CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Báo Nga, Mỹ: Không loại trừ TQ dùng quân đội dẹp biểu tình ở Hồng Kông

GDVN) - Nguy cơ này vẫn không thể loại trừ bởi tất cả còn phụ thuộc vào sự sẵn sàng thỏa hiệp của các bên, báo Nga bình luận.
Lính Trung Quốc đồn trú tại Hồng Kông có thể được điều động xử lý khủng hoảng.


Tạp chí "Chuyên gia" của Nga ngày 1/10 bình luận, hàng chục ngàn người biểu tình tiếp tục chiếm giữ trung tâm tài chính, kinh doanh ở Hồng Kông đã không xuống thang theo kỳ vọng của chính quyền đặc khu và Bắc Kinh.

Hồng Kông lâu nay vẫn nổi tiếng về kỷ luật, trật tự và chưa bao giờ cảnh sát dùng hơi cay, dùi cui để giải tán biểu tình, nhưng lần này họ đã sử dụng chúng khiến hàng trăm người phải tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Dân Hồng Kông khá nhanh nhạy, họ đã cố gắng bảo vệ mình bằng những chiếc ô nay đã trở thành biểu tượng của sự bất mãn đối với chính sách của Bắc Kinh.

Kiểm soát bầu cử ở Hồng Kông năm 2017 là lý do chính nhưng chắc chắn không phải duy nhất cho sự xấu đi của nền chính trị Hồng Kông. Theo cam kết của Trung Quốc năm 1997, 20 năm sau nghĩa là năm 2017 dân Hồng Kông có quyền tự chọn cho mình Trưởng đặc khu hành chính theo hình thức phổ thông đầu phiếu. Tuy nhiên, Bắc Kinh muốn nhân sự ứng cử phải được Trung Nam Hải phê duyệt.

Dân Hồng Kông tin rằng chính quyền trung ương đang ngày càng vi phạm lời hứa năm 1997 về việc để Hồng Kông có quyền tự chủ cao độ. Trong khi Bắc Kinh lại cho là dân Hồng Kông đòi hỏi như vậy thì quá nhiều, Trung Nam Hải nghi ngờ cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Hồng Kông là do có "thế lực bên ngoài" xúi giục.

Chính quyền Trung Quốc xem xét các cuộc biểu tình ở Hồng Kông là bất hợp pháp đã làm dấy lên những nỗi sợ hãi của việc Bắc Kinh sử dụng quân đội trấn áp biểu tình, như những gì đã xảy ra tại Thiên An Môn năm 1989.

Tất nhiên mọi người đều hy vọng rằng sự kiện biểu tình ở Hồng Kông sẽ giống với phong trào Chiếm phố Wall ở Mỹ hơn là sự kiện Thiên An Môn cách đây 1/4 thế kỷ, nhưng nguy cơ này vẫn không thể loại trừ bởi tất cả còn phụ thuộc vào sự sẵn sàng thỏa hiệp của các bên, báo Nga bình luận.
Những chiếc ô trở thành phương tiện chống hơi cay, che mưa nắng và là
 biểu tượng của các cuộc biểu tình tại Hồng Kông.

Ngày 1/10, Bùi Mẫn Hân, một giáo sư khoa học chính trị và là nhà bình luận thời sự nổi tiếng người Mỹ gốc Hoa bình luận trên Forrtune về kế hoạch chiến đấu của Bắc Kinh đối với Hồng Kông. Theo ông, chính quyền Hồng Kông sẽ có khả năng chịu đựng được các cuộc biểu tình và cầu nguyện cho nó sẽ tự tan rã cho đến cuối tháng. Nhưng sau khoảng thời gian này, tình hình có thể xấu đi rất nhanh chóng.

Chỉ trong vòng vài ngày sau khi đụng độ với cảnh sát chống bạo động và hơi cay, phong trào biểu tình của học sinh, sinh viên Hồng Kông đã thành công trong việc làm tê liệt phần quan trọng của trung tâm thương mại ở châu Á, tập trung sự chú ý của thế giới vào một cuộc khủng hoảng chính trị có thể gây ra sự suy giảm nghiêm trọng trong quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây.

Tại thời điểm này một trong những lo lắng lớn nhất xoay quanh việc liệu Bắc Kinh có sử dụng vũ lực để đè bẹp các cuộc biểu tình như những gì đã xảy ra tại Thiên An Môn hay không. Chính phủ Trung Quốc có thể làm như vậy bằng cách chỉ thị cho các nhà chức trách Hồng Kông sử dụng cảnh sát chống bạo động hoặc triển khai lực lượng quân sự Trung Quốc đồn trú tại Hồng Kông.

Nhận định của Bùi Mẫn Hân được đưa ra căn cứ vào thông báo của Lương Chấn Anh, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông nói rằng ông hy vọng cuộc biểu tình có thể kéo dài trong một thời gian nhưng nó sẽ phải kết thúc, có vẻ như chính phủ Trung Quốc đã thông qua một số chiến lược khác nhau, ít nhất là cho đến hiện tại.

Trung tâm của chiến lược ngắn hạn này là cho phép các cuộc biểu tình tiếp tục và hy vọng nó sẽ tự tiêu tan bởi sự cạn kiệt năng lượng, phát triển bất đồng nội bộ và sự xa lánh của người dân Hồng Kông vì những trở ngại của hoạt động biểu tình gây ra với cuộc sống, công việc và kinh doanh của họ.

Cảnh sát Hồng Kông lập hàng rào ngăn chặn người biểu tình.

Bắc Kinh dường như đã lựa chọn chiến lược này bởi sự trùng hợp ngẫu nhiên của các cuộc biểu tình với dịp nghỉ lễ 1 tuần quốc khánh Trung Quốc, Trung Nam Hải không muốn đổ máu ở Hồng Kông. Cũng là ngẫu nhiên trùng hợp khi biểu tình diễn ra lúc Trung Quốc thông báo họp hội nghị trung ương hàng năm vào ngày 20 đến 23/10. Tập Cận Bình và cộng sự sẽ không muốn nhìn thấy một cuộc đàn áp tàn bạo ở Hồng Kông.

Trung Quốc dường như cũng tin rằng các cuộc biểu tình có thể làm tổn thương hình ảnh của mình nhưng không đặt ra mối đe dọa thực sự. Mục tiêu trước mắt của những người biểu tình là chính quyền Hồng Kông, cụ thể là Lương Chấn Anh. Trong khi đó chính quyền trung ương vẫn bày tỏ tin tưởng vào khả năng quản lý Hồng Kông của Lương Chấn Anh còn Bắc Kinh vẫn nắm con át chủ bài: Bầu cử phổ thông đầu phiếu ở Hồng Kông.

Đó là những lý do tại sao để giả định rằng chính quyền Hồng Kông sẽ phải tiếp tục chịu đựng biểu tình và cầu nguyện cho nó tự tan rã cho đến cuối tháng này. Nhưng sau khi tháng 10 kết thúc, tình hình có thể xấu đi nhanh chóng. Bắc Kinh sẽ kiên quyết không thỏa hiệp với người biểu tình, bởi chấp nhận phổ thông đầu phiếu không chỉ là "tổn thất nhục nhã" cho Trung Nam Hải, quan trọng hơn nó có thể thiết lập tiền lệ nguy hiểm cho các khu vực khác như Tân Cương, Tây Tạng.

Thách thức đối với Bắc Kinh là dẹp phong trào dân chủ tại Hồng Kông bằng cách nào đó bất kỳ miễn là không giống với bi kịch Thiên An Môn năm 1989.

Nếu đó đúng là những tính toán của Bắc Kinh, phong trào biểu tình có thể đi xuống với những nhân tố tác động trực tiếp nêu trên. Trong bối cảnh này, Bắc Kinh có thể tổ chức phản biểu tình, thủ đoạn vốn đã sử dụng chống lại các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông hôm 1/7. Lực lượng ủng hộ Bắc Kinh đã dàn dựng 1 cuộc diễu hành vào ngày 17/7 để phản đối những người biểu tình. 

Một khi kịch bản này diễn ra nó sẽ cung cấp một cái cớ hoàn hảo cho chính quyền Hồng Kông triển khai lực lượng vũ trang lớn và đè bẹp hoạt động biểu tình đòi dân chủ với lý do duy trì luật pháp và trật tự.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét