“Nga có đủ ‘át chủ bài’ trong cuộc chơi địa chính trị khiến cho các cấu trúc chính trị và kinh tế của thế giới phương Tây sẽ bị thua cuộc - nhà khoa học chính trị và kinh tế học Paul Craig Roberts nhận định trong một bài viết trên Tạp chí Foreign Policy.
Vị chuyên gia chính trị học người Mỹ viết rằng Nga đã “phát mệt vì ‘thói ăn cắp’ mà Kiev giở ra với dòng khí đốt trung chuyển qua lãnh thổ Ukraine sang châu Âu, do đó Moscow quyết định đưa khí đốt đến Thổ Nhĩ Kỳ và phần nào là Hy Lạp, tránh đi qua Ukraine. Bộ trưởng Năng lượng Nga đã xác nhận quyết định trên và nói thêm rằng nếu các quốc gia châu Âu muốn nhận khí đốt của Nga, họ cần tạo lập cơ sở hạ tầng cho việc này hoặc là tự lắp đặt đường ống dẫn đến nước mình".
Ông Roberts lưu ý rằng ở thời điểm hiện tại quyết định trên không đe dọa cắt nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu bởi những thỏa thuận đã ký kết trước đó, nhưng về lý thuyết có thể sẽ xuất hiện điều đó trong tương lai.
Nga đang nắm trong tay con bài quan trọng là khí đốt cung cấp cho cả châu Âu |
Phản ứng bùng phát ở châu Âu sau tin tức về việc Nga tái phân định dòng cung cấp khí đốt là minh chứng cho thấy rằng Nga có trong tay nhiều át chủ bài để chơi mà kết cục là các cơ cấu chính trị và tài chính của thế giới phương Tây bị thua thiệt .
Bàn về vấn đề hậu quả của lệnh trừng phạt của EU áp đặt đối với Nga, ông Paul Craig Roberts thẳng thắn nói rằng, Châu Âu sẽ phải trả giá đắt và có thể nhận kết cục bằng cảnh cả châu lục này bị đóng băng trong mùa đông tới, khi ủng hộ và “theo đuôi” Mỹ, áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Trước đó, đại diện chính thức của "Gazprom" Sergei Kupryanov tuyên bố rằng tập đoàn Nga đang thảo luận với các đối tác ở châu Âu về đề tài xây dựng cơ sở hạ tầng để tiếp nhận khí đốt từ "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ", chứ không phải là qua đường Bulgaria hay Ukraine như trước đây nữa.
Nga đã bỏ "Dòng chảy phương Nam" (South Stream) và mở tuyến đường
ống "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ"
Vào những ngày đầu tháng 12, Nga công bố từ bỏ đề án đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Nam" (South Stream), lẽ ra cần chạy dưới đáy Biển Đen và thông qua Bulgaria để cung cấp nhiên liệu đến các nước cộng hòa vùng Balkan cũng như Hungary, Áo và Italia.
Đề án này cuối cùng đã bị hủy bỏ, trong các nguyên nhân, có một phần lớn là do lập trường thiếu tính xây dựng của Liên minh châu Âu.
Thay vào đó, Nga đã quyết định lắp đặt đường ống dẫn khí đến Thổ Nhĩ Kỳ và xây dựng trên biên giới với Hy Lạp một trung tâm bảo quản khí đốt dành cho người tiêu thụ ở Nam Âu. Và khi đó, các nước châu Âu có thể sẽ phải tự bỏ tiền ra xây tuyến đường ống và mua khí đốt thông qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Về phần mình, trước tuyên bố “gợi mở” của châu Âu là có thể dỡ bỏ lệnh cấm vận nếu Nga tỏ thái độ “hợp tác” hơn trong vấn đề Ukraine, Moscow đã bày tỏ quan điểm cực kỳ cứng rắn là là Nga sẽ không từ chối sự hợp tác bình đẳng với EU, nhưng sẽ không thảo luận bất kỳ tiêu chí nào với EU về tiêu chí dỡ bỏ trừng phạt.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho biết: "Lập trường của chúng tôi đối với mối quan hệ Nga-EU hôm nay rất rõ ràng và cụ thể. Chúng tôi đã nhiều lần tuyên bố rằng, bất kỳ tiêu chí để loại bỏ biện pháp trừng phạt chống Nga sẽ không được chúng tôi thảo luận".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét