Hệ thống phòng thủ bờ biển K300P Bastion P của Việt Nam, mua của Nga (ảnh minh họa) |
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 3 tháng 9 có bài viết tỏ ra đố kị, thèm thuồng vì Việt Nam khai thác dầu khí, xuyên tạc Việt Nam và các nước ăn cắp dầu mỏ của Trung Quốc (ý nói Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, nhưng trên thực tế cực nam của họ là đảo Hải Nam).
Báo GDVN xin đăng lại cơ bản nội dung bài viết để độc giả rộng đường tham khảo, từ đó để thấy được tư tưởng chi phối chính trường và truyền thông Trung Quốc hiện nay “lộ liễu” đến mức nào.
Bài viết cho rằng, "độ nóng quân sự" ở khu vực Biển Đông liên tục nâng cấp, Trung Quốc lấn biển, Mỹ quay trở lại căn cứ quân sự của Philippines, giàn khoan 981 (hạ đặt phi pháp ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam)... Các loại thông tin về quân sự ở Biển Đông liên tục trên nhiều cấp độ, điều này làm cho Biển Đông hiện trở thành điểm nóng quân sự toàn cầu.
Nhưng, hiện nay, loại "nóng quân sự" này của khu vực Biển Đông hoàn toàn không phải là một việc tốt. Có thể nói, một khi xuất hiện "quá nóng" thì tỷ lệ xung đột kéo theo sẽ tăng mạnh.
Biển Đông lúc này sẽ "đánh nhau"?
Với câu hỏi trên, bài viết cho rằng, khu vực Biển Đông sở dĩ hiện chưa nổ ra xung đột quân sự là vì vẫn thiếu một môi trường lớn "thích hợp" cho nổ ra xung đột. Điều này chủ yếu là do:
Các nước xung quanh Biển Đông đều còn nằm ở giai đoạn điều chỉnh chiến lược quân sự, mục tiêu chiến lược cơ bản của tất cả các nước đều là phát triển kinh tế, còn xử lý quan hệ kinh tế và quân sự như thế nào, tăng cường thực lực quân sự như thế nào, xây dựng quan hệ quân sự giữa các nước vẫn là vấn đề mà các nước xung quanh vẫn chưa giải quyết.
Thậm chí, các nước ở khu vực Biển Đông có xu hướng ra sức phát triển sức mạnh quân sự, nhưng phương hướng đó là phát triển trọng điểm? Một số nước vẫn chưa xác định. Tiếp theo, chưa xác định trạng thái có lợi cho mình, rất nhiều nhân tố chi phối, ý nghĩ gây ra xung đột rất khó thực hiện.
Vị trí chiến lược của khu vực Đông Nam Á không đặt ở vị trí hàng đầu trong chiến lược của Mỹ. Cùng với việc “Nga thôn tính Crimea, dùng lực lượng vũ trang xâm phạm miền đông Ukraine”, lực lượng vũ trang ISIS ở Trung Đông hoành hành, sự phản công của Taliban ở Afghanistan… khiến cho Mỹ không hề rảnh rang.
Tuy sau khi lên cầm quyền, chính quyền Barack Obama bắt đầu thực hiện chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, nhưng trong thời gian rất dài, khu vực Trung Đông và Trung Á vẫn đang kìm hãm sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ.
Theo tuyên truyền của báo này, "Hiện nay, sự điều chỉnh chiến lược của chính quyền Obama đã bị trong nước và quân đội phê phán (?-PV), rõ ràng chiến lược quân sự của Tổng thống Obama cơ bản không chín muồi, vẫn chưa hình thành tư duy rõ ràng".
Bài báo “tô hồng” bản thân cho rằng, Trung Quốc luôn kiên trì “giải quyết hòa bình” vấn đề Biển Đông, đây cũng là “một trong những nguyên nhân hiện nay Biển Đông chưa xảy ra chiến tranh”.
Bài báo có luận điệu hết sức nực cười khi cho rằng, trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc là một trong những nước “thiệt thòi nhất”, cũng là một bên “bị gặm nhấm lớn nhất”. Bài báo cho là Trung Quốc “không chủ trương dùng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông” và kết quả là tạo ra “nhân tố tích cực chủ yếu” để khu vực Biển Đông chưa xảy ra xung đột quân sự dữ dội (?).
Khu vực Biển Đông lại là khu vực dễ bùng phát xung đột nhất, tình hình “xung đột cường độ thấp” có khả năng xảy ra nhất, đặc điểm chính là: thời gian liên tục ngắn, quy mô sử dụng binh lực nhỏ, tương đối ít sử dụng vũ khí chủ lực hạng nặng, phạm vi khu vực xung đột được kiểm soát (?).
Hiện nay, dư luận thường chỉ quan tâm các nước Đông Nam Á có thể xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc, nhưng phải thấy rằng, ở khu vực Biển Đông, phân bố đảo đá do các bên kiểm soát có trạng thái phức tạp “trong anh có tôi, trong tôi có anh”, các bên ra sức khai thác tài nguyên biển ở đảo đá do họ kiểm soát và khu vực xung quanh, dễ tham gia hơn vào tranh chấp lợi ích của Biển Đông, điều này có thể nhìn vào Nga.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ tàng hình lớp Gepard của Hải quân Việt Nam, mua của Nga (ảnh minh họa) |
Bài viết đưa ra quan điểm tự suy luận cho rằng “Việt Nam chỉnh đốn quân đội, sẵn sàng chiến đấu, mục tiêu chính là Trung Quốc” và tự nhận xét rằng, mua bán vũ khí vốn là việc bình thường, nhưng một khi mất đi nguyên tắc, đặc biệt là trong tình hình rất nhiều đồng USD có trong tay thì “có nước sẽ trở nên không có đạo lý, chỉ có lợi ích thực tế”.
Sau khi nói “bóng gió”, bài báo chỉ trỏ cho rằng, Hải quân Việt Nam là một lực lượng trên biển kiểu biển gần (tác chiến duyên hải), tàu chiến hiện có cũ kỹ, trọng tải khá nhỏ, vũ khí lạc hậu, không thể bảo đảm hỗ trợ hiệu quả cho cái mà truyền thông Bắc Kinh gắp lửa bỏ tay người cho là “bành trướng Biển Đông” của Hải quân Việt Nam, cho dù thực hiện các nhiệm vụ như tuần tra trên biển, trinh sát, hộ tống, bảo vệ ngư dân và tấn công buôn lậu thì cũng “giật gấu vá vai”.
Theo bài báo, trong thời điểm tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Trung-Việt “chỉ tăng không giảm” (do Trung Quốc gây ra), Hải quân Việt Nam lần lượt biên chế lượng lớn vũ khí trang bị mua của Nga.
Đồng thời, hai nước Nga-Việt đang thảo luận khả năng tiếp tục mở rộng quy mô giao dịch vũ khí song phương, gồm Nga có thể cung cấp khoản vay cho Việt Nam, giúp Việt Nam thành lập lực lượng hàng không hải quân và lực lượng tàu ngầm. Chiếc tàu hộ vệ lớp Gepard thứ hai do nhà máy đóng tàu Gorky của Nga chế tạo đã biên chế cho Hải quân Việt Nam.
Tàu hộ vệ lớp Gepard là tàu chiến mới, Hải quân Nga đang mua sắm lượng lớn loại tàu chiến này, làm tàu chủ lực của Hạm đội Caspian. Hai nước Nga-Việt đang bàn thảo khả năng chế tạo nhiều tàu hộ vệ lớp Gepard hơn ở Việt Nam.
Tàu ngầm thông thường Hà Nội HQ 182 lớp Kilo của Hải quân Việt Nam, mua của Nga (ảnh minh họa) |
Năm 2009, Việt Nam đã đặt mua 6 tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Nga, trong đó, tàu ngầm Hà Nội tiến hành bàn giao vào tháng 1 năm 2014, tàu ngầm Hồ Chí Minh cũng đến vịnh Cam Ranh vào tháng 3 năm 2014.
Tàu ngầm Hải Phòng sẽ bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào tháng 11 năm 2014, tàu ngầm Khánh Hòa hoàn thành chạy thử, khung tàu ngầm Đà Nẵng bắt đầu đi vào giai đoạn kết thúc ngày 23 tháng 7 năm 2014, tàu ngầm Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ hạ thủy vào tháng 9 năm 2015.
Việt Nam lần lượt biên chế 6 tàu ngầm Kilo còn có nghĩa là vai trò ảnh hưởng quân sự của Nga và Ấn Độ tiếp tục gia tăng. Quan hệ hợp tác quân sự giữa Hà Nội và New Delhi tương đối hài hòa, trên cơ sở kinh nghiệm sử dụng tàu ngầm lớp Kilo Type 636, Hải quân Ấn Độ hoàn toàn có thể giúp Việt Nam trên các phương diện như đào tạo nhân viên, diễn tập tác chiến, hai bên đã có thỏa thuận hợp tác quân sự.
Chỗ thông minh của Hải quân Việt Nam là ở chỗ sử dụng ưu thế phi đối xứng, đã có được khả năng răn đe cần thiết đối với Hải quân Trung Quốc. Nếu thực hiện chạy đua tàu chiến mặt nước cỡ lớn, với tình hình kinh tế hiện nay, Quân đội Việt Nam chắc chắn không thể cạnh tranh với Trung Quốc.
Đến nay, Quân đội Việt Nam chỉ đặt mua 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp 2.000 tấn. Vì vậy, Hải quân Việt Nam đã tập trung tài chính cho xây dựng trước lực lượng răn đe dưới nước, phối hợp với máy bay chiến đấu đa năng tính năng cao với số lượng ít mà tinh ở trên không.
Tình hình trang bị của Không quân Việt Nam cũng tương tự, dưới sự giúp đỡ của Nga, đã tiến hành nâng cấp đối với máy bay chiến đấu MiG-21 và máy bay tấn công Su-22M3, nhưng khả năng chi viện tác chiến đối hải vẫn có hạn.
Việt Nam quyết định lấy mua sắm của nước ngoài làm chính. Việt Nam chủ yếu mua của Nga máy bay chiến đấu Su-30MK2 dùng để tấn công tàu chiến mặt nước, năm 2014 cũng sẽ bàn giao 6 chiếc (tháng 4 năm 2015 tiếp tục bàn giao 4 chiếc).
Việt Nam có kế hoạch đặt mua lần 3 máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Nga, thậm chí còn xem xét đặt mua máy bay chiến đấu ném bom Su-34.
Việt Nam sẽ mua máy bay chiến đấu ném bom Su-34 của Nga? |
Nga tại sao lựa chọn Việt Nam?
Đặt câu hỏi như vậy, bài báo cho rằng, Việt Nam sử dụng lợi nhuận dầu khí “cuồn cuộn” từ Biển Đông, tiến hành trang một loạt vũ khí trên biển, trên không như tàu tên lửa mới, tàu ngầm, tàu hộ vệ, máy bay tác chiến, tên lửa chống hạm, tranh thủ hoàn thành đổi mới trang bị hải, không quân trước năm 2015.
Nhìn lại Nga, Nga mê hoặc bởi dầu mỏ ở “Trường Sa”, Nga biết rõ vũ khí trang bị cho Việt Nam sẽ làm cho Biển Đông “có tranh chấp” sẽ phức tạp hơn, nhưng trong tranh chấp có liên quan đến cái gọi là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, Nga đã chọn Việt Nam.
Theo bài báo, tóm lại, Nga không muốn nhìn thấy Trung Quốc mạnh bên cạnh Nga, bởi vì Trung Quốc trỗi dậy sẽ không có lợi hơn, mà sẽ đe dọa Nga.
Trung Quốc và Nga tuy đã ký kết thỏa thuận tranh chấp lãnh thổ trong lịch sử, nhưng Nga sẽ không thực sự tin tưởng Trung Quốc không còn đưa ra vấn đề lãnh thổ trong tương lai.
Cho nên, hiện nay, nhìn vào đàm phán giữa Trung-Nga, ngoài hợp tác năng lượng, thỉnh thoảng còn có hợp tác trang bị quân sự. Chẳng hạn động cơ, còn lĩnh vực khác rất ít hợp tác, điều này có nghĩa là quan hệ Trung-Nga có rủi ro rạn nứt.
Xuyên tạc: “Nga đào trộm dầu mỏ Biển Đông của Trung Quốc”
Đưa ra quan điểm xuyên tạc như vậy, báo Trung Quốc cho rằng, cả thập niên 80, Liên Xô tổng cộng giúp Việt Nam khai thác 8 mỏ dầu ở Biển Đông trong đó có Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng… Điều này không chỉ làm cho Việt Nam vui mừng, mà còn làm cho các nước Đông Nam Á khác cũng bắt đầu “nhòm ngó” Biển Đông.
Việt-Nga tăng cường hợp tác dầu khí (ảnh tư liệu minh họa) |
Con số thống kê cho thấy, năm 1986, sản lượng mỏ dầu Bạch Hổ chỉ 50.000 tấn, năm 1987 tăng lên 250.000 tấn, năm 1990 đã đạt 2,7 triệu tấn. Đầu năm 1991, cùng với việc mỏ dầu Đại Hùng đưa vào sản xuất toàn diện, tổng sản lượng dầu mỏ khi đó của Việt Nam đạt 3,6 triệu tấn, năm tiếp theo tăng lên 5,5 triệu tấn. Đến trước thềm Liên Xô tan rã, Việt Nam đã từ lệ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ chuyển thành một nước sản xuất dầu mỏ khu vực, sản lượng dầu mỏ hầu như hoàn toàn đến từ biển. Năm 1990, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ.
Sau khi Liên Xô giải thể, Công ty dầu khí Vietsovpetro hoàn toàn không mất đi, Nga đặt nó dưới sự quản lý của Công ty cổ phần dầu khí nước ngoài, trực thuộc Công ty cổ phần công nghiệp khí đốt.
Năm 2006, thu nhập của công ty này trên 5 tỷ USD, chiếm khoảng 60% tổng thu nhập xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam, lợi nhuận ròng của phía Nga trên 836 triệu USD. Thỏa thuận liên chính phủ hai nước quy định, thời hạn có hiệu quả của hợp tác Công ty dầu khí Vietsovpetro đến hạn vào năm 2010, sau đó đã tiến hành cải tổ để tiếp tục mở rộng hợp tác năng lượng song phương.
Để giúp Việt Nam khai thác dầu khí, Liên Xô từng cử lượng lớn nhân viên kỹ thuật tới Việt Nam Trước năm 1990, kỹ sư và công nhân Liên Xô chiếm 80% nhân viên Công ty dầu khí Vietsovpetro. Ngoài sản xuất dầu mỏ, Liên Xô còn phụ trách triển khai đào tạo kỹ năng chuyên nghiệp cho phía Việt Nam.
Ngoài ra, Liên Xô cũng đã cung cấp rất nhiều thiết bị và hạ tầng cơ sở cho Công ty dầu khí Vietsovpetro. Cùng với sự thay đổi của thời gian, công nghệ do người Liên Xô truyền thụ từng bước được phía Việt Nam học tập, phạm vi thăm dò từ thềm lục địa từng bước mở rộng ra giữa Biển Đông.
Biển Đông tại sao còn chưa “đánh”?
Đặt câu hỏi láo xược như vậy, báo Trung Quốc cho rằng, tuy hiện nay khu vực Biển Đông chưa xảy ra xung đột vũ trang quân sự, nhưng điều này không có nghĩa là “trong tương lai không xa sẽ không xảy ra”. Sự việc hoàn toàn ngược lại, trong tương lai, khu vực Biển Đông rất có thể xảy ra xung đột quân sự.
Đây là do những nước đã thu được lợi ích ở khu vực Biển Đông rất có thể áp dụng phương thức “lấy công làm thủ”, bảo vệ lợi ích đã có và mở rộng lợi ích đó. Báo Trung Quốc tính đánh lừa thiên hạ, cho rằng, những năm gần đây, một số nước ở khu vực Biển Đông chủ động tạo dư luận lớn, tuyên truyền “Trung Quốc xâm phạm lợi ích Biển Đông”, đồng thời cũng đã sử dụng thủ đoạn quân sự không ngừng “chiếm” lợi ích của Trung Quốc, mục đích chính là tuyên bố với cộng đồng quốc tế về việc hợp pháp hóa “lợi ích Trung Quốc” đã chiếm, tạo cơ sở cho “xâm chiếm” hợp pháp sau này.
Báo Trung Quốc tiếp tục ví nước này như người “bị động, thiệt thòi” cho rằng, Trung Quốc không thể “nhượng bộ không giới hạn”. Hiện nay, các đảo đá ở khu vực Biển Đông bị chia cắt xong, nhưng lòng tham là vô độ, những nước muốn “chiếm” nhiều quyền lợi hơn ở Biển Đông này chắc chắn sẽ tiếp tục “đoạt lấy quyền lợi biển đã có của Trung Quốc”.
Nếu nói hiện nay các nước có liên quan ở khu vực Biển Đông “xâm chiếm quyền lợi của Trung Quốc” là “nguyên nhân lịch sử”, thì Chính phủ Trung Quốc bất kể thế nào cũng “không cho phép những nước này mở rộng xâm chiếm quyền lợi của Trung Quốc” – bài báo giở giọng “nước lớn bị nước nhỏ ăn hiếp” và đe nẹt.
Báo Trung Quốc không quên phun thêm “hỏa lực mồm” cho rằng, một khi phương thức hòa bình không ngăn chặn được hành động "xâm chiếm" của những nước này, Chính phủ Trung Quốc bất đắc dĩ buộc phải sử dụng “biện pháp cưỡng chế” (sức mạnh, vũ lực) để ngăn chặn.
Trung Quốc khủng bố Việt Nam ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam (ảnh tư liệu) |
Tổng kết
Báo Trung Quốc cho rằng, các nước ngoài khu vực gây ra xung đột rất có ưu thế, khu vực Biển Đông xảy ra xung đột do “tranh chấp” (do Trung Quốc nhảy vào xâm lược, gây ra tranh chấp), ở đây không chỉ có “eo biển chiến lược phải kiểm soát” mà Mỹ từng tuyên bố, cũng có Công ty dầu khí trên biển Nga-Việt (Công ty dầu khí đầu tư nước ngoài lớn nhất hiện nay của Việt Nam), còn có tuyến đường vận chuyển trên biển bận rộn của Trung Quốc, một khi khu vực Biển Đông bị đe dọa an ninh, “các nước liên quan rất có khả năng sử dụng vũ lực để duy trì an ninh tuyến đường hàng hải quốc tế”, dễ dàng gây ra “xung đột vũ lực” giữa các nước xung quanh Biển Đông.
Theo bài báo, hiện nay, có rất nhiều nhân tố gây xung đột khu vực tiềm tàng trên toàn cầu như tranh chấp lãnh thổ biên giới, phân phối tài nguyên, mâu thuẫn lịch sử dân tộc. Trong khi đó, khu vực Biển Đông lại có nhiều nhân tố - vấn đề kiểm soát đảo, vấn đề mâu thuẫn dân tộc, khai thác tài nguyên biển đan xen với nhau.
Hơn nữa, xung đột có sự tham gia của nhiều nước càng khó kiểm soát, tiến tới tạo ra mầm họa cho xung đột mới. Cho nên, hệ thống an toàn kiểm soát xung đột của khu vực Biển Đông rất thấp. Đối với vấn đề này, cần phải cảnh giác đầy đủ.
Như vậy, bài báo này của Trung Quốc đã xuyên tạc sự thật, quên đi những hành động xâm lược của Trung Quốc trước đây, chỉ biết đố kị, xuyên tạc, đổ lỗi cho láng giềng. Trên thực tế, cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam! Chính Trung Quốc đã nhảy vào xâm lược, rồi gây ra tranh chấp Biển Đông hiện nay! Chính lòng tham vô độ của Trung Quốc (đường lưỡi bò) là nguyên nhân sâu xa và duy nhất gây ra xung đột vũ trang tiềm tàng!
Trung Quốc hãy từ bỏ “đường lưỡi bò” do mình tự vẽ bậy ra, là nước lớn thì cần phải biết “thượng tôn pháp luật”, chấp hành nghiêm luật pháp quốc tế. Việt Nam sẽ không bao giờ để mất thêm một hòn đảo, đá ngầm nào nữa, nếu có bị đánh chiếm thì Việt Nam cũng sẽ kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ từng tấc đất, tấc biển của Tổ quốc. Việt Nam nay đã khác, Việt Nam đủ trí tuệ, bản lĩnh, ý chí và nguồn lực để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng.
Việt Nam kiên quyết tiêu diệt mọi kẻ thù, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng (ảnh minh họa) |
Trung Quốc hãy đi con đường “trỗi dậy hòa bình” đúng nghĩa, chấm dứt tham vọng biến Biển Đông thành “ao nhà”, chấm dứt để quan chức và truyền thông dùng “chiến thuật ngôn từ” để xuyên tạc sự thật, xuyên tạc bản chất vấn đề, lấy cái thứ yếu, cái không bản chất để che đậy cái chủ yếu, cái bản chất…, dùng “hỏa lực mồm” đe dọa sử dụng vũ lực với láng giềng, uy hiếp và phá hoại hòa bình, an ninh, ổn định khu vực. Trung Quốc sẽ không lừa và đe dọa được ai!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét