Mỹ khai hỏa tấn công Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria. Nga cảnh báo về những toan tính chính trị trong kế hoạch tấn công IS của Mỹ. Tổng thống Ukraine tiếp tục nhượng bộ quân ly khai miền Đông...
Malaysia:
*Tham mưu trưởng Jonathan W. Greenert cho biết Hải quân Mỹ đang có kế hoạch đưa máy bay trinh sát tầm xa P-8A Poseidon tới Malaysia nhằm kiểm soát mọi động thái của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tuy nhiên, động thái này đã vấp phải sự phản đối của tổ chức phi chính phủ "Youth Solidarity Malaysia". Bởi tổ chức này cho rằng việc Mỹ triển khai các máy bay P-8A sẽ hủy hoại thanh danh của Malaysia khi là một thành viên của "Phong trào không liên kết".
Máy bay trinh sát tầm xa P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ. |
*Người đứng đầu hãng hàng không Kiwi Airlines, Ewan Wilson đưa ra giả thuyết cho rằng cơ trưởng lái chuyến bay xấu số MH370 đã quyết định tự sát sau khi tắt hệ thống cung cấp oxy trên máy bay.
Chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích từ hôm 8/3 mà không để lại bất cứ dấu tích nào. |
Theo ông Wilson, phi cơ trưởng lái MH370, ông Zaharie Ahmad Shah đã ở trong khoang lái và khóa trái cửa không cho lái phụ vào trong. Sau đó, ông hạ áp suất trên máy bay và tắt toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc trước khi lái máy bay quay đầu trở lại, Daily Mail đưa tin hôm 15/9.
Nhà nước Hồi giáo:
*Telegraph dẫn lời một quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, hôm 15/9, các chiến đấu cơ nước này đã tổ chức một cuộc không kích gần Baghdad và một vụ gần núi Sinjar, phía bắc Iraq trong vòng 24 giờ qua.
Các tay súng IS diễu hành trên đường phố thành phố phía bắcMosul, Iraq hồi tháng Sáu. |
Hồi tháng trước, Washington đã phát động chiến dịch không kích tiêu diệt IS tại khu vực phía bắc Iraq. Tuy nhiên, thông báo hôm 15/9 về việc các chiến đấu cơ của Mỹ tấn công những mục tiêu được xác định là nơi trú ẩn của phiến quân IS gần Baghdad là dấu hiệu cho thấy Mỹ quyết tâm mở rộng chiến dịch truy quét lực lượng khủng bố này.
*Phát biểu tại Hội nghị Paris bàn về vấn đề Nhà nước Hồi giáo ở Iraq ngày 15/9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, không có những thứ như “khủng bố tốt”, và kêu gọi các quốc gia khác không nên thể hiện tham vọng chính trị của họ khi chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. |
Phát biểu của ông ám chỉ việc Mỹ quyết định không kích nhắm vào Syria, trong khi lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS hiện đang tập trung ở Iraq.
*Kênh truyền hình địa phương Al-Sumar ngày 16/9 đưa tin các chiến binh của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã sử dụng vũ khí hóa học tại một thành phố của Iraq, cách thủ đô Baghdad 80 km về phía Bắc.
Theo kênh truyền hình Rossia 24, các phần tử Hồi giáo cực đoan đã pháo kích khu vực đông dân bằng đạn chứa clo làm hàng chục người bị trúng khí độc phải nhập viện. Hiện chưa có thông báo về số người thiệt mạng.
*Lãnh tụ tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei nói rằng ông đã khước từ những yêu cầu của chính quyền Obama muốn Iran giúp đỡ chống lại những kẻ chủ chiến Nhà nước Hồi giáo tại Iraq.
Tuy nhiên, Các quan chức Mỹ nói rằng không có sự phối hợp quân sự nào với Iran nhưng Washington để ngỏ khả năng thương thuyết trong tương lai chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo.
Ukraine:
*Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm thứ Hai (16/9) đã đề xuất một loạt các nhượng bộ lớn để tìm kiếm sự kết thúc cho cuộc nội chiến với quân ly khai miền đông, tìm kiếm hoà bình cho đất nước.
Vẫn chưa thể kết thúc cuộc nội chiến ở miền đông Ukraine. |
Theo The Washington Post đưa tin, ông Poroshenko đã đề xuất một lệnh ân xá rộng rãi và tình trạng tự trị đặc biệt đối với vùng lãnh thổ mà quân ly khai chiến đóng. Đề xuất này cũng bao gồm các biện pháp bảo vệ ngôn ngữ Nga, cho phép các khu vực do ly khai kiểm soát bầu cử toà án riêng, lực lượng cảnh sát riêng và cho phép thắt chặt mối quan hệ sâu sắc với Nga trong khi vẫn là một phần lãnh thổ của Ukraine.
*Mỹ có thể rút lại lệnh trừng phạt kinh tế mới nhất đối với Nga nếu thoả thuận ngừng bắn Minsk được tuân thủ nghiêm chỉnh ở miền đông Ukraine, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Marie Harf phát biểu vào hôm 15/9.
“Nếu Nga thực hiện đúng thoả thuận đã được kí ở Minsk vào hôm 5/9, nhiều khả năng Mỹ sẽ rút lại lệnh trừng phạt mới được đưa ra vào tuần trước. Tuy nhiên, nếu tình hình Ukraine leo thang, nhất định Mỹ tăng cường các biện pháp răn đe mới”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Marie Harf cho biết.
Bà Harf cho rằng lệnh ngừng bắn ở đông nam Ukraine đang đối mặt với nguy cơ đổ vỡ mấy ngày qua do việc quan sát viên OSCE bị tấn công khi đang làm nhiệm vụ hoặc pháo kích gần sân bay Donetsk.
Châu Á:
*Trong bài bình luận mới đây, hãng tin AP (Mỹ) cho rằng, việc một vài quốc gia châu Á đẩy mạnh năng lực quân sự quốc gia không nằm ngoài mục đích đề phòng và ngăn chặn sự hung hăng và hiếu chiến của Trung Quốc trong cuộc chiến giành chủ quyền tại những vùng biển đang xảy ra tranh chấp tại Đông Á.
Các quốc gia châu Á tăng ngân sách quốc phòng nhằm ngăn chặn sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc. |
Theo AP nhận định, để đề phòng sự hung hăng của Trung Quốc, Việt Năm đã tăng gần gấp đôi chi tiêu quân sự, chính phủ Nhật Bản đề xuất khoản ngân sách quốc phòng cao kỷ lục và Philippines xây dựng hải quân hiện đại.
Mỹ:
*Chính quyền Tổng thống Barack Obama bất ngờ phản ứng mạnh mẽ với cuộc khủng hoảng dịch bệnh Ebola ở Tây Phi bằng việc đưa 3.000 nhân viên quân sự , đồng thời tiến hành một chiến dịch hỗ trợ có trị giá lên đến 500 triệu USD tới khu vực này.
Mỹ đang cố gắng thể hiện vai trò dẫn đầu trong quá trình chống chọi lại dịch bệnh Ebola ở châu Phi. |
*Một quan chức Mỹ hôm 15/9 cảnh báo, quân đội Mỹ sẽ tấn công hệ thống phòng không của Syria nếu quân đội Syria "đụng đến" các máy bay Mỹ đang thực hiện chiến dịch không kích tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo bên trong lãnh thổ Syria.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét