(Chinhphu.vn) - Chiều 5/9, tại Thủ đô Minsk (Belarus) bốn bên gồm: Đại diện của Ủy ban hợp tác và an ninh châu Âu (OSCE), Nga, Ukraine và lực lượng ly khai ở vùng Donbass đã cùng đặt bút ký vào bản thỏa thuận ngừng bắn bao gồm 12 điểm. Tuy nhiên, tại Brussels (Bỉ), EU cũng gần như ngay lập tức tuyên bố sẽ tiếp tục áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga.
Dường như Nga và phương Tây đều đã bắt đầu cảm nhận được lằn ranh đỏ mà tốt nhất là không bên nào nên vượt qua nó - Ảnh minh họa (nguồn: DPA)
|
Tại sao EU vẫn muốn tiếp tục trừng phạt Nga mặc dù chính Tổng thống V.Putin đã đưa ra đề xuất 7 điểm nhằm chấm dứt đổ máu? Và tại sao dù quyết định trừng phạt đã được EU “khai hỏa” nhưng văn bản cụ thể vẫn chưa có hiệu lực?
Lưỡng lự trước lằn ranh đỏ
Từ cuối tháng 8 đến nay, lực lượng nổi dậy đang dần chiếm ưu thế so với quân đội Kiev tại Donbass. Cục diện thay đổi khiến cảng biển Mariupol cũng đang có nguy cơ rơi vào tay lực lượng nổi dậy. Đây gần như là cảng biển duy nhất có khả năng tiếp nhận than từ Australia về để trong trường hợp xấu sẽ thay thế cho khí đốt nếu Nga cắt hẳn nguồn cung vào những ngày lạnh giá sắp tới. Mặc dù Ukraine trước đây là nước xuất khẩu than, nhưng nay do chiến sự, nguồn khai thác và cung cấp tại Donbass đã bị cắt đứt.
Trong suốt 23 năm kể từ khi tuyên bố giành độc lập đến nay, quân đội Ukraine đã 16 lần thay Bộ trưởng và 18 lần thay Tổng tham mưu trưởng. Điều đó phần nào cho thấy điểm yếu của quân đội Ukraine. Tất cả các loại vũ khí hạng nặng mà quân đội Kiev sử dụng, như máy bay, xe tăng, tên lửa… đều đã từng bị lực lượng ly khai tiêu diệt. Cuộc chiến càng kéo dài thì càng làm cho Kiev phải đương đầu với muôn vàn khó khăn. Kinh tế suy thoái, theo dự báo năm nay GDP của Ukraine có thể sẽ giảm khoảng 7% so với năm 2013. Khoản vay 3 tỷ USD của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã bắt đầu phải trả. Cụ thể, trong tháng 9 này Kiev sẽ phải thanh toán cho IMF 191,8 triệu USD, tháng 10 là 239 triệu và cứ như vậy con số này cứ tiếp tục gia tăng… Khó khăn chồng khó khăn. Cuộc bầu cử quốc hội (Rada) thì đang cận kề. Theo kết quả điều tra do Viện nhiên cứu xã hội phối hợp với Trung tâm điều tra xã hội của Ukraine tiến hành thì có tới 57% ý kiến yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức, 33% ủng hộ tiếp tục cuộc chiến giành lại Donbass, số còn lại không bày tỏ chính kiến về việc này. Kết quả này cho thấy nếu tiếp tục cuộc chiến thì đảng phái của Tổng thống P.Poroshenko rất có thể sẽ khó giành chiến thắng trong cuộc đua giành ghế tại Rada sắp tới. Chính vì thế, khi Tổng thống Nga V.Putin đưa ra đề xuất 7 điểm để ngừng bắn thì dường như phía Kiev đã rơi vào thế khó có thể chối từ.
Trong suốt 23 năm kể từ khi tuyên bố giành độc lập đến nay, quân đội Ukraine đã 16 lần thay Bộ trưởng và 18 lần thay Tổng tham mưu trưởng. Điều đó phần nào cho thấy điểm yếu của quân đội Ukraine. Tất cả các loại vũ khí hạng nặng mà quân đội Kiev sử dụng, như máy bay, xe tăng, tên lửa… đều đã từng bị lực lượng ly khai tiêu diệt. Cuộc chiến càng kéo dài thì càng làm cho Kiev phải đương đầu với muôn vàn khó khăn. Kinh tế suy thoái, theo dự báo năm nay GDP của Ukraine có thể sẽ giảm khoảng 7% so với năm 2013. Khoản vay 3 tỷ USD của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã bắt đầu phải trả. Cụ thể, trong tháng 9 này Kiev sẽ phải thanh toán cho IMF 191,8 triệu USD, tháng 10 là 239 triệu và cứ như vậy con số này cứ tiếp tục gia tăng… Khó khăn chồng khó khăn. Cuộc bầu cử quốc hội (Rada) thì đang cận kề. Theo kết quả điều tra do Viện nhiên cứu xã hội phối hợp với Trung tâm điều tra xã hội của Ukraine tiến hành thì có tới 57% ý kiến yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức, 33% ủng hộ tiếp tục cuộc chiến giành lại Donbass, số còn lại không bày tỏ chính kiến về việc này. Kết quả này cho thấy nếu tiếp tục cuộc chiến thì đảng phái của Tổng thống P.Poroshenko rất có thể sẽ khó giành chiến thắng trong cuộc đua giành ghế tại Rada sắp tới. Chính vì thế, khi Tổng thống Nga V.Putin đưa ra đề xuất 7 điểm để ngừng bắn thì dường như phía Kiev đã rơi vào thế khó có thể chối từ.
Bản thỏa thuận còn chưa ráo mực thì gần như ngay sau đó Tổng thống Mỹ B.Obama đã bày tỏ sự không tin tưởng vào hiệu lực của nó, còn đại diện của EU thì tuyên bố vẫn sẽ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga. Tại sao lại như vậy? Theo nhận định của một số chuyên gia, câu trả lời có thể là Mỹ và phương Tây không muốn chứng tỏ họ "yếu thế” trong vấn đề Ukraine. Và có thể vì thế mà tiếng súng vẫn chưa dứt dù thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết?
Sau khi Crimea thuộc về Nga và sau khi chiến sự tại vùng Donbass bùng nổ, Mỹ và phương Tây ngay lập tức áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga. Mặc dù phản đối bằng những tuyên bố mạnh mẽ nhưng phía LB Nga không hề có các biện pháp “trả đũa” nào cụ thể. Chỉ sau khi Mỹ và các đồng minh của mình dấn thêm bước trừng phạt lần 2 vào cuối tháng 7 vừa rồi, lúc đầu Điện Kremlin cũng chưa hẳn có động thái gì nhưng đến đầu tháng 8 thì đòn ra tay cụ thể của họ đã làm Mỹ và nhất là EU bất ngờ - cấm toàn bộ nông sản thực phẩm xuất đi từ các nước đã áp lệnh trừng phạt không cho phép nhập khẩu từ Nga. Còn lần này, ngay sau tuyên bố của EU, Thủ tướng D.Medvedev khi trả lời phỏng vấn của báo Vedomosti đã nói Nga sẽ có các hành động đáp trả tương xứng, như cấm tất cả các hãng hàng không của các nước đã nêu ở trên không được bay qua vùng trời của LB Nga và hệ quả là sẽ có nhiều hãng hàng không của các nước này sẽ bị phá sản vì chi phí bị đội lên rất nhiều. Ngoài ra, theo dự đoán của một số chuyên gia, rất có thể Nga sẽ có những đáp trả còn mạnh mẽ hơn chứ không như những gì mà ông D.Medvedev đã nêu. Ví như, Nga- nước sản xuất và xuất khẩu Titan lớn nhất thế giới- sẽ ngừng bán Titan cho Mỹ và phương Tây. Titan vốn là vật liệu không thể thiếu cho công nghiệp chế tạo máy bay và tên lửa, hai hãng Boeing và Airbus sẽ là những địa chỉ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu mạnh tay hơn Nga có thể sẽ ngừng cung cấp khí đốt vào châu Âu vài tháng dù chính Nga có thể sẽ bị ảnh hưởng…
Từ những dẫn chứng trên đã cho thấy sự lưỡng lự của EU trong việc tiếp tục trừng phạt Nga mặc dù đến chiều muộn ngày thứ 2 (8/9) EU đã lên được danh sách các khu vực của Nga mà EU sẽ nhắm tới để trừng phạt. Theo Reuters, trong số 28 nước thành viên của EU, Phần Lan đã từ chối ký vào biên bản để trừng phạt Nga. Bên cạnh Phần Lan, Hungary và Slovakia cũng là những nước đang muốn “ngãng ra” với các lệnh trừng phạt tiếp theo. Và cũng có thể vì thế mà không phải ngẫu nhiên khi phát biểu trên kênh của đài truyền hình Sat 1, chiều tối ngày 8/9, Thủ tướng Đức Agela Merkel nói: “lộ trình để Nga và phương Tây quay lại đối thoại và tiếp tục trở thành đối tác của nhau vẫn còn để ngỏ” .
Trong phần trả lời phỏng vấn báo Vedomosti của Thủ tướng Nga còn có đoạn: các biện pháp trừng phạt thường ít mang lại tác dụng như mong muốn, đầu tiên thường chỉ thuần túy là các biện pháp đánh vào kinh tế, nhưng nếu không đạt được mục đích thì chính trị sẽ bắt đầu được lồng vào và song hành cùng các biện pháp kinh tế. Tuy nhiên, đến một mức độ nào đó nó sẽ ảnh hưởng và báo động tới an ninh của mỗi bên cũng như của khu vực và thế giới nói chung. Lúc đó, các bên bắt buộc phải cùng đối thoại để tìm ra giải pháp vượt qua khủng hoảng…
Dường như Nga và phương Tây đều đã bắt đầu cảm nhận được lằn ranh đỏ mà tốt nhất là không bên nào nên vượt qua nó.
Hơn nữa, trước khi Maidan nổ ra, đã có những cảnh báo rằng kinh tế của Ukraine đang bên bờ suy thoái, nếu không có các khoản tín dụng từ bên ngoài thì rất khó cải thiện được tình hình. Bây giờ tình hình còn ảm đạm hơn rất nhiều. Nếu tổng nợ công cho đến ngày 31/10/2013 của Ukraine mới là 36 tỷ USD (trong đó nợ LB Nga là 2,37 tỷ USD) thì nay đã là hơn 70 tỷ USD và chắc chắn sẽ còn tăng thêm nữa. Trong trường hợp Kiev có giành lại được Donbass thì số tiền cần có để tái thiết lại khu vực này theo tính toán cũng không ít hơn 8 tỷ USD.
Ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, nhà văn người Nga đoạt giải Nobel về văn học năm 1970 A.Solzhenitsyn đã viết: “… chia tách đất nước Ukraine, có nghĩa là chia tách hàng triệu con người cùng gia đình của họ. Chưa hề và chưa ai có ý định thống kê xem trên mảnh đất Ukraine, trên mỗi vùng miền của đất nước này đã có bao nhiêu người dân mà trong huyết quản của họ có sự pha trộn cả dòng máu Nga lẫn dòng máu Ukraine? hoặc đã có bao nhiêu cuộc hôn nhân giữa hai người thuộc hai dân tộc Ukraine và Nga? Chưa hề có những thống kê như vậy và để xác định chính xác anh thuộc dân tộc nào cũng không hề đơn giản…”.
Dường như Mỹ và các đồng minh của mình đã không tính hết được những đặc thù về nhân chủng học, về văn hóa và về lịch sử ở nơi đây. Cho nên nếu lộ trình càng dài thì khó khăn lại càng thêm bội phần. Không chỉ thế, Ukraine không phải là mối bận tâm duy nhất của Mỹ và phương Tây khi mà chủ nghĩa khủng bố vẫn luôn rình rập và đe dọa. Để hạn chế và loại trừ được hiểm họa này, rất cần sự hợp tác chặt chẽ giữa Nga và NATO hơn là thế đối đầu giữa hai bên.
Khủng hoảng ở Ukraine khi nào thì chấm dứt? Thật khó để xác định được mốc thời gian cụ thể. Nhưng chắc chắn cuộc khủng hoảng này sẽ qua đi. Vấn đề chỉ là cái giá mà các bên sẽ phải trả là bao nhiêu và thể diện của mỗi bên liệu có còn trọn vẹn?!
Phạm Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét