Các phóng viên của Nhật Bản chạy tìm chỗ trú trên một con đường ở quận Salaheddine của Aleppo ngày 29-12-2012 |
Tử vì nghề
Trong khi thế giới chưa hết bàng hoàng về vụ nhà báo James Foley bị chiến binh Hồi giáo cực đoan hành quyết thì ngày 3-9, báo chí Mỹ và phương Tây lại xôn xao về một đoạn băng video giết con tin được đăng tải trên mạng Internet mà con tin đó là Steven Sotloff. Ngay sau đó, Nhà Trắng đã xác nhận rằng, Steven Sotloff là một nhà báo tự do đến từ Miami, từng làm việc cho tạp chí TIME, Foreign Policy, Christian Science Monitor và đã mất tích tại Aleppo, gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ hồi cuối năm ngoái.
Trước đó vào cuối tháng 12-2013, làng báo thế giới bàng hoàng trước cái chết của phóng viên ảnh 17 tuổi Molhem Barakat tại thành phố Aleppo, Syria khi anh đang tác nghiệp trong một cuộc đụng độ giữa các chiến binh thuộc phe nổi dậy và lực lượng quân đội Chính phủ Syria ở thành phố Aleppo.
Theo số liệu của Ủy ban Bảo vệ các nhà báo (CPJ) – một tổ chức phi lợi nhuận độc lập của Mỹ, ít nhất 1.071 nhà báo đã thiệt mạng trong khi tác nghiệp kể từ năm 1992 và ước tính khoảng 20 phóng viên đang mất tích tại Syria. Tuy nhiên trên thực tế, một số phóng viên tự do lại nằm ngoài những thống kê này.
Dấn thân nơi “điểm nóng”
Sau cái chết của Marie Colvin - nữ phóng viên chiến trường kỳ cựu người Mỹ làm cho báo Sunday Times của Anh, vì trúng đạn pháo ở Homs, miền Tây Syria hồi tháng 2-2012, phần lớn các hãng thông tấn phương Tây đã không cử phóng viên tới đây nữa. Thay vào đó, các phóng viên tự do chỉ với một chiếc điện thoại thông minh và camera cầm tay đến đây tự tác nghiệp. Biết là rất nguy hiểm, thậm chí mất mạng, nhưng những phóng viên tự do này vẫn chấp nhận đánh đổi.
Nữ phóng viên chiến trường người Ý Francesca Borri từng bị bắn vào đầu gối khi tác nghiệp ở Syria tiết lộ trên tờ Columbia Journalism Review rằng, một phóng viên tự do như cô có thu nhập “bèo bọt”. Để vừa thỏa mãn niềm đam mê nghề, vừa có thể kiếm thêm tiền, cô phải xông pha tác nghiệp ở vùng chiến sự. Khi tác nghiệp ở Syria, Borri từng phải ngủ ở căn cứ của phe nổi dậy, dưới làn đạn pháo và trên chiếc chiếu với giá thuê 50 USD/đêm, thuê một chiếc xe tốn 250 USD/ngày. “Nếu bị thương nặng thì thà chết quách đi còn hơn vì bạn sẽ không đủ tiền trả cho việc cứu chữa” - Borri kể. Có mặt ở Syria, nơi không ai muốn đến và gửi bài về, vậy mà Borri tiết lộ, mỗi bài báo gửi về từ chiến trận ở Aleppo hay Gaza, cô chỉ được trả nhuận bút 70 USD, cho dù ở những nơi như Syria, vật giá đắt gấp 3 lần vì nạn đầu cơ và khủng hoảng.
Chưa hết, điều ám ảnh nữ phóng viên Francesca Borri nhất chính là những cảnh chém giết, bắt bớ rùng rợn. Theo lời kể của Francesca Borri, các thành viên của lực lượng nổi dậy sẵn sàng sát hại đứa bé chưa đầy 1 tuổi nếu bố mẹ chúng ủng hộ chính quyền, và cô cũng chứng kiến những cụ già, trẻ nhỏ bị nhiễm chất độc hóa học khi lực lượng nổi dậy sử dụng vũ khí hóa học để đối phó với quân đội chính phủ.
Đổi kênh chiến lược
Về lực lượng phóng viên tự do tác nghiệp ở vùng chiến sự, Reuters nhận định rằng có một sự thay đổi trong ngành công nghiệp tin tức trong những năm gần đây. Sự thay đổi này được minh chứng bằng việc cắt giảm nhân sự và thời lượng tin quốc tế ở những hãng tin lớn. Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, có ít nhất 20 tờ báo Mỹ từng có văn phòng tại nước ngoài nhưng trong số này, The Baltimore Sun, Los Angeles Times và The Boston Globe đã đóng cửa văn phòng và thu hẹp quy mô bản tin quốc tế. Bản tin thời sự buổi tối của các đài lớn tại Mỹ như ABC, NBC và CBS đều giảm thời lượng bản tin nước ngoài xuống chưa được một nửa so với cuối thập niên 1980.
Ngược lại, không ít những tờ báo nhỏ như GlobalPost, Vice Media hay BuzzFeed lại tăng cường đưa tin từ các vùng đang xảy ra xung đột. Người phát ngôn của Vice Media cho biết, hãng đã phải tuân theo quy trình an ninh ngặt nghèo, trong đó có đánh giá rủi ro, huấn luyện sinh tồn, lên trước kế hoạch giải cứu và mua bảo hiểm “để đảm bảo an toàn cho các phóng viên”. Theo tiết lộ của Philip Balboni - đồng sáng lập kiêm CEO GlobalPost, chi phí cho một khóa đào tạo trong môi trường chiến tranh ban đầu thường là 2.500 USD trong 5 ngày. Nhưng nếu phóng viên bị bắt hay giam giữ, tổng chi phí để đảm bảo an toàn cho họ sẽ lên tới hàng trăm nghìn USD mỗi năm, bao gồm cả tiền trả cho cố vấn an ninh. Nếu phải trả tiền chuộc, con số này còn lớn hơn gấp nhiều lần. Đơn cử như trường hợp phóng viên James Foley, nhóm thánh chiến đã yêu cầu một khoản tiền chuộc khoảng 132 triệu USD để đổi lại sự tự do cho Foley.
Trong khi thế giới chưa hết bàng hoàng về vụ nhà báo James Foley bị chiến binh Hồi giáo cực đoan hành quyết thì ngày 3-9, báo chí Mỹ và phương Tây lại xôn xao về một đoạn băng video giết con tin được đăng tải trên mạng Internet mà con tin đó là Steven Sotloff. Ngay sau đó, Nhà Trắng đã xác nhận rằng, Steven Sotloff là một nhà báo tự do đến từ Miami, từng làm việc cho tạp chí TIME, Foreign Policy, Christian Science Monitor và đã mất tích tại Aleppo, gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ hồi cuối năm ngoái.
Trước đó vào cuối tháng 12-2013, làng báo thế giới bàng hoàng trước cái chết của phóng viên ảnh 17 tuổi Molhem Barakat tại thành phố Aleppo, Syria khi anh đang tác nghiệp trong một cuộc đụng độ giữa các chiến binh thuộc phe nổi dậy và lực lượng quân đội Chính phủ Syria ở thành phố Aleppo.
Theo số liệu của Ủy ban Bảo vệ các nhà báo (CPJ) – một tổ chức phi lợi nhuận độc lập của Mỹ, ít nhất 1.071 nhà báo đã thiệt mạng trong khi tác nghiệp kể từ năm 1992 và ước tính khoảng 20 phóng viên đang mất tích tại Syria. Tuy nhiên trên thực tế, một số phóng viên tự do lại nằm ngoài những thống kê này.
Dấn thân nơi “điểm nóng”
Sau cái chết của Marie Colvin - nữ phóng viên chiến trường kỳ cựu người Mỹ làm cho báo Sunday Times của Anh, vì trúng đạn pháo ở Homs, miền Tây Syria hồi tháng 2-2012, phần lớn các hãng thông tấn phương Tây đã không cử phóng viên tới đây nữa. Thay vào đó, các phóng viên tự do chỉ với một chiếc điện thoại thông minh và camera cầm tay đến đây tự tác nghiệp. Biết là rất nguy hiểm, thậm chí mất mạng, nhưng những phóng viên tự do này vẫn chấp nhận đánh đổi.
Nữ phóng viên chiến trường người Ý Francesca Borri từng bị bắn vào đầu gối khi tác nghiệp ở Syria tiết lộ trên tờ Columbia Journalism Review rằng, một phóng viên tự do như cô có thu nhập “bèo bọt”. Để vừa thỏa mãn niềm đam mê nghề, vừa có thể kiếm thêm tiền, cô phải xông pha tác nghiệp ở vùng chiến sự. Khi tác nghiệp ở Syria, Borri từng phải ngủ ở căn cứ của phe nổi dậy, dưới làn đạn pháo và trên chiếc chiếu với giá thuê 50 USD/đêm, thuê một chiếc xe tốn 250 USD/ngày. “Nếu bị thương nặng thì thà chết quách đi còn hơn vì bạn sẽ không đủ tiền trả cho việc cứu chữa” - Borri kể. Có mặt ở Syria, nơi không ai muốn đến và gửi bài về, vậy mà Borri tiết lộ, mỗi bài báo gửi về từ chiến trận ở Aleppo hay Gaza, cô chỉ được trả nhuận bút 70 USD, cho dù ở những nơi như Syria, vật giá đắt gấp 3 lần vì nạn đầu cơ và khủng hoảng.
Chưa hết, điều ám ảnh nữ phóng viên Francesca Borri nhất chính là những cảnh chém giết, bắt bớ rùng rợn. Theo lời kể của Francesca Borri, các thành viên của lực lượng nổi dậy sẵn sàng sát hại đứa bé chưa đầy 1 tuổi nếu bố mẹ chúng ủng hộ chính quyền, và cô cũng chứng kiến những cụ già, trẻ nhỏ bị nhiễm chất độc hóa học khi lực lượng nổi dậy sử dụng vũ khí hóa học để đối phó với quân đội chính phủ.
Đổi kênh chiến lược
Về lực lượng phóng viên tự do tác nghiệp ở vùng chiến sự, Reuters nhận định rằng có một sự thay đổi trong ngành công nghiệp tin tức trong những năm gần đây. Sự thay đổi này được minh chứng bằng việc cắt giảm nhân sự và thời lượng tin quốc tế ở những hãng tin lớn. Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, có ít nhất 20 tờ báo Mỹ từng có văn phòng tại nước ngoài nhưng trong số này, The Baltimore Sun, Los Angeles Times và The Boston Globe đã đóng cửa văn phòng và thu hẹp quy mô bản tin quốc tế. Bản tin thời sự buổi tối của các đài lớn tại Mỹ như ABC, NBC và CBS đều giảm thời lượng bản tin nước ngoài xuống chưa được một nửa so với cuối thập niên 1980.
Ngược lại, không ít những tờ báo nhỏ như GlobalPost, Vice Media hay BuzzFeed lại tăng cường đưa tin từ các vùng đang xảy ra xung đột. Người phát ngôn của Vice Media cho biết, hãng đã phải tuân theo quy trình an ninh ngặt nghèo, trong đó có đánh giá rủi ro, huấn luyện sinh tồn, lên trước kế hoạch giải cứu và mua bảo hiểm “để đảm bảo an toàn cho các phóng viên”. Theo tiết lộ của Philip Balboni - đồng sáng lập kiêm CEO GlobalPost, chi phí cho một khóa đào tạo trong môi trường chiến tranh ban đầu thường là 2.500 USD trong 5 ngày. Nhưng nếu phóng viên bị bắt hay giam giữ, tổng chi phí để đảm bảo an toàn cho họ sẽ lên tới hàng trăm nghìn USD mỗi năm, bao gồm cả tiền trả cho cố vấn an ninh. Nếu phải trả tiền chuộc, con số này còn lớn hơn gấp nhiều lần. Đơn cử như trường hợp phóng viên James Foley, nhóm thánh chiến đã yêu cầu một khoản tiền chuộc khoảng 132 triệu USD để đổi lại sự tự do cho Foley.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét