Theo trang mạng Topwar, Nga không cần quá lo ngại về khả năng Trung Quốc sao chép hệ thống phòng không S-400 và máy bay chiến đấu Su-35S.
Trang mạng Topwar (Nga) đăng bài viết nhận định việc bán hệ thống phòng không S-400 và máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc sẽ không tạo ra mối đe dọa lớn với Nga.
Máy bay chiến đấu Su-35
Dưới đây là nội dung bài viết:
Trong năm 2014, quan hệ Nga-Trung đã có bước phát phát triển mạnh trong trong bối cảnh EU và Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga, đe dọa tất cả các mối quan hệ kinh tế được thiết lập từ năm 1991.
Nga và Trung Quốc đã ký thỏa thuận để xây dựng đường ống dẫn khí "Sức mạnh Siberia", trong đó Moscow sẽ cung cấp cho Bắc Kinh 38 tỷ mét khối khí đốt/năm trong vòng 30 năm. Nhiều khả năng, trong thời gian tới, Nga và Trung Quốc sẽ ký các hợp đồng quan trọng nhất trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, đó là hệ thống tên lửa phòng không S-400 và máy bay chiến đấu Su-35S.
Nhiều người đã bày tỏ sự lo ngại khi bất kỳ vũ khí trang bị nào của Nga bán sang Trung Quốc cũng đều bị sao chép, làm nhái một cách nhanh chóng, đe dọa an ninh của Nga trong tương lai, đồng thời gây ra những tổn hại cho các nhà sản xuất vũ khí Nga vì các vũ khí hàng giả của Trung Quốc đều có giá rẻ hơn nhiều trên thị trường vũ khí toàn cầu.
Thoạt đầu, điều này nghe có vẻ rất thực tế, đặc biệt là phần lớn các thiết bị quân sự của Trung Quốc đều là bản sao của nguyên mẫu Liên Xô và Mỹ. Nhưng liệu Trung Quốc có đủ khả năng để sao chép các hệ thống phức tạp như S-400 và Su-35 trong thời gian ngắn? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần chú ý đến lịch sử hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa Trung Quốc và Nga.
HQ-9: Bản sao “khuyết tật” của S-300
Một trong những hợp đồng quân sự lớn nhất giữa Nga-Trung là việc cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-300. Lô hàng đầu tiên bắt đầu được cung cấp vào năm 1993 và cho đến nay, Trung Quốc đã có ít nhất 24 tiểu đoàn S-300 với các biến thể sửa đổi PMU, PMU-1 và PMU-2. Theo các nguồn tin Trung Quốc, con số này là 40 tiểu đoàn với 32 tổ hợp S-300PMU, 64 tổ hợp S-300PMU1 và 64 tổ hợp S-300PMU2, trong đó, S-300PMU2 là biến thể hiện đại nhất.
Trung Quốc đã cố gắng sao chép tổ hợp này và thậm chí đã đạt một số thành công trong việc tạo ra hệ thống tên lửa phòng không "nội địa" HQ-9. Nhìn bên ngoài, tổ hợp này rất giống với S-300, tính năng kỹ thuật được Trung Quốc công bố thậm chí còn cao hơn so với S-300PMU-2. HQ-9 cũng có tầm bắn tối đa tương tự như S-300PMU2 và có thể bắn hạ đồng thời 6 mục tiêu nhưng hạn chế lớn nhất của HQ-9 đó là độ cao tiêu diệt mục tiêu tối thiểu.
Tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc
Nếu HQ-9 thực sự phù hợp với thực tế và với mức giá thấp thì nhẽ ra, nó đã được phục vụ ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Sự thành công của duy nhất của HQ-9 trên thị trường vũ khí thế giới là nó đã giành chiến thắng trong cuộc đua cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi HQ-9 cạnh tranh với các hệ thống tên lửa phòng không của Mỹ, châu Âu và Nga. Tuy nhiên, sự chậm trễ vô thời hạn sau quyết định cuối cùng về hồ sơ dự thầu khiến người ta nghi ngờ rằng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đơn giản là cố hạ giá các hệ thống phòng không Patriot của Mỹ.
Cũng cần lưu ý rằng, kể từ năm 1993, 21 năm đã trôi qua, thời gian đó là quá đủ để S-300 trở nên lỗi thời, số tiền thu được trong năm những năm 1990 đủ để Nga tiếp tục phát triển S-400, và cứu Almaz-Antey thoát khỏi phá sản. Vì vậy, có thể nói, thương vụ bán S-300 cho Trung Quốc đã thành công tốt đẹp - hệ thống được sao chép sau 2 thập kỷ, kể từ lần giao hàng đầu tiên với một số nhược điểm và khi nó đã lỗi thời thì Nga đã có hệ thống tên lửa phòng không tốt hơn nhiều (S-400).
J-11B, J-16: "Hồn" Nga, "da" Trung Quốc
Tương tự với trường hợp của Su-27 và Su-30. Nga lần đầu tiên chuyển giao cho Trung Quốc các máy bay hiện đại nhất lúc bấy giờ vào năm 1991. Moscow cung cấp cho Bắc Kinh 24 máy bay chiến đấu để đổi lấy các sản phẩm công nghiệp nhẹ. Năm 1996, hợp đồng đã được ký kết để cung cấp 200 máy bay loại này, và khâu lắp ráp các máy móc thiết bị đã được thực hiện ở Trung Quốc. Sau khi có được 100 máy bay Su-27, Trung Quốc đột nhiên phá vỡ hợp đồng vì không còn hài lòng với các biến thể sửa đổi của Su-27 (hoặc nhiều khả năng, Bắc Kinh nghĩ rằng mình có thể sản xuất ra loại chiến đấu cơ tương tự).
Trên cơ sở Su-27SK, Trung Quốc đã phát triển một biến thể nội địa mang tên J-11B, được trang bị thiết bị điện tử Trung Quốc. Ban đầu, J-11B được lên kế hoạch trang bị động cơ nội địa WS-10A Taikhan, nhưng do động cơ này có độ tin cậy và tuổi thọ rất thấp hơn nhiều so với AL-31F của Nga nên Trung Quốc đành phải chấp nhận sản xuất J-11B với động cơ Nga.
Nguyên mẫu tiêm kích J-11B.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2000-2004, Trung Quốc đã nhận được 73 máy bay Su-30MKK và 24 máy bay Su-30MK2 - là các biến thể hai chỗ ngồi của Su-27 với khả năng tấn công mục tiêu mặt đất. Trung Quốc cũng đã sao chép một máy bay chiến đấu khác dựa trên các máy bay này đó là J-16, nhưng nó cũng gặp phải những vấn đề tương tự như J-11B.
Như vậy, có thể thấy rằng việc sao chép máy bay chiến đấu của Trung Quốc, thậm chí còn tồi tệ hơn với việc sao chép các tên lửa phòng không. 23 năm trôi qua và Trung Quốc vẫn chưa có một động cơ nào thực sự tin cậy để có thể thay thế được Al-31F.
Trung Quốc cần ít nhất 20 năm để sao chép S-400, Su-35
Trở lại với vấn đề cung cấp S-400 và Su-35 cho Trung Quốc, hiện tại, S-400 là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất trên thế giới. Dựa trên kinh nghiệm từ việc cung cấp S-300, có thể khẳng định rằng để sao chép S-400 Trung Quốc sẽ cần ít nhất là 20 năm. Trong khoảng thời gian, Nga đã đưa vào trang bị tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại hơn rất nhiều là S-500.
Hệ thống phòng không S-400
Điều này cũng đúng với trường hợp các máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++ - Su-35S. Trung Quốc có thể sao chép được hệ thống điện tử và khung máy bay nhưng “siêu phẩm” động cơ vector lực đẩy AL-41F1S thì vẫn còn vô cùng xa vời đối với người Trung Quốc. Ngoài ra, trong khi quân đội Trung Quốc đang bận bịu với việc sao chép các máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++ thì trong một vài năm tới tàng hình cơ thế hệ năm Sukhoi T-50 đã “rầm rộ” có mặt trong biên chế của quân đội Nga.
Từ những phân tích trên đây, có thể kết luận rằng Nga không cần quá lo ngại về việc Trung Quốc có sao chép S-400 và Su-35S hay không bởi vì công nghệ hiện đại không thể được sao chép một cách nhanh chóng mà phải mất nhiều năm. Ngoài ra, bản sao luôn luôn tụt hậu và kém hơn nếu không muốn nói là tồi tệ hơn so với bản gốc.
Máy bay chiến đấu Su-35
Các chuyên gia cho rằng nếu thực sự muốn trở thành một đối thủ của Mỹ và Nga trên thị trường vũ khí, Trung Quốc phải bắt đầu phát triển các dự án của riêng mình, giống như những gì Liên Xô đã làm trong những năm sau chiến tranh, đó là sử dụng công nghệ của Mỹ và Đức trong ngành hàng không và tên lửa để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng nước nhà.
Trang mạng Topwar (Nga) đăng bài viết nhận định việc bán hệ thống phòng không S-400 và máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc sẽ không tạo ra mối đe dọa lớn với Nga.
Máy bay chiến đấu Su-35 |
Dưới đây là nội dung bài viết:
Trong năm 2014, quan hệ Nga-Trung đã có bước phát phát triển mạnh trong trong bối cảnh EU và Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga, đe dọa tất cả các mối quan hệ kinh tế được thiết lập từ năm 1991.
Nga và Trung Quốc đã ký thỏa thuận để xây dựng đường ống dẫn khí "Sức mạnh Siberia", trong đó Moscow sẽ cung cấp cho Bắc Kinh 38 tỷ mét khối khí đốt/năm trong vòng 30 năm. Nhiều khả năng, trong thời gian tới, Nga và Trung Quốc sẽ ký các hợp đồng quan trọng nhất trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, đó là hệ thống tên lửa phòng không S-400 và máy bay chiến đấu Su-35S.
Nhiều người đã bày tỏ sự lo ngại khi bất kỳ vũ khí trang bị nào của Nga bán sang Trung Quốc cũng đều bị sao chép, làm nhái một cách nhanh chóng, đe dọa an ninh của Nga trong tương lai, đồng thời gây ra những tổn hại cho các nhà sản xuất vũ khí Nga vì các vũ khí hàng giả của Trung Quốc đều có giá rẻ hơn nhiều trên thị trường vũ khí toàn cầu.
Thoạt đầu, điều này nghe có vẻ rất thực tế, đặc biệt là phần lớn các thiết bị quân sự của Trung Quốc đều là bản sao của nguyên mẫu Liên Xô và Mỹ. Nhưng liệu Trung Quốc có đủ khả năng để sao chép các hệ thống phức tạp như S-400 và Su-35 trong thời gian ngắn? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần chú ý đến lịch sử hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa Trung Quốc và Nga.
HQ-9: Bản sao “khuyết tật” của S-300
Một trong những hợp đồng quân sự lớn nhất giữa Nga-Trung là việc cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-300. Lô hàng đầu tiên bắt đầu được cung cấp vào năm 1993 và cho đến nay, Trung Quốc đã có ít nhất 24 tiểu đoàn S-300 với các biến thể sửa đổi PMU, PMU-1 và PMU-2. Theo các nguồn tin Trung Quốc, con số này là 40 tiểu đoàn với 32 tổ hợp S-300PMU, 64 tổ hợp S-300PMU1 và 64 tổ hợp S-300PMU2, trong đó, S-300PMU2 là biến thể hiện đại nhất.
Trung Quốc đã cố gắng sao chép tổ hợp này và thậm chí đã đạt một số thành công trong việc tạo ra hệ thống tên lửa phòng không "nội địa" HQ-9. Nhìn bên ngoài, tổ hợp này rất giống với S-300, tính năng kỹ thuật được Trung Quốc công bố thậm chí còn cao hơn so với S-300PMU-2. HQ-9 cũng có tầm bắn tối đa tương tự như S-300PMU2 và có thể bắn hạ đồng thời 6 mục tiêu nhưng hạn chế lớn nhất của HQ-9 đó là độ cao tiêu diệt mục tiêu tối thiểu.
Tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc |
Nếu HQ-9 thực sự phù hợp với thực tế và với mức giá thấp thì nhẽ ra, nó đã được phục vụ ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Sự thành công của duy nhất của HQ-9 trên thị trường vũ khí thế giới là nó đã giành chiến thắng trong cuộc đua cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi HQ-9 cạnh tranh với các hệ thống tên lửa phòng không của Mỹ, châu Âu và Nga. Tuy nhiên, sự chậm trễ vô thời hạn sau quyết định cuối cùng về hồ sơ dự thầu khiến người ta nghi ngờ rằng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đơn giản là cố hạ giá các hệ thống phòng không Patriot của Mỹ.
Cũng cần lưu ý rằng, kể từ năm 1993, 21 năm đã trôi qua, thời gian đó là quá đủ để S-300 trở nên lỗi thời, số tiền thu được trong năm những năm 1990 đủ để Nga tiếp tục phát triển S-400, và cứu Almaz-Antey thoát khỏi phá sản. Vì vậy, có thể nói, thương vụ bán S-300 cho Trung Quốc đã thành công tốt đẹp - hệ thống được sao chép sau 2 thập kỷ, kể từ lần giao hàng đầu tiên với một số nhược điểm và khi nó đã lỗi thời thì Nga đã có hệ thống tên lửa phòng không tốt hơn nhiều (S-400).
J-11B, J-16: "Hồn" Nga, "da" Trung Quốc
Tương tự với trường hợp của Su-27 và Su-30. Nga lần đầu tiên chuyển giao cho Trung Quốc các máy bay hiện đại nhất lúc bấy giờ vào năm 1991. Moscow cung cấp cho Bắc Kinh 24 máy bay chiến đấu để đổi lấy các sản phẩm công nghiệp nhẹ. Năm 1996, hợp đồng đã được ký kết để cung cấp 200 máy bay loại này, và khâu lắp ráp các máy móc thiết bị đã được thực hiện ở Trung Quốc. Sau khi có được 100 máy bay Su-27, Trung Quốc đột nhiên phá vỡ hợp đồng vì không còn hài lòng với các biến thể sửa đổi của Su-27 (hoặc nhiều khả năng, Bắc Kinh nghĩ rằng mình có thể sản xuất ra loại chiến đấu cơ tương tự).
Trên cơ sở Su-27SK, Trung Quốc đã phát triển một biến thể nội địa mang tên J-11B, được trang bị thiết bị điện tử Trung Quốc. Ban đầu, J-11B được lên kế hoạch trang bị động cơ nội địa WS-10A Taikhan, nhưng do động cơ này có độ tin cậy và tuổi thọ rất thấp hơn nhiều so với AL-31F của Nga nên Trung Quốc đành phải chấp nhận sản xuất J-11B với động cơ Nga.
Nguyên mẫu tiêm kích J-11B.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2000-2004, Trung Quốc đã nhận được 73 máy bay Su-30MKK và 24 máy bay Su-30MK2 - là các biến thể hai chỗ ngồi của Su-27 với khả năng tấn công mục tiêu mặt đất. Trung Quốc cũng đã sao chép một máy bay chiến đấu khác dựa trên các máy bay này đó là J-16, nhưng nó cũng gặp phải những vấn đề tương tự như J-11B.
Như vậy, có thể thấy rằng việc sao chép máy bay chiến đấu của Trung Quốc, thậm chí còn tồi tệ hơn với việc sao chép các tên lửa phòng không. 23 năm trôi qua và Trung Quốc vẫn chưa có một động cơ nào thực sự tin cậy để có thể thay thế được Al-31F.
Trung Quốc cần ít nhất 20 năm để sao chép S-400, Su-35
Trở lại với vấn đề cung cấp S-400 và Su-35 cho Trung Quốc, hiện tại, S-400 là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất trên thế giới. Dựa trên kinh nghiệm từ việc cung cấp S-300, có thể khẳng định rằng để sao chép S-400 Trung Quốc sẽ cần ít nhất là 20 năm. Trong khoảng thời gian, Nga đã đưa vào trang bị tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại hơn rất nhiều là S-500.
Hệ thống phòng không S-400 |
Điều này cũng đúng với trường hợp các máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++ - Su-35S. Trung Quốc có thể sao chép được hệ thống điện tử và khung máy bay nhưng “siêu phẩm” động cơ vector lực đẩy AL-41F1S thì vẫn còn vô cùng xa vời đối với người Trung Quốc. Ngoài ra, trong khi quân đội Trung Quốc đang bận bịu với việc sao chép các máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++ thì trong một vài năm tới tàng hình cơ thế hệ năm Sukhoi T-50 đã “rầm rộ” có mặt trong biên chế của quân đội Nga.
Từ những phân tích trên đây, có thể kết luận rằng Nga không cần quá lo ngại về việc Trung Quốc có sao chép S-400 và Su-35S hay không bởi vì công nghệ hiện đại không thể được sao chép một cách nhanh chóng mà phải mất nhiều năm. Ngoài ra, bản sao luôn luôn tụt hậu và kém hơn nếu không muốn nói là tồi tệ hơn so với bản gốc.
Máy bay chiến đấu Su-35 |
Các chuyên gia cho rằng nếu thực sự muốn trở thành một đối thủ của Mỹ và Nga trên thị trường vũ khí, Trung Quốc phải bắt đầu phát triển các dự án của riêng mình, giống như những gì Liên Xô đã làm trong những năm sau chiến tranh, đó là sử dụng công nghệ của Mỹ và Đức trong ngành hàng không và tên lửa để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng nước nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét