đe dọa đến An ninh của Nga. Tất cả những hành động của NATO chỉ để kiềm chế Nga và trừng phạt Nga vì dám không "chơi" theo luật của phương Tây đưa ra.
"Thay vì đoàn kết sức mạnh để chống lại cái ác, tồi tệ nhất trong số đó là chủ nghĩa khủng bố thì các quốc gia phương Tây lại tạo ra những chia rẽ mới, cố gắng để tạo ra những phương án ngăn chặn phát triển và chống lại các nước không được hoan nghênh. Ngày nay, Nga đã trở thành mục tiêu", ông Antonov cho biết.
Các hoạt động khiêu khích của NATO áp sát biên giới Nga gần đây được nhắc tới như cuộc tập trận lớn tại các nước Đông Âu và tập trận hải quân tại Biển Đen. Ngày 4/3, tàu chiến của Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Ý, Canada và Romania bắt đầu các cuộc tập trận tại Biển Đen.
Và trước đó không lâu là cuộc diễu binh của NATO tại Estonia - nơi chỉ cách Nga đúng 300m.
Tuấn Vũ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét