(PetroTimes) - Giới chức Mỹ có vẻ như “đứng ngồi không yên” sau khi những hình ảnh mới nhất thu được từ vệ tinh cho thấy tiến trình xây dựng sân bay trên Biển Đông của Trung Quốc đang diễn ra vô cùng nhanh chóng, khẩn trương. Chẳng bao lâu nữa, Đảo Đá Chữ Thập sẽ trở thành sân bay quân sự cho Trung Quốc, mặc cho sự hiện diện của quân đội Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương.
Trung Quốc đã xác nhận lại các hoạt động xây dựng trên đảo nhân tạo gần quần đảo Trường Sa, đặt ra thách thức cho quân đội Mỹ ở nước ngoài và ảnh hưởng chính trị, ngoại giao.
Nạo vét đáy biển, chính phủ Trung Quốc đang từng bước vững chắc xây dựng vùng đất lớn trên bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Một phần, chúng sẽ được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp trên khu vực. Nhưng Bắc Kinh cũng nói rằng chúng sẽ trở thành căn cứ quân sự, khiến quan chức Washington lo lắng, nhất là trong bối cảnh sức ảnh hưởng của Trung Quốc đang ngày càng tăng, thậm chí lấn át cả Mỹ.
Hình ảnh thu được từ Airbus Defence and Space – một đơn vị thuộc tập đoàn Airbus chuyên phụ trách lĩnh vực phòng không và hàng không vũ trụ - cho thấy tiến độ xây dựng nhanh chóng trên hòn đảo nhân tạo này. Mới chỉ được đưa vào xây dựng từ năm ngoái, Đá Chữ Thập đã trở thành nơi thực hiện chuyến cất cánh đầu tiên trên khi vực Biển Đông. Đường băng tại đây sau khi hoàn thành có thể dài cỡ 3.000m, đủ dài cho các máy bay quân sự hạng nặng chuyên dùng để chở phi cơ cất cánh, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược hàng đầu của Mỹ (CSIS).
Tiến độ xây dựng trên Đảo Đá Chữ Thập tính đến ngày 23/3/2015
Các sân bay của lực lượng Không quân Trung Quốc trên đất liền hiện nay có chiều dài từ 2.700 đến 4.000m.
Hình ảnh vệ tinh cũng chỉ ra sân bay thứ 2 dài 3.000m có thể sẽ được xây dựng tại bãi Đá Subu cũng thuộc quần đảo Trường Sa.
Đá Chữ Thập trong tương lai cũng sẽ trở thành cảng biển lớn. Trung Quốc hiện đang tiến hành cũng cố đê biển.
Với các quan chức Mỹ đã vốn lo ngại về các hoạt động xây dựng trên biển của Trung Quốc, sự tồn tại của những đường băng mới lại tiếp tục khiễn nỗi lo đó dâng cao.
“Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm tới việc giữ gìn an ninh và hòa bình tại khu vực biển Nam Trung Hoa”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ phát biểu, theo Reuters. “Chúng tôi không tin rằng xây dựng quy mô lớn với mục đích quân sự hóa trên các vùng đất tranh chấp là phù hợp với mong muốn hòa bình và ổn định chung của khu vực”.
Tuy nhiên, thay vì phải quan tâm tới “hòa bình” như đã nói, quân đội Mỹ lại tiếp tục tăng cường hiện diện tại khu vực này, Vào tháng 2, Hải quân Mỹ đã thừa nhận sử dụng máy bay do thám P-8A Poseidon để giám sát khu vực này.
Washington cũng tổ chức nhiều cuộc diễn tập chiến tranh với các quốc gia đồng minh trên Biển Đông. Đầu tháng 4, Hoa Kỳ và Indonesia đã tham gia cuộc diễn tập chung – được một số người nhìn nhận đây như lời cảnh báo chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Một cuộc diễn tập khác giữa Mỹ và Philippines sẽ tiếp tục được diễn ra trong tuần này. “Các cuộc tập trận được thiết kế nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của chúng tôi khỏi sự xâm lược từ bên ngoài,” phát ngôn viên quân sự - Trung tá Harold Cabunoc nói với Reuters.
Trong khi công khai chỉ trích hành động xây dựng đảo của Trung Quốc là “hung hăng”, Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain – Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện lại kêu gọi chính quyền Obama đưa thêm nguồn lực quân sự tới Thái Bình Dương và tăng cường hợp tác với các quốc gia đang có tranh chấp với Trung Quốc.
“Khi một quốc gia lấp kín gần 250ha đất, xây dựng sân bay và lắp đặt các loại trang thiết bị quân sự tại vùng biển quốc tế, điều đó rõ ràng là mối đe dọa tới nền kinh tế toàn cầu và sẽ mãi là như vậy chừng nào nào chúng còn tồn tại”, ông McCain phát biểu trong trước Quốc hội Mỹ.
Hình ảnh khác chụp bãi ngầm Đá Chữ Thập từ vệ tinh vào tháng 8/2014 và tháng 3/2015
Trong một hội nghị tại Washington vào ngày 16/4, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Cui Tiankai đã bảo vệ quyền của Trung Quốc khi xây dựng lực lượng phòng thủ trên chính lãnh thổ của mình. “Không ai nên có ảo tưởng rằng có thể đẩy Trung Quốc vào tình trạng đơn phương” hay “liên tục xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc mà không phải chịu hậu quả”. Ông cũng lưu ý rằng do Mỹ không tham gia Công ước Luật biển 1982 nên không có quyền trinh sát chuyên sâu và trong phạm vi gần vùng Đặc quyền kinh tế của quốc gia khác.
Biển Đông là nút giao thông nóng với gần 5.000 tỷ USD thương mại mỗi năm. Tại đây tồn tại hàng loạt vùng chồng lấn nằm trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Bruney.
Hà My (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét