“Soi” từng bức ảnh của chiến sự ở miền Đông Ukraine để tìm mọi cách chứng minh là Nga “bơm vũ khí cho ly khai” đã trở thành “thú vui” của nhiều người, kể cả các nhà báo phương Tây.
Cũng từ đề tài này, đã có không ít các cuộc tranh luận nổ ra trên các trang mạng xã hội hay các diễn đàn quân sự khắp thế giới. Cho đến nay, người ta cũng mới chỉ có thể đi đến một kết luận là: Ly khai miền Đông Ukraine hiện đang nắm trong tay nhiều loại vũ khí rất “đáng sợ” mà nguồn gốc của nó có liên quan đến ngành công nghiệp quốc phòng hiện đại của Nga.
Không thể kết luận Nga gửi vũ khí cho ly khai, nhưng có một số loại vũ khí hạng nặng quân đội Ukraine không hề có nên không thể có chuyện ly khai đánh cắp hoặc mua từ phía Ukraine nên giới báo chí phương Tây thường đặt ra nghi vấn là Nga đã bí mật “hỗ trợ sản xuất” cho ly khai ở Donetsk hay Lugansk.
Tuy nhiên, lý giải nguồn gốc số vũ khí này không hề đơn giản bởi như báo cáo của tổ chức ARES (Australia) hồi cuối năm ngoái, ngành công nghiệp quốc phòng của cả Nga và Ukraine đều có chung “thủy tổ” là Liên Xô và những vũ khí của họ cũng “trộn lẫn” của nhau khá nhiều nên không thể kết luận là đó là vũ khí Nga hay Ukraine.
Tờ Moscow Times (Thời báo Matxcova) mới đây đã lên danh sách 5 loại vũ khí hạng nặng, rất hiện đại và “đáng sợ” của ly khai mà quân đội Ukraine thường “phát khiếp” mỗi khi nghe tên.
Xe tăng T-72
Đây là mẫu xe tăng khá nổi tiếng của Nga. Kể từ khi ra đời vào những năm 1970 đến nay, mẫu xe tăng này đã nhiều lần được nâng cấp, cải tiến. Tuy có khá nhiều quốc gia từng là đồng minh hay bạn hàng của Nga dùng loại xe tăng này nhưng nhiều video, hình ảnh ghi lại từ chiến trường miền Đông Ukraine cho thấy, phe ly khai đang sử dụng mẫu T-72 được coi là “phiên bản hiện đại nhất” (mẫu T-72B3).
Ảnh minh họa |
T-73B3 là bản vừa được sản xuất và trang bị cho quân đội Nga, thậm chí còn chưa được xuất khẩu. Có điều, những chiếc tăng này còn sử dụng hệ thống điện tử và quang học của hãng Thales (Pháp) hay giáp công nghệ cao.
T-72B3 của ly khai thực sự là nỗi ám ảnh kinh hoàng với quân đội Ukraine bởi ngoài hệ thống quang học tác chiến hiện đại, hệ thống điều khiển tiên tiến… chúng còn được trang bị giáp kích nổ chủ động, làm lệch hướng đạn bắn đến khiến các mẫu tăng thời Liên Xô của Ukraine trở nên kém thế hơn rất nhiều.
T-72B3 sử dụng đội ngũ 3 người, dài 9,5 m, rộng 3,6m và cao 2,2m với trọng lượng chỉ 41,5 tấn nên nó chỉ được coi là loại xe tăng chiến đấu hạng nhỏ và nhẹ.
Về vũ khí, T-72 được trang bị một pháo nòng trơn 125mm, và một số loại vũ khí phụ khác như súng máy 7,62mm, súng máy phòng không 12,7mm.
Tốc độ tối đa: 60km/h.
Xe bộ binh BMP-2
BMP-2 là loại xe bọc thép được sản xuất từ những năm 1980 với mục đích đưa lính bộ binh ra chiến trường nhanh nhất và hỗ trợ chiến đấu hiệu quả nhất.
Ảnh minh họa |
Không gây tranh cãi nhiều như T-72, việc BMP-2 xuất hiện trong đội hình chiến đấu của ly khai Ukraine được cho là chuyện bình thường bởi hiện có rất nhiều quân đội các nước khác cũng sử dụng loại khí tài này.
Chiếc xe bọc thép tiền thân của BMP-2 lần đầu xuất hiện trên chiến trường là trong quân đội Ai Cập và Syria trong cuộc chiến tranh với Israel hồi năm 1973. Tuy vậy, phải đến năm 1980 BMP-2 mới được đưa vào phục vụ trong quân đội Liên Xô. Mẫu xe này được trang bị 2 súng máy 30 ly và còn đóng vai trò là một xe đổ bộ với khả năng lội nước khá tốt.
ARES đã ghi nhận một số bằng chứng cho thấy, có thể ly khai sử dụng mẫu BMP-2AM, phiên bản thời hậu Xô viết. Trong khi quân đội Ukraine cũng có khá nhiều biến thể của BMP nhưng Nga chưa bao giờ bán BMP-2AM cho quân đội Kiev.
BMP-2 sử dụng tổ lái 3 người, có thể chở theo 7 binh sỹ và có trọng lượng 14,3 tấn. Với chiều dài 6,7m, rộng 3,15m, cao 2,45m, xe có thể di chuyển với vận tối tối đa 65km/h.
Hệ thống tên lửa phòng không SA-11 Buk
Sự tồn tại của hệ thống phòng không BUK (tên định danh NATO là SA-11 Gradfly) trở nên đặc biệt được quan tâm kể từ khi chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines bị bắn rơi hồi tháng 7/2014.
Ảnh minh họa |
Đây là hệ thống tên lửa phòng không khá hiện đại và phức tạp nên quân ly khai sẽ không thể vận hành được nếu không có sự hiện diện của lính Nga hay chí ít là sự đào tạo của Nga.
Mặc dù được sản xuất tại Nga nhưng BUK hiện đang có mặt trong cả quân đội Ukraine nên việc ly khai có sở hữu loại vũ khí này rất có thể từ việc họ thu giữ từ chiến lợi phẩm sau những trận đánh hay đánh cắp từ kho vũ khí của quân đội Ukraine.
BUK là tổ hợp tên lửa di động. Nó bao gồm 4 cơ cấu được gắn vào một bệ phóng di động và có 6 ống phóng được điều khiển bằng một hệ thống radar và chỉ huy đặt trên các xe riêng biệt.
BUK là sản phẩm của Almaz-Antei - hãng sản xuất vũ khí – quốc phòng lớn nhất Nga. Nó lần đầu được trang bị cho quân đội Nga vào năm 1979 và đến nay vẫn đang được sử dụng.
Hệ thống BUK có thể truy đuổi và bắt dính mục tiêu ở nhiều tầm xa khác nhau tùy thuộc vào hệ thống radar và loại tên lửa được nạp vào ống phóng. Thông thường nhất, BUK có thể hạ gục các mục tiêu bay từ khoảng cách 30 km và tầm cao tối đa lên tới 14.000 m.
Theo Globalsecurity, mỗi ống phóng của BUK có thể mang theo 4 tên lửa và thời gian giãn cách giữa mỗi lần phóng là 15 phút.
Dàn hỏa tiễn BM-21 Grad
Trong những tháng gần đây, Grad trở thành “đối tượng” bị chỉ trích nhiều nhất bởi cả quân đội Ukraine và ly khai miền Đông đều lên tiếng cáo buộc lẫn nhau sử dụng loại vũ khí này để tấn công vào các mục tiêu dân sự khiến nhiều dân thường thiệt mạng.
Ảnh minh họa |
Hệ thống rocket này có hình dáng rất giống với hệ thống hỏa tiễn nổi danh Katyusha (Cachiusa) của quân đội Liên Xô thời thế chiến thứ 2. Mỗi bệ phóng thường được bố trí trên một xe tải và có thể bắn đi 40 hỏa tiễn trong vòng 20 giây. Mỗi quả đạn có trọng lượng 67kg.
Grad lần đầu tiên xuất trận trong đội hình quân đội Liên Xô vào năm 1969 trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, biên giới với Trung Quốc. Ngày nay, Grad xuất hiện trong kho vũ khí của hơn 50 nước khác nhau trên khắp thế giới.
Kiev nhiều lần lên tiếng tố cáo Nga cung cấp Grad cho ly khai miền đông nhưng thực tế là quân đội Donetsk và Lugansk hoàn toàn có thể đánh cắp hoặc thu được Grad từ kho vũ khí của quân đội Ukraine.
Grad lần đầu xuất hiện vào năm 1963. Đây là sản phẩm của hãng nghiên cứu và sản xuất Splav đặt ở Tula (Nga). Mỗi hệ thống cần 3 binh sỹ vận hành với tốc độ bắn 2 rocket/giây và có thể “dội bão lửa” vào các mục tiêu từ khoảng cash 20-45km (tùy loại rocket được sử dụng).
Pháo tự hành 259 Nona
Hồi tháng 7/2014, tờ The Financial Times từng trích dẫn nguồn tin của tình báo Mỹ cho rằng Nga đã cung cấp cho ly khai Ukraine một loại vũ khí hạng nặng rất lợi hại là Pháo tự hành Nona.
Ảnh minh họa |
Đây là loại pháo hạng nặng được bố trí trên thân xe bánh xích nên có độ động cơ rất cao. Nó có thể hỗ trợ bộ binh trong các cuộc tấn công và có thể trở thành loại vũ khí chống tăng rất lợi hại ở tầm gần.
259 Nona sử dụng pháo 120 ly nên có thể được thả dù xuống chiến trường cùng với bộ binh. Chiến thuật đưa quân dù cùng với 259 Nona ra trận địa bằng cầu hàng không thường được quân đội Liên Xô sử dụng trong thời chiến tranh ở Afghanistan.
Ngoài ra, Nona cũng có khả năng lội nước khá tốt.
Cả quân đội Ukraine và Nga đều được “thừa kế” Nona 259 từ năm 1991 khi Liên Xô tan rã.
Loại pháo này lần đầu được trang bị cho quân đội Liên Xô vào năm 1985. Nó là sản phẩm của nhà máy Motovilikha, đặt tại Perm (Nga). Năm 1989, Nona đã bị ngừng sản xuất.
Cần đến 4 binh sỹ để vận hành một tổ hợp pháo Nona. Trong đó có 1 chỉ huy, 1 lái xe/thợ máy, 1 pháo thủ và 1 nạp đạn.
Nona sử dụng pháo 120 ly, có khả năng diệt xe tăng ở cự ly gần và mỗi xe mang theo cơ số đạn khoảng 40-60 viên. Tầm bắn hiệu quả của Nona là khoảng 8,8 – 12,8km và tốc độ bắn khoảng 6-8 viên mỗi phút.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét