Quan hệ Nga và Israel căng thẳng trong thời gian gần đây khi Nga đồng ý giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran. Trong khi Israel cho rằng đây là vũ khí nguy hiểm thì Nga cho rằng đó chỉ là vũ khí tự vệ thuần túy. Tùy theo quan điểm mỗi bên mà hệ thống S-300 là thanh kiếm hay lá chắn.
Cách đây một tuần, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký một đạo luật dỡ bỏ lệnh cấm bán các hệ thống phòng không S-300 cho Iran. Để trấn an các nước trong khu vực, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định sẽ không “gây nguy hiểm cho an ninh của bất kỳ quốc gia nào trong khu vực, bao gồm cả Israel”, vì ông cho rằng đây hoàn toàn là hệ thống vũ khí phòng thủ.
Tuy nhiên, phía Israel không cho rằng như vậy. Ngay khi Nga thông báo dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã vội điện đàm ngày với Tổng thống Nga Vladimir Putin đã "bày tỏ không hài lòng" về quyết định nêu trên.
"Thủ tướng Netanyahu nói với Tổng thống Putin rằng hành động này sẽ chỉ làm tăng sự xâm lăng của Iran trong khu vực và làm suy yếu an ninh ở Trung Đông", RIA Novosti dẫn thông báo của cơ quan phụ trách báo chí chính phủ Israel cho biết.
"Thủ tướng Netanyahu nói với Tổng thống Putin rằng hành động này sẽ chỉ làm tăng sự xâm lăng của Iran trong khu vực và làm suy yếu an ninh ở Trung Đông", RIA Novosti dẫn thông báo của cơ quan phụ trách báo chí chính phủ Israel cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon bày tỏ quan ngại rằng, Iran sẽ tăng cường vũ trang cho chính quyền Syria hay phong trào Hezbollah bao vây Israel. Chính quyền ở Tel Aviv vốn phản đối chính phủ Syria và coi phong trào Hezbollah là tổ chức khủng bố.
Bộ trưởng Tình báo Yuval Steinitz cho biết: “Chúng tôi rất lo lắng về việc Nga sẽ cung cấp hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300 cho Iran. Tôi nghĩ rằng đây là một sai lầm bởi nó sẽ gửi đi một thông điệp rằng, trong lúc Iran tài trợ chủ nghĩa khủng bố ở khắp Trung Đông, thì họ lại được quyền nhận số vũ khí đó. Theo tôi, đây là tác động tiêu cực, thậm chí có thể gọi là hậu quả của thỏa thuận khung về vấn đề hạt nhân Iran mới đây tại Ludan (Lausanne), Thụy Sỹ”.
Thậm chí, phe phái cứng rắn tại Israel cho rằng cần trả đũa Nga trong chuyện này bằng việc cung cấp vũ khí cho chính quyền Ukraine, vốn đang có tư tưởng thù địch với Moscow. Chuyện này, khiến Nga có phản ứng.
"Đó là sự lựa chọn của giới lãnh đạo Israel. Họ được quyền làm điều mà họ cho là có lợi. Tuy nhiên, tôi nghĩ nó (vũ khí sát thương) phản tác dụng vì điều này sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng và con số nạn nhân. Kết quả sẽ vẫn như cũ", ông Putin nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình cuối tuần trước.
“Còn về việc chúng tôi cung cấp (S-300) cho Iran, thì đó chỉ thuần túy là vũ khí phòng thủ, và nó sẽ không phá vỡ bất cứ khả năng phòng thủ nào của Israel”, ông một lần nữa khẳng định.
“Còn về việc chúng tôi cung cấp (S-300) cho Iran, thì đó chỉ thuần túy là vũ khí phòng thủ, và nó sẽ không phá vỡ bất cứ khả năng phòng thủ nào của Israel”, ông một lần nữa khẳng định.
Ngay cả Mỹ cũng thừa nhận rằng, động thái này của Nga không vi phạm lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và không tác động đến “sự nhất quán” của Nga về các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran.
Anh Tú (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét