Cựu đại sứ Mỹ John Gunther Dean ngày rời khỏi Campuchia - 12.4.1975 (Ảnh: AP)
Denis Gray là một phóng viên chiến trường kỳ cựu của AP, được sơ tán khỏi Phnom Penh 40 năm trước. Trong bài viết mới nhất trên AP, ông đã thuật lại lời cựu đại sứ Mỹ tại Campuchia rằng: Mỹ đã bỏ rơi Campuchia vào tay bọn đồ tể (Khmer Đỏ). Một Thế Giới xin trích dịch dưới đây.
Ngày bi thảm
Mười hai máy bay trực thăng, tua tủa với súng và thủy quân lục chiến xuyên thủng bầu trời, phá vỡ sự yên tĩnh của buổi sáng, bất ngờ đổ bộ như muốn bao vây thủ đô của Campuchia.
Người dân Campuchia mừng rỡ, nghĩ rằng người Mỹ đang đến cứu họ. Nhưng lúc đó tại Đại sứ quán Mỹ, vị đại sứ đang khóc, khóc giữa một thành phố sắp đổ máu và chết chóc.
Bốn mươi năm sau, John Gunther Dean nhớ lại một trong những ngày bi thảm nhất của cuộc đời mình: 12.4.1975 - Ngày bỏ rơi Campuchia lại cho những "tên đồ tể".
"Chúng tôi đã nhận trách nhiệm với Campuchia và sau đó bỏ đi mà không thực hiện lời hứa của mình. Đó là điều tồi tệ nhất mà một quốc gia có thể làm" - ông nói trong một cuộc phỏng vấn tại Paris - "và tôi đã khóc khi biết những gì sẽ xảy ra".
Năm ngày sau cuộc sơ tán lớn của Mỹ do chính phủ hậu thuẫn, quân du kích Khmer Đỏ đã tăng lên rất nhanh. Chúng dùng súng bắt ép 2 triệu cư dân Phnom Penh lên xe di chuyển về các vùng nông thôn. Trong số gần 2 triệu người đó, cứ 4 người thì có 1 người chết vì bị xử tử, bị đói và tra tấn dã man.
Nhiều người nước ngoài có mặt trong những ngày tháng đó vẫn bị ám ảnh cho đến bây giờ trước những cái chết đau đớn ngay tại Phnom Penh, sự trung thành đến đau lòng của người Campuchia - những người đã từ chối di tản và bởi những hành động của Washington mà Dean cho rằng "rất khiếm nhã".
Còn tôi đã bỏ lại hơn một chục phóng viên và nhiếp ảnh gia Campuchia - những người dũng cảm nhất, đồng nghiệp tốt nhất mà tôi từng biết. Hầu như tất cả đều chết.
Dường như cuộc rút quân tại Campuchia, diễn ra 3 tuần trước khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, bị lãng quên. Nhưng đối với các nhà phân thích chính trị và nhà sử học, đó lại là khởi đầu cho những sai lầm mà sau đó Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger gọi là "bug-outs" (từ lóng ám chỉ các cuộc rút quân trong hoảng loạng khi kẻ thủ đã chiếm được vị trí đóng quân).
"Những gì tôi lo lắng cùng rất nhiều người lớn tuổi trong chúng tôi đã có mặt ở đó đều biết chuyện gì sẽ xảy ra" - Frank Snepp, một sĩ quan cao cấp của CIA từng ở Sài Gòn và là tác giả cuốn Decent Interval mô tả những năm cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam, cho biết. Sau Campuchia và Việt Nam là đến Lào; sẽ có cuộc xung đột khác với kết thúc lộn xộn, như Trung Mỹ những năm 1980, Iraq và có khả năng sau đó là Afghanistan.
"Tôi đã thất bại"
Nay đã 89 tuổi, Dean và người vợ Pháp của mình sống trong một căn hộ ở Paris, nơi có bức tượng vị vua Campuchia từ Đế chế Angkor.
Trong tiền sảnh căn hộ của Dean có treo khung một lá thư có chữ ký của Tổng thống Gerald R. Ford đề ngày 14.8.1975. Nó là bằng chứng cho thấy Dean đã "đưa ra một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất lịch sử ngoại giao Mỹ và thực hiện gánh nặng đó với một sự ưu tú, xuất chúng".
Nhưng Dean nói: "Tôi đã thất bại".
"Tôi đã rất cố gắng", ông cho biết thêm. "Tôi đã đưa rất nhiều người như tôi thoát khỏi nơi đó nhưng tôi không thể cứu được toàn bộ đất nước".
Sự thật cay đắng cho đại sứ Dean là không thể có sự ủng hộ của Washington đối với đề xuất của mình. "Đại sứ Dean không bao giờ có được sự ủng hộ từ Nixon hay Kissinger vì cả hai đều muốn ra khỏi Đông Dương", cựu sĩ quan CIA Snepp nói.
Đầu năm 1975, quân Khmer Đỏ đã thắt chặt thòng lọng về thủ đô, đóng cửa sân bay nơi mà các đại sứ quán thực hiện các chuyến bay cùng vài trăm người Campuchia.
Đầu tháng 4.1975, Dean nhận tin chính phủ Campuchia và quân đội "dường như được mong đợi người Mỹ sẽ có phép lạ cứu được họ". "Nhưng tôi biết sẽ không có một phép lạ như vậy".
Quốc hội Mỹ quyết định cắt giảm viện trợ cho hành động ở PhnomPenh. Công chúng Mỹ đã ngán các cuộc chiến.
Và trong số những người Campuchia tôi được biết, sự căm ghét nước Mỹ đã tăng dần. "Chúng tôi ở lại Campuchia, bị dụ dỗ và bị bỏ rơi", Chhang Song - cựu bộ trưởng thông tin từng nói vào đầu năm 1975.
Nhưng nhìn những người dân Phnom Penh tôi chỉ thấy họ mỉm cười - "Người Mỹ là tổ phụ của chúng ta", một người bán rau nói với tôi và cho biết suy nghĩ: Trên đời này không có vùng đất nào đảm bảo mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp cả.
Lời buộc tội
Vào buổi sáng ngày sơ tán năm 1975, Dean ngồi trong văn phòng lần cuối đọc lá thư từ Prince Sirik Matak - người đã từ chối di tản như một cách tự đóng dấu cho cái chết của chính mình. Lá thư viết: "Tôi không bao giờ tin mình lại sai lầm khi đã quá tin tưởng vào những người bạn Mỹ.
Dean nay kể lại nó như một lời buộc tội lớn nhất nhất mà ông nhận từ một người nước ngoài.
Đại sứ quán Mỹ đóng cửa lúc 9h45 sáng 12.4.1975, máy bay trực thăng đã được khởi động lại. Thủy quân lục chiến dàn binh để tạo thành hàng rào an ninh, nhưng nỗi lo sợ bị người Campuchia trả thù đã được chứng minh là vô căn cứ.
Trẻ em và bà mẹ tranh nhau qua hàng rào để xem chúng tôi. Họ reo hò, vỗ tay và vẫy tay. Một cảnh sát Campuchia nhanh tay chào Alan Armstrong - tùy viên trợ lý quốc phòng. Ghê tởm và xấu hổ, Armstrong bỏ mũ bảo hiểm và khẩu súng trường của mình ở lại và rời đi.
Còn bản thân tôi, dù đã cố gắng để tránh nhìn vào khuôn mặt của đám đông, nhưng tâm trí tôi luôn nhớ cánh tay nhỏ bé của một đứa trẻ chìa ra trong khi luôn miệng nói như hát: "OK, Bye-bye, bye-bye".
Song Anh (lược dịch từ AP)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét