Kiev và phe ly khai vừa đạt được thỏa thuận hưu chiến vào hôm 5/9 tại Minsk, Belarus, là đề tài thu hút quan tâm bình luận của hầu hết các báo Pháp.
Photo: RIA Novosti |
Kiev và phe ly khai vừa đạt được thỏa thuận hưu chiến vào hôm 5/9 tại Minsk, Belarus, là đề tài thu hút quan tâm bình luận của hầu hết các báo Pháp.
Nhật báo Le Monde có bài viết nhận định về vai trò của chủ nhân điện Kremlin qua bài viết: "Ukraine: Vladimir Putin ra luật chơi".
Theo nhật báo, đàm phán về lệnh ngừng bắn giữa hai bên được mở ra dưới sự bảo trợ của Moscow. Từ đầu cuộc chiến cho đến nay và trước thế yếu của Ukraine, Tổng thống Putin luôn là người làm chủ cuộc chơi.
Trong cuộc khủng hoảng này, chủ nhân điện Kremlin cần giành chiến thắng chứ không cần sự đồng thuận. Cuộc chiến Ukraine đã trở thành một vấn đề sống còn đối với nước Nga, bởi Moscow muốn phô trương thế lực và uy tín của mình thông qua việc ủng hộ phe ly khai để gây bất ổn cho Ukraine, cản trở Ukraine thoát ra vòng kiểm soát của nước mẹ đại Nga, khi chính phủ mới Kiev được thành lập từ cuộc cách mạng Maidan muốn hướng về Châu Âu.
Nhật báo Le Monde nhận định, mỗi khi quốc tế đổ dồn công kích vào chủ nhân điện Kremlin do cuộc khủng hoảng tại Ukraine, Tổng thống Putin lại chơi lá bài hạ hỏa. Kịch bản đó cứ tiếp diễn từ 6 tháng qua.
Không phải ngẫu nhiên mà Moscow đề nghị đàm phán cho thỏa thuận ngừng bắn vào hôm thứ tư (03/09/2014). Tờ báo cho rằng, động thái này rơi vào đúng thời điểm trước thềm Thượng đỉnh NATO tại xứ Wales, lúc mà phương Tây đang dự định các biện pháp trừng phạt mới đánh vào nền kinh tế Nga.
Mỗi lần như vậy, mục tiêu của Tổng thống Putin là xoa dịu phương Tây để tránh bị trả đũa bằng cách thể hiện thái độ hòa giải và gieo mối bất hòa giữa các nước phương Tây, bởi các quốc gia này luôn bị chia rẽ trong chiến lược đối phó với sự lấn lướt của Moscow.
Le Monde nhận định, nhiều quốc gia Châu Âu mong đợi thỏa thuận ngừng bắn giữa Kiev và phe ly khai nhằm chấm dứt khủng hoảng mà hậu quả của nó vô cùng nặng nề đối với nền kinh tế của các nước.
Ukraine: hòa bình lạ kỳ
Cuối cùng thì hòa bình cũng lập lại tại miền Đông Ukraine với lệnh hưu chiến được thông qua vào ngày hôm 5/9. Người dân hớn hở vì thoát khỏi cảnh di tản, tránh đầu rơi máu chảy.
Tuy nhiên, nhật báo Le Parisien và Le Figaro thận trọng nhận thấy đây là lệnh ngừng bắn "khá bấp bênh", hay mơ hồ, theo ngôn từ của Libération, bởi vì trên thực tế, thỏa thuận này có nguy cơ gây chia cắt đất nước Ukraine.
Không vòng vo, nhật báo le Figaro mường tượng ra ngay biên giới mới được vẽ ra trên bản đồ: "Vùng Donbass có thể sẽ rơi vào danh sách các lãnh thổ ma, tức là không được cộng đồng quốc tế thừa nhận, nhưng lại đặt dưới sự bảo hộ Nga". Tổng thống Putin vốn mệnh danh cho vùng Donbass là "Nước Nga mới".
Nhật báo Le Monde có bài viết nhận định về vai trò của chủ nhân điện Kremlin qua bài viết: "Ukraine: Vladimir Putin ra luật chơi".
Theo nhật báo, đàm phán về lệnh ngừng bắn giữa hai bên được mở ra dưới sự bảo trợ của Moscow. Từ đầu cuộc chiến cho đến nay và trước thế yếu của Ukraine, Tổng thống Putin luôn là người làm chủ cuộc chơi.
Trong cuộc khủng hoảng này, chủ nhân điện Kremlin cần giành chiến thắng chứ không cần sự đồng thuận. Cuộc chiến Ukraine đã trở thành một vấn đề sống còn đối với nước Nga, bởi Moscow muốn phô trương thế lực và uy tín của mình thông qua việc ủng hộ phe ly khai để gây bất ổn cho Ukraine, cản trở Ukraine thoát ra vòng kiểm soát của nước mẹ đại Nga, khi chính phủ mới Kiev được thành lập từ cuộc cách mạng Maidan muốn hướng về Châu Âu.
Nhật báo Le Monde nhận định, mỗi khi quốc tế đổ dồn công kích vào chủ nhân điện Kremlin do cuộc khủng hoảng tại Ukraine, Tổng thống Putin lại chơi lá bài hạ hỏa. Kịch bản đó cứ tiếp diễn từ 6 tháng qua.
Không phải ngẫu nhiên mà Moscow đề nghị đàm phán cho thỏa thuận ngừng bắn vào hôm thứ tư (03/09/2014). Tờ báo cho rằng, động thái này rơi vào đúng thời điểm trước thềm Thượng đỉnh NATO tại xứ Wales, lúc mà phương Tây đang dự định các biện pháp trừng phạt mới đánh vào nền kinh tế Nga.
Mỗi lần như vậy, mục tiêu của Tổng thống Putin là xoa dịu phương Tây để tránh bị trả đũa bằng cách thể hiện thái độ hòa giải và gieo mối bất hòa giữa các nước phương Tây, bởi các quốc gia này luôn bị chia rẽ trong chiến lược đối phó với sự lấn lướt của Moscow.
Le Monde nhận định, nhiều quốc gia Châu Âu mong đợi thỏa thuận ngừng bắn giữa Kiev và phe ly khai nhằm chấm dứt khủng hoảng mà hậu quả của nó vô cùng nặng nề đối với nền kinh tế của các nước.
Ukraine: hòa bình lạ kỳ
Cuối cùng thì hòa bình cũng lập lại tại miền Đông Ukraine với lệnh hưu chiến được thông qua vào ngày hôm 5/9. Người dân hớn hở vì thoát khỏi cảnh di tản, tránh đầu rơi máu chảy.
Tuy nhiên, nhật báo Le Parisien và Le Figaro thận trọng nhận thấy đây là lệnh ngừng bắn "khá bấp bênh", hay mơ hồ, theo ngôn từ của Libération, bởi vì trên thực tế, thỏa thuận này có nguy cơ gây chia cắt đất nước Ukraine.
Không vòng vo, nhật báo le Figaro mường tượng ra ngay biên giới mới được vẽ ra trên bản đồ: "Vùng Donbass có thể sẽ rơi vào danh sách các lãnh thổ ma, tức là không được cộng đồng quốc tế thừa nhận, nhưng lại đặt dưới sự bảo hộ Nga". Tổng thống Putin vốn mệnh danh cho vùng Donbass là "Nước Nga mới".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét