CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Tập bắn đạn thật để xưng bá!

(PetroTimes) - Ngày 27-7, tờ Tinh Ðảo cho biết, Bắc Kinh quyết định tập trận hiệp đồng quân binh chủng trên cả 4 vùng biển Bột Hải, Hoàng Hải, Hoa Ðông và Biển Ðông (trước kỷ niệm ngày thành lập quân đội Trung Quốc 1-8).
Năng lượng Mới số 343
Theo thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc, từ 4 giờ chiều ngày 25-7 đến 16 giờ ngày 1-8, Trung Quốc sẽ tập trận 8 ngày ở Bột Hải và Hoàng Hải. Từ 29-7 đến 2-8, Trung Quốc sẽ tập trận bắn đạn thật ở biển Hoa Ðông, khu vực giáp ranh với Nhật Bản. Từ 8 giờ sáng đến 18 giờ từ 26-7 đến 1-8, Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở khu vực vịnh Bắc Bộ giáp ranh với Việt Nam. Trong thời gian tập trận, cấm tàu thuyền qua lại. Trước đó (26-7), Tân Hoa xã cũng dẫn thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ tập trận bắn đạn thật trên biển Hoa Ðông từ 29-7 đến 2-8 (từ 0 giờ đến 18 giờ mỗi ngày).

Bí mật hội đàm
Giới quân sự coi động thái kể trên của Bắc Kinh có thể liên quan tới cuộc diễn tập hải quân giữa Mỹ, Nhật Bản và Ấn Ðộ mang tên Malabar ở Thái Bình Dương (từ 24 đến 30-7) nhằm tăng cường mối quan hệ hải quân và sẵn sàng đối phó với Trung Quốc. Malabar là cuộc diễn tập hải quân thường niên giữa Ấn Ðộ và Mỹ, nhưng năm nay có sự tham dự của Nhật Bản và đây là lần thứ 3 Tokyo tham gia diễn tập sau các năm 2007 và 2009. Theo giới truyền thông, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, ngày 25-7, Mỹ - Ấn bắt đầu cuộc tập trận chung thường niên Malabar ở Thái Bình Dương với sự tham gia của Nhật Bản. Lầu Năm Góc khẳng định, cuộc tập trận không nhằm kiềm chế Trung Quốc. Ðược biết, 23 tàu cùng 15 máy bay của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản và hải quân Mỹ đã tập trận thả, quét thủy lôi tại vịnh Mutsu thuộc miền Bắc Nhật Bản.
Tập bắn đạn thật để xưng bá!
Trung Quốc tập trận đổ bộ
Ngày 26-7, tờ The Diplomat đưa tin, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Bắc Kinh trong vấn đề lãnh thổ với láng giềng ở Biển Ðông khi có bài phát biểu tại hội nghị được tổ chức ở Quảng Châu, Trung Quốc. Ông Bill Clinton cũng phân biệt rạch ròi giữa tranh chấp Trung - Nhật tại quần đảo Senkaku/Ðiếu Ngư ở biển Hoa Ðông với tranh chấp ở Biển Ðông. Cựu Tổng thống Mỹ cho rằng, vấn đề Biển Ðông và biển Hoa Ðông cần được giải quyết thông qua 1 diễn đàn đa phương, nơi các nước nhỏ không bị thiệt thòi vì nhỏ hơn Trung Quốc.
Ngày 25-7, Eurasia Review đưa tin, Thủ tướng Ấn Ðộ Narendra Modi sẽ thăm Nhật Bản (trung tuần tháng 8) và đây là động thái đáng quan tâm. Bởi việc chọn Nhật Bản là quốc gia đầu tiên đi thăm sau khi ông Narendra Modi nhậm chức (trước khi thăm Mỹ vào tháng 9) cho thấy, New Delhi quan tâm đặc biệt tới đầu tư của Tokyo tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới, cũng như hợp tác về hạt nhân, quốc phòng và an ninh giữa 2 nước trước động thái gần đây của Trung Quốc trong khu vực.
Giới truyền thông dẫn lời một số quan chức ngoại giao Nhật - Trung cho biết, quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Nhật Bản đã bí mật gặp nhau tại Bắc Kinh hồi trung tuần tháng 7 để thăm dò khả năng thu xếp cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh vào tháng 11. Theo giới truyền thông, Phó tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung và Thứ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Baek Seung-joo đã đồng chủ trì Ðối thoại chiến lược quốc phòng Trung - Hàn lần thứ 4 với mong muốn, gia tăng hợp tác trong các lĩnh vực giữa quân đội 2 nước. Việc này diễn ra sau chuyến thăm Hàn Quốc của ông Tập Cận Bình.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cho biết, Bắc Kinh đã sẵn sàng làm việc với Seoul để tăng cường trao đổi thực tế và hợp tác giữa quân đội 2 nước nhằm bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực. Trước đó (24-7), ông Thường Vạn Toàn đã gặp Thứ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Baek Seung-joo tại Bắc Kinh với tuyên bố, Trung Quốc và Hàn Quốc đang nỗ lực hết sức để 2 nước trở nên thân thiết hơn.
Theo tờ Văn hối (Hongkong), ngày 23-7, tại Bắc Kinh, Hội Xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc đã công bố “Báo cáo đánh giá sức mạnh quân sự Mỹ - Nhật năm 2013”. Theo đó, trong năm 2013, Mỹ đã bố trí lực lượng quân sự ở Châu Á - Thái Bình Dương nhiều hơn (khoảng 154.000 người, tăng 6% so với năm 2012) và tới trước năm 2020, Washington sẽ điều động 60% lực lượng quân sự đến khu vực này. Theo báo cáo kể trên, ngân sách quốc phòng Nhật Bản năm 2013 là 489,28 tỉ yen, tăng 133,9 tỉ yen so với năm trước với mức mua sắm vũ khí chiếm 39,7%. Trong đó đáng quan tâm, Mỹ đã triển khai tàu ngầm hạt nhân, tàu tuần dương đạn đạo và tàu tấn công lưỡng thể tiên tiến nhất ở Nhật Bản và đảo Guam, bố trí tại Nhật Bản 24 máy bay cánh quạt nghiêng loại MV-22, 6 máy bay tuần tra chống ngầm loại mới P-8A và một số máy bay lên thẳng loại MH-60R/S. Hãng Kyodo dẫn nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết, Tokyo đang xem xét xây dựng một luật cho phép Lực lượng phòng vệ nước này cung cấp vũ khí cho lính Mỹ và các nước khác như một phần trong hoạt động hỗ trợ hậu cần.
Tập bắn đạn thật để xưng bá!
Chiến đấu cơ F-16
Rình chờ cơ hội
Giới truyền thông Canada vừa đăng bài viết của tác giả Matthew Fischer, trong đó cảnh báo: Trung Quốc đang rình chờ cơ hội kết thúc sự bá quyền của Hải quân Mỹ. Mục tiêu của Trung Quốc là xây dựng lực lượng hải quân tầm xa và đến năm 2020, Bắc Kinh sẽ sở hữu tàu sân bay Liêu Ninh cùng 2 tàu sân bay nội địa, hơn 120 tàu chiến và tàu ngầm. Theo tờ Hải dương Trung Quốc, tàu Hải cảnh Trung Quốc 3306 vừa được Công ty trách nhiệm hữu hạn đóng tàu Văn Xung Hoàng Phố bàn giao và do chi đội 7 hải giám Trung Quốc quản lý.
Giới truyền thông Trung Quốc đưa tin, Nhật Bản đang tích cực trang bị quân sự hiện đại và luôn chuẩn bị cho “tác chiến đoạt đảo” và Tokyo sẽ sớm sở hữu 3 tàu sân bay hạng nhẹ. Việc dỡ bỏ lệnh cấm thực hiện quyền phòng vệ tập thể, tăng mạnh chi tiêu cho nghiên cứu phát triển công nghệ quân sự, mua sắm vũ khí trang bị của Lực lượng phòng vệ cho thấy, Nhật Bản đang mở đường cho phục hồi chủ nghĩa quân phiệt. Ðộng thái trên diễn ra cùng thời điểm Trung Quốc tìm mọi cách tránh né các khoa mục do sĩ quan Nhật Bản chỉ huy tại “Vành đai Thái Bình Dương 2014”. Giới quân sự cho rằng, Trung Quốc lo sợ trước động thái nới lỏng quyền phòng vệ tập thể của Nhật Bản. Bởi theo Bắc Kinh, thông qua việc này, Tokyo sẽ tái hiện chiến thuật “Tấn công phủ đầu”. Và trong tương lai không xa, Nhật Bản sẽ trở thành một trong những quốc gia có lực lượng chi viện, tác chiến tầm xa mạnh nhất châu Á.
Ngày 22-7, tờ Asahi Shimbun đưa tin, Tokyo đã có kế hoạch chế tạo thêm 2 tàu khu trục lớp Atago (bắt đầu vào năm 2015 và 2016) và trang bị hệ thống Aegis. Dự kiến tới năm 2020, Nhật Bản có thể sở hữu 8 tàu Aegis và tới khi đó Tokyo không phải lo về khả năng “đánh úp” của Bắc Kinh đối với các đảo xa của nước này. Trong khi đó tờ Sankei Shimbun cho rằng, Trung Quốc đã thất bại trong việc mua đảo Houchou (không người ở thuộc nhóm đảo Fukue từng được rao bán với giá 147.800USD năm 2010) và đảo Himesima của Nhật Bản bởi căng thẳng đang lên cao giữa 2 nước xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Ðiếu Ngư.
Ngày 24-7, Ðài Tiếng nói Hoa Kỳ dẫn lời Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Ðô đốc Jonathan Greenert cho biết, ông đã nhận được đề nghị của Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ðô đốc Ngô Thắng Lợi mời tàu sân bay USS George Washington đến thăm Trung Quốc để binh sĩ tàu sân bay Liêu Ninh tham quan. Ðây là động thái mới nhất trong việc tăng cường giao lưu quân sự Trung - Mỹ. Ðô đốc Jonathan Greenert cho biết, sau khi Trung Quốc ký “Quy tắc gặp gỡ ngoài ý muốn trên biển” với hải quân 20 nước Thái Bình Dương hồi tháng 4-2014 đến nay, tàu chiến Trung - Mỹ khi gặp nhau chưa xảy ra sự kiện gây phiền phức và song phương đang cải thiện quan hệ. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Mỹ thuộc Ðại học Nhân Dân Trung Quốc, ông Thời Ân Hoằng cho rằng, không nên để giao lưu quân sự Trung - Mỹ có quá nhiều hàm nghĩa bởi 2 nước vẫn tồn tại bất đồng lớn trong nhiều vấn đề.
Vung tiền sắm vũ khí mới
Ngày 26-7, lực lượng không quân Indonesia đã tiếp nhận 3 chiếc F-16 trong tổng số 24 máy bay chiến đấu do Mỹ cung cấp theo dự án “Peace Bima Sena II”. Tư lệnh Không quân Indonesia Abdul Muis cho biết, 3 chiếc F-16 vừa tiếp nhận sẽ được triển khai tại căn cứ không quân Magetan, tỉnh đông Java và Mỹ sẽ cử 3 chuyên gia quân sự huấn luyện cho phi công Indonesia từ tháng 8. Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đang nỗ lực đẩy nhanh việc chuyển giao vũ khí theo các hợp đồng đã ký từ nay đến trước ngày 20-10 (thời điểm chuyển giao quyền lực cho Tổng thống đắc cử Joko Widodo). Ðược biết, ngoài 3 chiếc F-16, quân đội Indonesia sẽ tiếp nhận thêm 52 xe tăng hạng nặng Leopard từ Ðức và 2 tàu chiến hiện đại từ Anh.
Trước đó (25-7), tờ Bưu điện Jakarta đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro trong buổi tiếp Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long đã kêu gọi Bắc Kinh giữ hòa bình ở Châu Á - Thái Bình Dương. Ngày 24-7, Tân Hoa xã đưa tin, ông Purnomo Yusgiantoro đã hội đàm với ông Phạm Trường Long và 2 bên đã trao đổi sâu rộng về quan điểm xung quanh quan hệ song phương và các vấn đề cùng quan tâm. Xung quanh vấn đề Biển Ðông, ông Phạm Trường Long thuyết phục Indonesia ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về việc giải quyết theo cơ chế “đàm phán, tham vấn với các nước liên quan trực tiếp trên cơ sở của sự kiện lịch sử và luật pháp quốc tế” - Trung Quốc kiên quyết đàm phán tay đôi và dựa vào cái gọi là “sự kiện lịch sử” để hành xử. Cũng trong ngày 25-7, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã bổ nhiệm Trung tướng Gatot Nurmantyo làm Tham mưu trưởng Lục quân, thay thế tướng Budiman sắp nghỉ hưu.
Tập bắn đạn thật để xưng bá!
Ông Phạm Trường Long và Tổng tham mưu trưởng Quân đội Indonesia
Ngày 23-7, tờ Philstar dẫn lời tân Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Philippines Gregorio Pio Catapang cho biết, Mỹ sẽ cung cấp 2 máy bay vận tải quân sự Lockheed C-130 “Hercules” cho không quân nước này. Sau khi mua, số máy bay vận tải quân sự C-130 trong biên chế của không quân Philippines sẽ nâng lên 5 chiếc. Mỹ đã quyết định sau khi biết kế hoạch của Tổng thống Aquino tìm mua thêm máy bay vận tải mới cho quân đội Philippines. Ðược biết, tại Triển lãm phòng vệ và an ninh châu Á 2014 (từ 17 đến 18-7) ở thủ đô Manila, Chính phủ Philippines đã công bố các hợp đồng mua sắm trang thiết bị quân sự quốc phòng như mua 3 hệ thống radar phòng không EL/M-2288 của Công ty hệ thống ELTA (công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không vũ trụ Israel). Tiếp đến là 2 tàu hộ vệ tên lửa, 2 máy bay tuần tiễu tầm xa, 6 máy bay chi viện trên không tầm gần, 2 trực thăng chống ngầm và 3 tàu tên lửa tấn công đa năng. Từ năm 2010 đến nay, Manila đã chi 916,9 triệu USD mua sắm trang bị vũ khí nhằm hiện đại hóa quân đội. Theo tờ The Wall Street Journal (Mỹ), Philippines đang lên kế hoạch chi 1,8 tỉ USD để trang thiết bị quân sự mới trước năm 2017 và nhiều tập đoàn sản xuất vũ khí trên thế giới đang nóng lòng giành hợp đồng này.
Phát biểu tại hội thảo quốc tế “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam” hôm 26-7, Giáo sư Baladas Ghoshal cho rằng, không quốc gia nào ủng hộ Bắc Kinh trong vấn đề này và việc Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng kinh tế đặc quyền và thềm lục địa của Việt Nam có thể là biểu hiện của sự thận trọng, là động thái có toan tính để ngăn chặn Mỹ và các cường quốc khác hợp sức lại. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nam Á và Ðông Nam Á Ðại học Jawaharlal Nehru (Ấn Ðộ) cho rằng, ASEAN sẽ góp phần kiềm chế tham vọng của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh không thể sử dụng và đe dọa bằng vũ lực. Việt Nam nên theo đuổi thủ tục trọng tài quốc tế hoặc nộp đơn lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cùng ASEAN và Trung Quốc ký COC.
Theo Tiến sĩ S.D. Pradhan, đến từ Ðại học Chandigarh, nguyên Phó cố vấn An ninh quốc gia Ấn Ðộ, để giải quyết các vấn đề tranh chấp hiện nay, quốc tế cần có tiếng nói mạnh mẽ và kiên quyết hơn. Cùng với đó, cộng đồng quốc tế phải có tiếng nói chung, đủ mạnh và có sức răn đe để các bên phải tuân thủ, chấp hành luật pháp quốc tế. Giáo sư Ramses Amer, Nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Ðông Á thuộc Ðại học Stockholm (Thụy Ðiển) cho rằng, các nước có cùng vấn đề có thể hợp nhất lại, có chung tiếng nói để cùng đối phó với những yêu sách của Trung Quốc. Chủ tịch của Hiệp hội Luật sư dân chủ quốc tế (IADL) Jeanne Mirer nhận định, Trung Quốc sẽ không dừng lại cho dù đã dịch chuyển giàn khoan, do đó, cần tìm ra phương án tối ưu nhất để đối phó với những bước đi tiếp theo rất khó lường của Bắc Kinh.
Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét