CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

VĂN HÓA - GIẢI TRÍ ​Nghiên cứu Hoàng Sa - Trường Sa từ lịch sử Trung Quốc




TT - Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân vừa ra mắt quyển sách tập hợp các bài nghiên cứu của ông: Hoàng Sa - Trường Sa nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc.



Đây là hướng nghiên cứu độc lập của một nhà nghiên cứu độc lập: trong khi các nhà sử học trong nước nghiên cứu lịch sử Việt Nam để chứng minh chủ quyền có thực của Việt Nam trong lịch sử đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thì Phạm Hoàng Quân nghiên cứu từ lịch sử Trung Quốc để chứng minh các triều đại trong lịch sử của Trung Quốc chưa từng xác lập chủ quyền tại hai quần đảo nói trên.
Tác giả tự nói về công việc của mình một cách ngắn gọn: “Nhằm chứng minh rằng qua nhiều nguồn sử liệu Trung Hoa, nhà nước Trung Quốc trong lịch sử từ thời nhà Hán đến thời nhà Thanh chưa từng quản lý và xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và vùng biển Đông Việt Nam hay vùng biển Đông Nam Á”.
Tác giả đã mất ngót 10 năm cho quyển sách này. Kết quả là người đọc được tiếp cận một tập tài liệu thật sự quan trọng, hữu ích và thú vị. Những việc gắn với chủ quyền biển đảo đang thu hút sự quan tâm của công chúng, và công trình “nghiên cứu Trung Quốc để chống lại Trung Quốc” tự thân nó đã hàm nghĩa thú vị.
Ông Phạm Hoàng Quân còn sở hữu giọng văn trong sáng, lối diễn đạt mạch lạc, có khả năng trình bày các nội dung rắc rối của học thuật theo hướng sáng sủa, dễ tiếp cận.
Bạn đọc hẳn sẽ nắm bắt tổng quan vấn đề từ việc người Trung Quốc đã ghi chép gì về biển đảo trong 24 bộ sử chính thống của họ và ranh giới cực nam của Trung Quốc trong các đời chấm dứt tại Hải Nam chứ không thể lấn xuống tận Hoàng Sa - Trường Sa trong biển Đông Việt Nam, rằng các bộ địa phương chí đã ghi nhận gì về biển Đông Việt Nam; hay như công trình nghiên cứu sâu: Hoàng Sa, Trường Sa chưa từng được ghi nhận trong lịch sử địa đồ hành chánh Trung Quốc.
LAM ĐIỀ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét