Trước đây Trung Quốc đã xây dựng một bãi nổi bằng bê tông ở bờ phía tây của rạn san hô Đá Ga Ven và Đá Lạc (mà Philippines gọi là Burgos Reef và Trung Quốc gọi là  Nam Huân Tiêu và Tiểu Nam Huân Tiêu). Cấu trúc này đã được củng cố và trên đó có đặt các hệ thống phòng không và súng hải quân, cùng với các thiết bị viễn thông.
Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh của Công ty Vũ trụ và Quốc phòng Airbus chụp ngày 31.3 và 7.8.2014 cho thấy, trong khoảng thời gian này, một lạch biển đã được nạo vét từ trung tâm Đá Ga Ven,  và gạch đá vụn từ đó chất lại tạo ra một hòn đảo hình chữ nhật có kích thước 300mx250m. Cùng với một mũi đất dẫn tới kênh đào, một khoảng đất rộng chừng 114 nghìn m2 đã được tạo ra.
Cũng như cách TQ đã xây dựng trên đá Gạc Ma, TQ bao quanh hòn đảo mới bằng một bức tường ngăn sóng biển bằng bê tông.
Việc nạo vét và cải tạo đất đai có thể do tàu cuôc hút bùn Tian Jing Hao – con tàu 6.017 tấn, dài 127m, được xem là tàu hút bùn lớn nhất thuộc loại này trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. HIS Jane’s trước đây đã đưua tin rằng tàu Tian Jing Hao có mặt ở Đá Gaven từ 24.5 đến 15.6.
Dựa trên hình ảnh ngày 7.8, việc xây dựng hòn đảo ở Đá Ga Ven không tiến triển quá xa như ở Đá Gạc Ma. Chẳng hạn, ở đây không có bến tàu hoặc nền móng cho các công trình xây dựng như ở Đá Gạc Ma, tuy nhiên ở đây có doanh trại, các container và vật liệu xây dựng.

Các bức tường chắn sóng ở Đá Ga Ven và Gạc Ma đều cho thấy rằng, bước tiếp theo trong kế hoạch tạo lập cấu trúc các đảo của Trung Quốc sẽ là xây dựng dường băng  trước khi mùa mưa bão đến vào cuối hè sang thu. Trong các hoạt động cải tạo đất đai trước đây ở Biển Đông, chẳng hạn như ở Hoàng Sa, Trung Quốc đã thực hiện mở rộng từng bước một.