Người dân tị nạn từ đông Ukraine đợi lên chuyến xe đưa họ đến Nga. Ảnh: New York Times. |
Hơn một triệu người Ukraine đã phải di cư vì cuộc xung đột giữa Kiev và phiến quân. Theo một báo cáo gần đây của Liên Hợp Quốc, hàng trăm nghìn người trong số họ đã tìm đường vào Nga. Đối mặt với làn sóng nhập cư đó, Nga xúc tiến một chương trình tái định cư quy mô lớn, khuyến khích dân tị nạn ổn định cuộc sống tại các thành phố xa xôi trên khắp đất nước.
Với lời hứa hẹn sẽ tạo công việc, chỗ ở, trợ cấp tiền và tạo điều kiện nhập tịch, các chương trình do Moscow tài trợ nhằm mục đích quảng bá hình ảnh nước Nga là một cường quốc nhân đạo trong khu vực. Nga đón nhận những người Ukraine đang phải trốn chạy những đợt pháo kích từ quân chính phủ và cả phe ly khai. Họ cũng có thể thuyết phục hàng chục nghìn người Ukraine không về nước sau khi xung đột kết thúc.
Với lời hứa hẹn sẽ tạo công việc, chỗ ở, trợ cấp tiền và tạo điều kiện nhập tịch, các chương trình do Moscow tài trợ nhằm mục đích quảng bá hình ảnh nước Nga là một cường quốc nhân đạo trong khu vực. Nga đón nhận những người Ukraine đang phải trốn chạy những đợt pháo kích từ quân chính phủ và cả phe ly khai. Họ cũng có thể thuyết phục hàng chục nghìn người Ukraine không về nước sau khi xung đột kết thúc.
Theo Phó thủ tướng Nga Olga Golodets, dòng người nhập cư có thể mang đến những người tài và nguồn nhân công mới cho một số vùng sâu, dân cư thưa thớt của Nga.
"Hiện nay, có hơn 207.000 người tị nạn từ Ukraine sống trên lãnh thổ Liên bang Nga", bà Golodets phát biểu trên đài phát thanh Echo of Moscow. "Đây là một con số khổng lồ. Và thực tế, đa số những người này đang tái định cư trên các khu vực của Nga".
"Hiện nay, có hơn 207.000 người tị nạn từ Ukraine sống trên lãnh thổ Liên bang Nga", bà Golodets phát biểu trên đài phát thanh Echo of Moscow. "Đây là một con số khổng lồ. Và thực tế, đa số những người này đang tái định cư trên các khu vực của Nga".
Trong thực tế, chương trình đã biến các trại tị nạn gần biên giới thành một trạm khởi hành nhộn nhịp, nơi người tị nạn lên các chuyến tàu và xe buýt qua đêm để tiến vào nội địa Nga, chỉ vài ngày hoặc vài giờ sau khi vượt qua biên giới.
Chính quyền Rostov, vùng tiếp giáp với đông nam Ukraine hôm 21/8 thông báo đã di chuyển 43.000 người dân Ukraine đến các thành phố khác ở Nga.
Dân tị nạn xếp hàng để vượt qua biên giới Nga. Ảnh: New York Times
|
Bà Oksana Shevelina, 62 tuổi, một người phụ nữ tóc đỏ, yếu ớt nhưng đầy nghị lực hồi tháng 8 chạy trốn cuộc pháo kích gần thành phố quê nhà, Novosvitlivka. Bà đi cùng người mẹ 83 tuổi, mẹ bà không thể đi lại bình thường và phải di chuyển bằng chiếc xe lăn.
Hiện giờ, giống như hàng chục nghìn người khác đặt chân đến trại tị nạn, bà Shevelina được khuyến khích đến những vùng sâu hơn trong nước Nga.
Một quan chức phụ trách việc di dân gợi ý cho bà một số thành phố để chọn làm điểm đến, bà viết vội những cái tên xa lạ trên một tờ rơi của siêu thị gồm Perm, Nazran, miền bắc Kavkaz, Cộng hòa Ingushetia, và Kaluga, tương đối gần Moscow.
Một quan chức phụ trách việc di dân gợi ý cho bà một số thành phố để chọn làm điểm đến, bà viết vội những cái tên xa lạ trên một tờ rơi của siêu thị gồm Perm, Nazran, miền bắc Kavkaz, Cộng hòa Ingushetia, và Kaluga, tương đối gần Moscow.
Ngày hôm sau, bà Shevelina nói bà sẽ lên tàu đến một trong các thành phố kể trên. Bà tuyên bố sẽ không bao giờ quay trở lại Ukraine.
Kể từ khi cuộc giao tranh bắt đầu, số lượng người tị nạn đã trở thành một vấn đề chính trị. Nga bị cáo buộc đã thổi phồng con số này để gây áp lực với Kiev. Trong bối cảnh đó, con số bà Golodets đưa ra gần đây là kết quả của một ước tính khiêm tốn từ quan chức Nga. Ước tính này chỉ bao gồm những người đã chính thức xin tham gia chương trình di dân của Nga hoặc xin tị nạn.
Kể từ khi cuộc giao tranh bắt đầu, số lượng người tị nạn đã trở thành một vấn đề chính trị. Nga bị cáo buộc đã thổi phồng con số này để gây áp lực với Kiev. Trong bối cảnh đó, con số bà Golodets đưa ra gần đây là kết quả của một ước tính khiêm tốn từ quan chức Nga. Ước tính này chỉ bao gồm những người đã chính thức xin tham gia chương trình di dân của Nga hoặc xin tị nạn.
Bà Golodets cho biết 50.000 trẻ em Ukraine đã nhập học tại các trường của Nga, khai giảng vào hôm 1/9. Đồng thời, 12.800 người lớn được tạo công ăn việc làm trong khu vực.
Theo Cục Di dân Liên bang Nga, hơn 78.000 người tị nạn đã nộp đơn xin tạm trú, điều này giúp họ được hưởng trợ cấp từ chính phủ và được tạo cơ hội kiếm việc làm. Nga hồi tháng 4 nới lỏng quy tắc để phát hộ chiếu cho những người gốc Nga và nói tiếng Nga. Chính phủ Nga cũng cho biết họ sẽ cố gắng đóng cửa các trại tị nạn trong tháng 9, trước khi mùa đông đến.
Trong khi các thành phố như Moscow và St Petersburg không nhận dân di cư, truyền hình Nga gần đây phát sóng đoạn phim ghi lại cảnh hàng trăm gia đình tị nạn đến những nơi như Magadan và Yakutsk, thành phố có người sinh sống lạnh giá nhất trên trái đất.
Theo Cục Di dân Liên bang Nga, hơn 78.000 người tị nạn đã nộp đơn xin tạm trú, điều này giúp họ được hưởng trợ cấp từ chính phủ và được tạo cơ hội kiếm việc làm. Nga hồi tháng 4 nới lỏng quy tắc để phát hộ chiếu cho những người gốc Nga và nói tiếng Nga. Chính phủ Nga cũng cho biết họ sẽ cố gắng đóng cửa các trại tị nạn trong tháng 9, trước khi mùa đông đến.
Trong khi các thành phố như Moscow và St Petersburg không nhận dân di cư, truyền hình Nga gần đây phát sóng đoạn phim ghi lại cảnh hàng trăm gia đình tị nạn đến những nơi như Magadan và Yakutsk, thành phố có người sinh sống lạnh giá nhất trên trái đất.
"Có khoảng 25-30% dân tị nạn muốn trở về Ukraine, và họ đang ở những khu vực gần biên giới", Anatoli Korol, một quan chức thuộc cơ quan Tình trạng Khẩn cấp vùng Rostov nói. Ông cho biết ông đã giám sát 1.500 người tị nạn quay về Ukraine trong một ngày bằng đường sắt. "Số người còn lại đến các vùng khác của Nga. Và đó là những người tôi nghĩ sẽ không bao giờ quay trở lại", ông nói.
Hầu hết những người rời Ukraine được phỏng vấn gần đây cho biết họ phải trốn chạy những cuộc pháo kích mà họ cho là do quân chính phủ thực hiện. Phần lớn những người này ủng hộ phiến quân và phẫn nộ với Kiev.
Hầu hết những người rời Ukraine được phỏng vấn gần đây cho biết họ phải trốn chạy những cuộc pháo kích mà họ cho là do quân chính phủ thực hiện. Phần lớn những người này ủng hộ phiến quân và phẫn nộ với Kiev.
"Tôi sẽ ra đi mãi mãi", Natalya Tsybulskaya, một kế toán đến từ Donetsk, cho biết. Cô đang xếp hàng chờ lên một chuyến xe buýt sẽ đưa cô tới ga tàu để đến thành phố Ufa, phía tây Ural.
Trước đây Tsybulskaya di cư từ quê nhà, Vinnytsia, phía tây Kiev đến đông Ukraine với chồng mới cưới, Sergei, một lái xe taxi và nhân viên giao hàng. "Tôi hy vọng rằng những người ở Kiev sẽ phải chịu đựng những gì chúng tôi đã trải qua, tôi tin vào công lý", cô nói.
Sergei cho biết anh muốn chiến đấu cho Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, nhưng vợ anh thuyết phục anh chạy trốn khỏi thành phố với con trai và con gái. Khi họ được tạo cơ hội di cư đến Ufa, họ đã tra cứu thành phố trên Google
Trường học có vẻ hiện đại, Tsybulskaya nói. Giá cả đắt đỏ hơn, và cô không biết hai vợ chồng sẽ làm gì để kiếm sống. Họ bị buộc phải bỏ lại xe hơi. Sergei cũng lo lắng không biết gia đình mình sẽ hòa nhập như thế nào khi đến một khu vực có phần lớn người Hồi giáo sinh sống.
Một túp lều trong trại tị nạn cho người dân Ukraine. Ảnh: New York Times
|
Nhiều người vẫn ở lại trong trại tị nạn để chờ người thân vẫn ở Ukraine, có thể là một người vợ đi thăm họ hàng, một người chồng làm việc tại mỏ, hoặc có lẽ đang chiến đấu trong lực lượng ly khai. Nhiều người mang con cái theo.
Oksana Kirilyuk, người phụ nữ 36 tuổi, lo lắng hút thuốc bên ngoài lều 51. Cô đã bỏ lại đứa con trai 10 tuổi ở Horlivka khi tên lửa bắt đầu oanh tạc thành phố vào đầu tháng 8. Cô đưa con trai thứ hai của cô, Bogdan, 8 tuổi, đi theo đoàn người tị nạn do phiến quân thành phố tổ chức.
Xe buýt chật ních, cô phải đi qua đoạn đường nguy hiểm để vào Nga. Cô đã tận dụng được cơ hội để rửa tội cho Bogdan trong một chiếc lều chật chội với những đồ làm lễ mượn từ Giáo hội Chính thống giáo Nga. Mẹ chồng cô, một người kiên định theo chủ nghĩa vô thần, vẫn ở Ukraine.
Kirilyuk nâng niu tờ giấy chứng nhận được trang trí công phu từ buổi lễ, khi cô nghĩ đến số phận con trai lớn của mình. Cô đã không liên lạc với cậu bé trong vài tuần.
"Tôi không thể bỏ đi chỉ với một đứa con", cô vừa nói vừa khóc. "Hoặc là có cả hai đứa, hoặc tôi sẽ quay trở lại, hoặc ở lại đây và chờ đợi".
"Tôi không thể bỏ đi chỉ với một đứa con", cô vừa nói vừa khóc. "Hoặc là có cả hai đứa, hoặc tôi sẽ quay trở lại, hoặc ở lại đây và chờ đợi".
Gần đó, Viktor Koshelyov, một thợ hàn từ Luhansk với mái tóc muối tiêu, đang đọc kỹ một bản danh sách viết tay, liệt kê những nhà máy ông có thể kiếm được việc làm. Ông mong muốn đến thành phố Samara sinh sống.
Ông nói rằng ông đã cố gắng rời khỏi trại tị nạn từ vài ngày trước, nhưng vẫn chưa tìm thấy nơi làm việc. "Ở tuổi của tôi, tôi không thể tự xin được việc. Nếu họ cho tôi việc làm, tôi sẽ rời khỏi trại", ông nói.
Trong khi đó, Oleg và Natasha đã nhanh chóng thuê taxi quay về Ukraine, sau khi chứng kiến cảnh tượng đông đúc và hỗn loạn tại trại tị nạn.
Trong khi đó, Oleg và Natasha đã nhanh chóng thuê taxi quay về Ukraine, sau khi chứng kiến cảnh tượng đông đúc và hỗn loạn tại trại tị nạn.
"Chúng tôi đã đổi ý. Ngay sau khi hoàn tất thủ tục giấy tờ, chúng tôi nhìn vào bên trong lều và…bạn hiểu ý tôi rồi đấy", Natasha nói.
Quê nhà của họ, Krasnodon, cách biên giới Nga khoảng 26 km. Ngoài một vài vụ pháo kích đã phá huỷ một nhà thờ, thành phố này vẫn còn nguyên vẹn. Tuy người dân không thể sử dụng điện thoại di động, họ vẫn có điện và nước sinh hoạt.
"Tôi chưa sẵn sàng cho việc di cư", cô nói. "Các con tôi chưa sẵn sàng cho việc này".
Vũ Thảo (Theo New York Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét