CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Nội chiến Ukraine sẽ ra sao khi ly khai có không quân?

Ngày càng xuất hiện nhiều thông tin Donbass đã sở hữu lực lượng không quân và chuẩn bị đưa vào tham chiến

Không quân của ly khai từ đâu có?
Thời gian vừa qua, cuộc nội chiến tại Ukraine đã leo thang đến đỉnh điểm. Tại Donetsk, các cuộc đấu vũ khí hạng nặng đã gây tử vong cho ít nhất 1.000 tay súng, bị thương khoảng 3.000, chia đều cho cả hai bên.
Điều đáng chú ý trong lần này, phe ly khai đã đủ sức ăn miếng trả miếng với quân đội Ukraine bằng những vũ khí sát thương hạng nặng, đối đầu trực diện, không còn bản chất của lối đánh du kích phi đối xứng.
Một thông tin cũng rất đáng chú ý, Donbass bắt đầu sở hữu lực lượng không quân, thứ mà Ukraine vẫn tự tin là ly khai có nằm mơ cũng không có. Theo đó, Cộng hòa nhân dân Lugansk tự xưng tuyên bố họ sắp sở hữu không lực riêng và đưa nó vào tham chiến. Truyền thông Nga cũng phát đi một số hình ảnh cho thấy những chiếc cường kích của ly khai nằm trên các đường băng được cải tạo và mở rộng.

Chiếc máy bay huấn luyện ba chỗ ngồi L-29 từ thời Liên Xô được Lugansk trưng dụng
Chiếc máy bay huấn luyện ba chỗ ngồi L-29 từ thời Liên Xô được Lugansk trưng dụng
Câu hỏi đặt ra là lực lượng vốn bị phương Tây và Ukraine gọi là phiến quân, khủng bố này lấy máy bay từ đâu ra?
Thực tế thì từ hè năm 2014, Lugansk đã có một kế hoạch đầy tham vọng về xây dựng lực lượng không quân khi họ chiếm được một số máy bay quân sự của Ukraine trong phạm vi kiểm soát của họ.
Người đứng đầu Lugansk Igor Plotnitski tuyên bố những chiếc máy bay này từng thuộc về Trường Hàng không Lugansk, nó đã bị bỏ rơi 5 năm không bay, nhưng giờ đã được tu sửa và khôi phục hoàn toàn. Đường băng đã được mở rộng, nhiên liệu, vũ khí cũng đã được chuyển đến, Lugansk cũng có đầy đủ phi công cần thiết. Họ đã sẵn sàng cho máy bay tham chiến.
Theo thống kê của truyền thông Nga thì hiện tại ít nhất Lugansk đang sở hữu một máy bay huấn luyện quân sự L-29, hai máy bay tiêm kích Su-25, một máy bay Su-27, một số MiG-21 và trực thăng vũ trang.
Thậm chí, đại đa số trong đó được quân ly khai lôi ra từ viện bảo tàng, phục hồi và nâng cấp để có thể bay và chiến đấu được.
Ngoài ra, song song với các máy bay thời "viện bảo tàng", Lugansk cũng nhận được những vũ khí hiện đại hơn từ sự trợ giúp của nước ngoài. Cụ thể, đại diện Lugansk đã nói lời cảm ơn với các hành động tình nguyện của Gruzia khi mang máy bay và phi công đến "giúp đỡ những người anh em."
Cuộc nội chiến thêm yếu tố không quân
Nếu cuộc nội chiến của Ukraine thêm những yếu tố không quân từ Donbass, nó sẽ đi đến đâu? Cần phải nhìn nhận rằng nhiều tháng nay, dù mặt đất của Donetsk, Lugansk luôn rung lên vì vũ khí, nhưng trên bầu trời đã không còn những con chim sắt của quân đội Kiev.
Điều này trái ngược với những gì diễn ra hồi đầu tháng 6/2014, khi Ukraine phát lệnh tấn công tổng lực vào lực lượng ly khai. Lúc đó, một trong những mũi tấn công chủ lực là đường không. Người ta có thể thấy Ukraine đã huy động Su-30, Su-27 vào cuộc, các trực thăng vận tải triển khai lính và hàng hóa, các trực thăng chiến đấu Mi-28 yểm trợ lực lượng mặt đất...
Mi-24 của Ukraine tấn công quân ly khai ở Donetsk hồi tháng 6/2014
Mi-24 của Ukraine tấn công quân ly khai ở Donetsk hồi tháng 6/2014
Còn khi đó, những người nổi dậy chỉ đánh nhau bằng những vũ khí cầm tay, thứ duy nhất để họ chống lại xe tăng, trực thăng chiến đấu là tên lửa vác vai. Còn với những tiêm kích, cường kích hoàn toàn ngoài tầm với của phe ly khai.
Tuy nhiên, đối sách đã được lựa chọn phù hợp khi Donbass phát huy tối đa lối đánh phi đối xứng, sử dụng chiến tranh du kích, lợi dụng địa hình thành phố để chống lại cuộc chiến tranh tổng lực từ phía đối phương. Kết quả thì tháng 9/2014, Donbass đủ sức ép ngược Ukraine qua các đòn phản công và hiệp định ngừng bắn ở Minsk phải ký vội.
Song đến thời điểm hiện tại, Ukraine không còn dùng không quân để giao chiến, còn Donbass lại hăm hở với giấc mơ không lực của mình. Những sự phân tích đó chỉ ra một số vấn đề của cục diện cuộc nội chiến như sau:
Thứ nhất, bản chất của cuộc nội chiến này đã qua rồi thời kỳ chiến tranh du kích, nó đã chuyển sang hình thái mới: tổng lực đấu với tổng lực, vũ khí hạng nặng đấu vũ khí hạng nặng, và phe ly khai đang dần chuyển từ thế thủ sang phản công.
Việc Ukraine phải rút quân khỏi sân bay Donetsk, điểm nóng giao tranh suốt nhiều tháng qua cho thấy dù có dốc toàn lực, Kiev không thể đánh bại được người ly khai. Người ta sẽ phải thắc mắc sức mạnh mà Donbass có được từ đâu đến? Và phương Tây dù không có bằng chứng cụ thể, nhưng có thể khẳng định 100% rằng Moscow đang hậu thuẫn cho Donbass.
Người phụ nữ đau đớn trước cái chết của người thân trong cuộc nội chiến ở Ukraine. Cuộc chiến ngày càng khốc liệt hơn, và người đang phải trực tiếp hứng chịu chính là nhân dân Ukraine
Người phụ nữ đau đớn trước cái chết của người thân trong cuộc nội chiến ở Ukraine. Cuộc chiến ngày càng khốc liệt hơn, và người đang phải trực tiếp hứng chịu chính là nhân dân Ukraine
Và thông tin mới nhất, đoàn xe viện trợ lần thứ 12 của Nga đã đến với những người miền Đông Ukraine. Và nói theo cách của Tổng thư ký NATO hồi tháng 10/2014 thì "có Chúa mới biết trong đó (thùng xe viện trợ) có những gì."
Từ đó để thấy, việc Donbass tuyên bố có không lực và sẽ sử dụng không lực chỉ khiến người ta nhìn nhận thực tế rằng phe ly khai của Ukraine tính chất cuộc nội chiến đã thay đổi theo hướng khốc liệt hơn, đẫm máu hơn. Và Donetsk hay Lugansk không hề có ý định ngừng lại cho đến khi họ đòi hỏi được những quyền lợi cần thiết cho mình như quyền tự trị, hoặc thậm trí là lập nước mới.
Thứ hai, cuộc nội chiến Ukraine đang tiến dần với kịch bản của hình mẫu chiến tranh cục bộ từ thời Chiến tranh lạnh thế kỷ 20. Thời gian tới, Mỹ sẽ chính thức huấn luyện, tư vấn quân sự cho quân đội Ukraine. Dù Nga không ra mặt, nhưng Gruzia - một người bạn của Nga lại trực tiếp gửi viện trợ vũ khí cho Lugansk.
Có thể thấy rằng, Nga đang miệt mài xây dựng phe yếu của Ukraine thành phe mạnh, và Mỹ thấy đã đến lúc phải can thiệp quyết liệt hơn. Nếu Ukraine tiếp tục chiến đấu không hiệu quả, rất có thể Washington sẽ tuồn vũ khí vào Kiev. Cuộc đối đầu giữa Nga và Mỹ tượng tự như cách mà Liên Xô và Mỹ trước đây từng thể hiện.
Mối quan hệ giữa hai cường quốc Nga, Mỹ dường như đang bước vào thời điểm không đội trời chung. Chỉ có điều, họ chứng tỏ mình bằng máu xương của những người khác.
  • Đỗ Minh Tú

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét