CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Khủng hoảng Ukraine: Những động thái bất ngờ

(Chinhphu.vn) – Không lâu sau khi lệnh ngừng bắn song phương và biên bản 12 điểm bao gồm các bước đi cụ thể nhằm giải quyết khủng hoảng tại Ukraine được ký kết, tình hình Ukraine lại trở nên khó lường.
Sáng 13/9, những tiếng súng và các cột khói đen đã bốc lên từ khu vực gần sân bay Donetsk.
Những động thái mới sẽ đẩy tình hình đến đâu? Động cơ đằng sau những tính toán “đầy nguy hiểm” của các bên là gì? Thực tế tình hình đang dần làm lộ rõ các câu trả lời.
Chiến trường nóng bỏng
Phát biểu ngày 14/9 tại Kiev, người phát ngôn Hội đồng Quốc phòng và an ninh quốc gia Ukraine, ông Volodymyr Polyovy tuyên bố bất chấp lệnh ngừng bắn, các tay súng miền Đông tiếp tục tấn công các mục tiêu của chính phủ.
Sáng 13/9, những tiếng súng và các cột khói đen đã bốc lên từ khu vực gần sân bay Donetsk.
Theo Reuters, tối 12/9, một nhóm các tay súng vũ trang với sự hỗ trợ của 6 xe tăng và xe bọc thép bất ngờ tiến vào sân bay Donetsk. Sau khi bị đẩy lùi đợt 1, nhóm này tiếp tục pháo kích một số khu vực xung quanh sân bay.
Chính quyền Ukraine cảnh báo lực lượng chủ trương liên bang hóa ở miền Đông về nguy cơ cam kết mong manh vừa đạt được này sớm chấm dứt.
Trong khi đó, theo Đài Tiếng nói nước Nga, trên trang mạng xã hội Facebook ngày 14/9, bộ phận báo chí của Trung tâm hoạt động quân sự Ukraine đưa tin quân đội nước này đã tiến hành tập hợp và lập chiến tuyến mới ở miền Đông.
Theo nguồn tin này, "Lực lượng vũ trang và các đơn vị trực thuộc khác của Ukraine đang xây dựng tuyến phòng thủ và đã bắt đầu tập hợp lực lượng cũng như các phương tiện quân sự. Các biện pháp được đưa ra nhằm cải thiện và tăng cường các hỏa điểm cũng như trạm kiểm soát biên giới".
Lệnh ngừng bắn song phương được ký kết hôm 5/9, khi kết thúc cuộc đàm phán của Nhóm Tiếp xúc bao gồm đại diện của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Đại sứ Nga tại Ukraine và Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), với sự tham dự của đại diện hai CH nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk tại Minsk (Belarus).
Chính trường “nghẹt thở”
Theo hãng tin Itar-Tass, Đảng Các khu vực tại Ukraine đã quyết định thành lập “Chính phủ đối lập”.
Đảng Các khu vực (PR) của cựu Tổng thống Yanukovych tuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội sớm tới đây với lý do, “1/4 đất nước, tương đương 7 triệu cử tri, sẽ không thể đi bỏ phiếu”, Thư ký Đoàn Chủ tịch Đảng PR kiêm Nghị sĩ Quốc hội Boris Kolesnikov ngày 14/9 cho biết.
Đương kim Tổng thống nước này là ông Petro Poroshenko đã giải tán Quốc hội (Rada) vào ngày 25/8 trong một động thái được đánh giá là loại các đồng minh thân cận của ông Yanukovych khỏi Quốc hội và lập kế hoạch cho cuộc bầu cử quốc hội sớm, dự kiến diễn ra vào ngày 26/10 tới. Các chiến dịch tranh cử ở Ukraine đã khởi động vào ngày 28/8.
Ông Kolesnikov cho biết thêm rằng, cá nhân ông sẽ không chạy đua trong cuộc tranh cử này. Tuy nhiên, các thành viên đảng PR có thể tham gia ứng cử vào quốc hội ở các khu vực bầu cử quan trọng.
Đảng PR cũng cho rằng, họ sẽ không thể tham gia vào các cuộc bầu cử cấp địa phương ở khu vực miền Đông Nam đầy bất ổn của đất nước. “PR đã quyết định thành lập một chính phủ đối lập. Các thành phần của chính phủ này sẽ được công bố vào tuần tới”, ông Boris Kolesnikov cho hay.
Thương trường căng thẳng
Nga, Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý hoãn thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Đồng thời, Liên minh châu Âu, Nga và Ukraine đồng ý giữ nguyên chế độ thương mại tự do trong khuôn khổ Cộng đồng các quốc gia độc lập cho đến cuối năm sau.
Thỏa thuận này được đưa ra sau các cuộc tham vấn ba bên về hiệp định liên kết của EU và Ukraine với sự tham gia của Bộ trưởng Phát triển kinh tế Nga Alexey Ulyukaev, Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin và Ủy viên Thương mại EU Karel De Gucht.
Tuyên bố chung nêu rõ trong trường hợp Ukraine phê chuẩn hiệp định liên kết với EU (dự kiến vào ngày 15/9), tổ chức này sẵn sàng thực hiện chính sách mềm dẻo, hoãn việc triển khai FTA đến cuối năm 2015 mà vẫn giữ các ưu đãi thương mại tạm thời dành cho Ukraine trong thời gian này. Như vậy, phần lớn hàng hóa Ukraine nhập khẩu vào thị trường châu Âu vẫn sẽ được miễn thuế, trong khi đó, hàng hóa châu Âu nhập khẩu vào Kiev sẽ tiếp tục phải nộp thuế.
Tuy nhiên, trong thời gian hoãn thành lập khu vực tự do thương mại, các bên sẽ tiếp tục các cuộc tham vấn để tìm ra lời đáp cho những quan ngại từ phía Nga.
Trước đó, Nga từng đe dọa sẽ áp đặt thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của Ukraine nếu Kiev thực hiện FTA này từ ngày 1/11/2014.
Thêm dầu vào lửa?
Trả lời phỏng vấn Kênh 5 của Ukraine ngày 14/9, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Valery Galetei cho biết các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã bắt đầu chuyển vũ khí cho Kiev.
Theo ông Galetei, trong cuộc họp kín giữa các Bộ trưởng Quốc phòng NATO, Kiev đã đạt được thỏa thuận về việc NATO sẽ chuyển giao vũ khí cho nước này và việc bàn giao vũ khí này đã được bắt đầu.
Sau chuyến hàng cứu trợ nhân đạo đầu tiên vào cuối tháng 8, Nga đã cử đoàn xe thứ hai chở 2.000 tấn hàng hóa bao gồm thực phẩm, nước sạch, máy phát điện và nhiều mặt hàng thiết yếu khác để cứu trợ cho người dân ở vùng chiến sự tại miền Đông Ukraine.
Cũng trong ngày 14/9, Tổng thống Ukraine Poroshenko tuyên bố cho phép các quan sát viên Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) sử dụng máy bay không người lái tại miền Đông nước này, nhằm tăng cường giám sát biên giới giữa Nga và Ukraine, cũng như việc tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn giữa quân chính phủ và phe ly khai.
Trước đó, hôm 7/9, trên trang mạng xã hội Facebook, cố vấn Tổng thống Ukraine Yuri Lutsenko cho biết một số nước phương Tây, như Mỹ, Pháp, Italy, Ba Lan và Na Uy, đã nhất trí cử cố vấn quân sự và viện trợ vũ khí hiện đại cho Kiev. Tuy nhiên, Mỹ, Ba Lan và Na Uy đã bác bỏ thông tin này. Trong khi để phối hợp chặt chẽ với các đối tác NATO, Italy đang cân nhắc viện trợ quân sự phi sát thương cho Ukraine. Pháp thì từ chối đưa ra bất cứ bình luận nào, chỉ khẳng định đó là thông tin không chính thức.
An Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét