CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Thành công của Putin khi giải quyết khủng hoảng Ukraine

(PLO) - Tổng thống Putin tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng Nga sẽ không trở nên bị cô lập với thế giới.
Những diễn biến của cuộc khủng hoảng Ukraine bắt đầu từ năm 2014 kéo dài đến nay đã mang đến không ít phiền phức cho nhà lãnh đạo Moscow – Tổng thống Putin. Một Mỹ bá chủ toàn diện, cùng một NATO hùng mạnh, hiếu chiến, kết hợp với nền kinh tế châu Âu lớn nhất thế giới đã tung ra đủ thứ đòn – nặng nhất là kinh tế, dầu mỏ - hòng làm nước Nga trở nên bất ổn.

 Những động thái gần đây của Nga đã gây khó khăn đáng kể cho những nỗ lực ngoại giao của Mỹ. Tổng thống Putin có thể buộc Mỹ phải thay đổi chính sách tại Ukraine, Syria, và các nước khác.

Tuy nhiên, bằng cách bắt tay với những chủ thể thay thế “Mỹ và châu Âu”, ông Putin đã chọn cách “đáp đòn” phương Tây, thay vì phải cúi đầu. Theo Richard Weizt (chuyên viên cấp cao, kiêm giám đốc Trung tâm Phân tích Chính trị – Quân sự thuộc Viện Hudson) viết trên trang Project-syndicate, những động thái gần đây của Nga đã gây khó khăn đáng kể cho những nỗ lực ngoại giao của Mỹ. Tổng thống Putin có thể buộc Mỹ phải thay đổi chính sách tại Ukraine, Syria, và các nước khác.
Chiêu bài “thay thế” của ông Putin
Kinh tế nước Nga suy giảm trầm trọng, hàng hóa không thể xuất khẩu, ngân sách năm 2015 dự kiến đã “bốc hơi” 50% vì giá dầu từ hơn 100 USD/thùng xuống còn trên dưới 50USD/thùng, kéo theo sự sụp đổ của đồng Rúp, cũng như tỉ lệ đầu tư nước ngoài. Mức độ và cơ chế trừng phạt từ Mỹ và phương Tây ngày một khắc khe.
Những hình ảnh “cơ bản nhất” tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở thành phố Brisbane (Úc) hồi tháng 11-2014 năm ngoái đã cho thấy hầu hết “các ông lớn” đã ghẻ lạnh với vị Tổng thống người Nga. Cái bắt tay giữa các nhà lãnh đạo Mỹ, châu Âu, Úc với ông Putin đã trở nên “hững hờ” hơn bao giờ hết. Ngay cả Úc với vai trò chủ nhà cũng chỉ tiếp ông Putin bằng những lời chỉ trích thậm tệ xung quanh vấn đề khủng hoảng Crimea nói riêng và Ukraine nói chung.

 Bằng cách bắt tay với những chủ thể thay thế “Mỹ và châu Âu”, ông Putin đã chọn cách “đáp đòn” phương Tây, thay vì phải cúi đầu. Ảnh: LACTUALITE.COM
Nhà lãnh đạo Nga đã chọn cho mình cách ứng xử “rời Hội nghị sớm”, kèm theo lời tuyên bố bình thản và sắc lạnh: “các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu dù sao đi nữa cũng đang gây tổn hại cho nền kinh tế châu Âu nhiều hơn là cho nền kinh tế Nga.” Bức ảnh Hội nghị thượng đỉnh G-20 cho thấy ông Putin bị “ra rìa”, dự báo một cuộc “chiến tranh Lạnh mới” đã bắt đầu – giữa Nga và phần còn lại của thế giới.

Nửa cuối năm 2014, nhiều chuyên gia nhận định “ông Putin sẽ khó có thể sống sót”. Tuy nhiên cho đến lúc này, theo Richard Weizt,Tổng thống Putin đã có được không ít thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Trong khi Mỹ và phương Tây ra sức “bài Nga” trên nhiều phương diện, thì quan hệ giữa Moscow và nhiều nước, đặc biệt là với Iran, Bắc Triều Tiên, và Pakistan, đã mang về nhiều thành công giúp Nga đối trọng lại “liên minh Mỹ-EU thần thánh”.
Siết chặt quan hệ với Iran, Syria ở Trung Đông
Trước hết phải kể đến “cái bắt tay” giữa ông Putin và Iran – một quốc gia đối đầu Mỹ liên tục trong nhiều thập kỷ qua. Theo đó, Moscow đã mở một ngân hàng chung, với cơ chế tài chính ưu đãi, tạo điều kiện cho các công ty của Nga mở rộng thương mại song phương với Iran. Điểm nhấn của hệ thống này là “đẩy” đồng tiền phương Tây “ra rìa” trong các giao dịch, giúp nhà đầu tư hai bên an tâm hợp tác bất chấp các biện pháp trừng phạt tài chính của phương Tây. Ông Putin còn linh hoạt giảm áp lực hàng hóa tồn đọng (do Mỹ, châu Âu cấm vận) bằng cách xây dựng thỏa thuận“đổi dầu lấy hàng”. Mùa hè năm 2014, mỗi ngày Moscow đổi hàng hóa của mình lấy 500.000 thùng dầu của Iran.
Trong vấn đề phát triển năng lượng hạt nhân, Nga đã ký một thỏa thuận đảm bảo các công ty của Nga vẫn là những doanh nghiệp nước ngoài chủ đạo trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự của Iran. Cụ thể, Nga sẽ giúp Iran xây dựng thêm từ hai đến tám lò phản ứng hạt nhân. Nga cũng đồng ý đào tạo thêm nhiều chuyên gia hạt nhân người Iran, thậm chí có thể sẽ cho phép Iran tự sản xuất một số thành phần của các thanh nhiên liệu uranium.
Trên mặn trận an ninh, hai bên đã có những tiến triển tích cực. Hải quân Nga tổ chức một cuộc diễn tập ba ngày trên biển với hạm đội Caspi của Iran. Theo nhận định của Richard Weizt, những nỗ lực của Mỹ hay châu Âu hòng làm suy yếu mối quan hệ của Nga với Iran, chưa kể đến đồng minh Trung Đông lớn khác của Nga và Iran là Syria, đều liên tục thất bại. Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin gọi Iran và Syria là “những đồng minh chính đáng trong cuộc chiến chống khủng bố”.
Đột phá trong quan hệ với Kim-Jong-Un
Ở Bắc Triều Tiên, nhà nghiên cứu Richard Weizt cho rằng ông Putin còn “thành công hơn” so với những gì vị lãnh đạo người Nga đã làm tại Iran, Syria. Theo đó, mùa hè năm 2014, Tổng thống Putin đã mạnh dạng xóa bỏ 90% khoản nợ 11 tỉ USD củaTriều Tiên dưới thời Liên Xô cũ. Đồng thời vị này còn tuyên bố rằng 1 tỉ USD còn lại có thể được Triều Tiên sử dụng vào chương trình “viện trợ cho vay” - dùng tài trợ cho các dự án y tế, năng lượng, và giáo dục của Bình Nhưỡng.
Sự “giải dây” này đã góp phần quan trọng trong việc mở đường cho các dự án phát triển mới, kích thích đầu tư song phương tăng lên nhanh chóng. Điển hình có thể nhắc đến là hợp tác Nga – Triều trong lĩnh vực đường sắc. Các công ty Nga đang lên kế hoạch giúp Bắc Triều Tiền xây dựng lại mạng lưới đường sắt, đổi lại Nga được tiếp cận nguồn khoáng sản chưa khai thác của nước này.
Trên mặt trận ngoại giao chính thức, năm 2014 chứng kiến chính quyền Moscow đón tiếp nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của Bắc Triều Tiên hơn bất kỳ nước nào. Trong đó phải kể đến các nhân vật “cộm cán” của Triều Tiên – vốn rất ít lộ diện trên diễn đàn thế giới – như đặc sứ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un là Choe Ryong- Hae (một quan chức cấp cao trong Đảng Lao Động cầm quyền). Choe Ryong- Hae dành cả một tuần để họp với các nhà lãnh đạo kinh tế và chính trị của Nga. Các quan chức Nga cho biết Tổng thống Putin đã sẵn sàng trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên trên thế giới gặp mặt nhà lãnh đạo Kim Jong-un – vốn đang mong muốn thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với Nga để bù đắp cho mối quan hệ đang “gặp nhiều cản trở” với “đồng minh truyền thống” Trung Quốc.
Niềm nở với Pakistan
Tháng 11-2014, Sergei Shoigu trở thành bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Nga đến thăm Pakistan, đánh dấu sự bước ngoặc “ấm áp trở lại” trong quan hệ song phương kể từ năm 1969. Trong thời gian ở Thủ đô Islamabad của Pakistan, Bộ trưởng Shoigu và Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã ký kết một thỏa thuận “chưa từng có tiền lệ”. Mục tiêu là thiết lập khuôn khổ cho các cuộc diễn tập quân sự chung, thăm viếng qua lại, đối thoại sâu rộng về các vấn đề an ninh khu vực. Điện Kremlin cũng đã chấp nhận nới lỏng quan điểm trái chiều của mình về việc Pakistan trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.
Trên mặt trận quân sự, chính quyền Moscow cũng đã đồng ý bán cho Pakistan đến 20 máy bay trực thăng tấn công hạng nặng Mil Mi-35 “Hind E” với mục đích hỗ trợ Pakistan trong cuộc chiến chống khủng bố và trừ khử nạn buôn lậu ma túy. Dù ông Putin vẫn còn hạn chế bán các thiết bị quân sự tiên tiến cho Pakistan vì sợ “mích lòng” Ấn Độ. Tuy nhiên, khi quan hệ chiến lược Nga-Ấn được tăng cường, thông qua cơ chế chung để mua và cung cấp vũ khí của Nga cho chính phủ Afghanistan, Moscow hiện đã đã đạt được sự an tâm cơ bản để thúc đẩy hợp tác quân sự với Pakistan. Trong chuyến thăm Ấn Độ gần đây của ông Putin, theo Richard Weizt, việc các thỏa thuận tích cực Nga-Ấn được ký kết phần nào chứng minh hợp tác quân sự Nga-Pakistan sẽ còn “sâu và rộng” hơn nữa.
 
Thân mật hơn với “rồng Trung Quốc”
Việc Nga có những động thái tích cực về hoạt động của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (do Bắc Kinh chủ trì) đã thúc đẩy thích cực quan hệ Nga - Trung Quốc, nước vốn cũng rất quan tâm đến việc gia tăng ảnh hưởng lên Iran, Bắc Triều Tiên, và Pakistan. Bên cạnh đó, nguồn dự trữ khí tự nhiên dồi dào của Moscow cũng đã thu hút Bắc Kinh thông qua một thỏa thuận cung cấp khí đốt trị giá 400 tỉ USD trong vòng 30 năm – vừa được ký kết hồi cuối năm 2014.
NATO bất ngờ tuyên bố muốn tái thiết quan hệ với Nga

Hôm 22-1, hãng tin Reuters dẫn lại lời của đại tướng NATO, kiêm tổng chỉ huy Bộ Tư lệnh Mỹ tại châu Âu Philip Breedlove cho biết: "Chúng tôi đã bàn bạc với nhau rất nhiều về cách thức tái lập liên lạc với họ. Thực tế cho thấy, việc giao tiếp với những người đồng sự nước Nga là cực kì hệ trọng". Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa những người lãnh đạo quân đội của Nga và NATO đã rất căng thẳng trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên ông Breedlove nhấn mạnh ông đã “có một cuộc trò chuyện” với đại tướng Valery Gerasimov, người đang nắm giữ vị trí giám đốc tổng biên chế lực lượng vũ trang Nga vào năm 2014, ngay cả khi mối quan hệ “không mấy tốt đẹp”.

Thiên Bình (dịch và tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét