Bất chấp lệnh trừng phạt do Mỹ và EU áp đặt với Nga, ba nước Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan vẫn cam kết hợp tác với Nga tại Bắc Cực.
Theo Sputnik, ngày 20/1, ba nước Bắc Âu là Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan đã bày tỏ cam kết tiếp tục hợp tác với Nga trong khu vực Bắc Cực bất chấp lệnh trừng phạt do Mỹ và EU đang áp đặt với Nga.
Thông điệp này được đưa ra rại hội nghị Bắc Cực năm thứ 9 tại Tromso, Na Uy. Phát biểu về động thái này, Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch Martin Lidegor cho biết: “Trong khu vực Bắc Cực, chúng tôi không cảm thấy bất kỳ mối đe dọa nào từ Nga, tôi nghĩ rằng hai nước có sự hợp tác hòa bình. Và tôi chắc chắn rằng các thành viên của Hội đồng Bắc Cực cũng đang muốn tiếp tục hợp tác để đảm bảo sự phát triển bền vững của khu vực”.
Một số hệ thống vũ khí Nga triển khai tại Bắc Cực |
Thủ tướng Na Uy Erna Solberg echoed Lidegor cũng nhấn mạnh rằng sự hợp tác giữa Nga và Na Uy ở Bắc Cực: “Chúng tôi có một sự hợp tác tuyệt vời với Nga trong khu vực Bắc cực. Na Uy đã từng sử dụng các quan sát viên quân sự Nga trong các hoạt động đào tạo quân sự. Hai quốc gia cũng hỗ trợ nhau trong công nghiệp khai thác dầu khí và đánh bắt cá trên phần lãnh thổ Bắc cực”.
Trong khi đó Thủ tướng Phần Lan Alexander Stubb Solberg cũng chỉ ra rằng những bế tắc hiện nay không ảnh hưởng đến sự hợp tác của hai nước ở Bắc Cực: "Sự hợp tác Bắc Cực là một ví dụ tốt về cả hai hợp tác thực dụng và thực tế trong Hội đồng Bắc Cực với Nga bất chấp những căng thẳng".
Hiện nay Nga, Đan Mạch, Phần Lan và Na Uy cùng với Canada, Iceland, Thụy Điển và Mỹ là những thành viên của Hội đồng Bắc Cực. Biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây, áp đặt chống lại Nga, đã cấm xuất khẩu các thiết bị công nghệ nước sâu và khai thác dầu đá phiến ở Bắc Cực cho Nga. Tuy nhiên, hơn một trăm dự án quốc tế vẫn đang được thực hiện trong khu vực này.
Được biết, không chỉ có 3 nước Bắc Âu nói trên đang tăng cường hợp tác với Nga mà ngay cả Mỹ - nước đi đầu trong các biện pháp trừng phạt Nga cũng bắt đầu có những bước đi nhằm nối lại quan hệ với Moscow.
Khi tập đoàn Orbital Science (Mỹ) tiếp tục mua động cơ tên lửa RD-181 của Nga. Theo RIAN dẫn nguồn tin từ chính phủ Nga cho biết, Moscow đã đồng ý cho Tổ hợp chế tạo Energomash và Tập đoàn tên lửa-vũ trụ hợp nhất (URKC) nối lại việc xuất khẩu động cơ tên lửa RD-181 cho tập đoàn Mỹ Orbital Sciences lắp trên tên lửa đẩy Antares.
RIAN dẫn lời Tổng giám đốc URKC, Vladimir Solsev cho biết, Nga sẽ chỉ cung cấp động cơ tên lửa cho các chương trình phóng vệ tinh phi thương mại.
“Theo hợp đồng 1 tỷ USD, phía Mỹ sẽ được cung cấp 60 động cơ. Ngoài ra, phía Mỹ cũng được hỗ trợ công tác huấn luyện, bảo trì và lắp đặt động cơ vào tên lửa. Theo cách hiểu của tôi, hợp tác giữa hai bên sẽ tiếp tục trong vòng 15-25 năm tới mà không có thay đổi đáng kể”, ông V. Solsev cho hay.
Ông này cũng cho biết, 2 động cơ RD-181 đầu tiên thuộc hợp đồng mới sẽ được cung cấp cho phía Mỹ vào tháng 6/2016.
Việc Orbital Sciences tiếp tục mua động cơ tên lửa RD-181 của Nga xuất hiện từ trung tuần tháng 12/2014. Theo hợp đồng chính thức, Orbital Sciences mua 20 động cơ tên lửa Nga và có thêm tuỳ chọn trong hợp đồng cung cấp thêm 40 động cơ loại này trong tương lai. Động cơ RD-181 nổi tiếng ở độ tin cậy và quy trình bảo dưỡng đơn giản.
Orbital Sciences được biết tới là tập đoàn tên lửa vũ trụ tư nhân hàng đầu của Mỹ với dòng tên lửa đẩy Antares và Cygnus. Trước đây, tập đoàn này sử dụng động cơ tên lửa AJ-26 tự phát triển trên cơ sở động cơ NK-33 của Liên Xô.
Tuy nhiên, việc sử dụng dòng động cơ tên lửa cũ này đã bị đình chỉ sau vụ phóng thất bại ngày 28/10/2014 tại sân bay vũ trụ ở bang Virginia.
Ngọc Hòa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét