CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

"Nhiều người Trung Quốc tin Việt Nam, Philippines nhỏ và dễ đánh"?!

(GDVN) - Trong bối cảnh chiến tranh hiện đại với vũ khí ngày càng chính xác, sử dụng ngày càng nhiều tên lửa thì không còn ranh giới giữa kẻ mạnh và người yếu.

Mọi hoạt động quân sự, quốc phòng bình thường của Việt Nam đều trở thành
tâm điểm chú ý của một bộ phận truyền thông Trung Quốc. Hình ảnh Su-27 của
 Không quân Việt Nam được Tân Hoa Xã đăng tải.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 3/9 dẫn nguồn tin website tạp chí quốc phòng Kanwa tại Canada bình luận, vài năm gần đây những bàn luận trong giới quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc về việc đánh Việt Nam, đánh Philippines, thậm chí là đánh Nhật Bản, Ấn Độ hay cả Mỹ chưa bao giờ gián đoạn. Và cũng thật trùng hợp khi năm nào Trung Quốc cũng có va chạm với một hay một số các quốc gia kể trên, không trên đất liền thì ở trên biển dẫn đến những đồn đoán về một trận hải chiến hay xung đột quân sự bất ngờ.
Kanwa cho hay, nhiều người Trung Quốc nghĩ rằng Việt Nam và Philippines là nước nhỏ, yếu và dễ đánh!? Trên thực tế trong bối cảnh chiến tranh hiện đại với vũ khí ngày càng chính xác, sử dụng ngày càng nhiều tên lửa thì không còn ranh giới giữa kẻ mạnh và người yếu nữa. 
Chiến tranh Falkland giữa Argentina và Anh năm 1982 đã hội tụ rất nhiều đặc điểm của một trận hải chiến hiện đại giữa một cường quốc hải quân hàng đầu là Anh với quốc gia có thực lực hải quân nhỏ bé như Argentina. Chênh lệch tương quan lực lượng giữa Anh với Argentina cũng tương tự như khoảng cách Trung - Việt hiện nay, nhưng rốt cuộc Argentina vẫn giành chiến thắng và Việt Nam có thể rút ra những bài học cho mình. 
Nếu một cuộc hải chiến nổ ra giữa Trung Quốc và Việt Nam hay Philippines, rất có khả năng Chiến tranh Falkland sẽ lại lặp lại trên Biển Đông.
Khi phải đối mặt với 1 cường quốc hải quân như Vương quốc Anh, lựa chọn của hải quân Argentina gần như là tránh đòn. Trong toàn bộ cuộc chiến, thực tế không quân Argentina mới là lực lượng chủ lực. Điều đáng nói là không quân Argentina thời điểm này chỉ có 4 chiếc chiến đấu cơ và 5 quả tên lửa không đối hạm Exocet tầm bắn 50 km là có đầy đủ năng lực tác chiến trong một cuộc chiến tranh hiện đại.
Vậy mà kết quả không ai ngờ được, quả Exocet thứ 2 đã bắn trúng tàu hộ vệ Sheffield, quả tên lửa thứ 3 Argentina bắn trúng tàu MV Atlantic Conveyor, quả Exocet thứ 5 nhằm trúng tàu khu trục Vale of Glamorgan.
Lực lượng Không quân Việt Nam được Kanwa đánh giá cao, tuy nhiên mục đích đằng sau những bình luận này là gì cũng cần hết sức lưu tâm để ý.
Ngoài ra không quân Argentina đã điều động đồng thời 30 chiếc máy bay A4 xuất kích, toàn bộ đội hình bay thấp ném bom, cách đánh can đảm này đã khiến hải quân Anh tổn thất 6 chiến hạm mặt nước.
Do đó, bài học kinh nghiệm từ cuộc chiến Falkland cho thấy, hải chiến trong tương lai thì chính binh chủng không quân trong hải quân mới có vai trò quyết định thắng lợi. Lực lượng này không chỉ có thể cơ động tầm xa mà còn tấn công tên lửa hiệu quả.
Hiện nay Không quân Việt Nam đã có 32 chiếc chiến đấu cơ Su-30MK2, là lực lượng tấn công trên không rất lớn. Su-30MK2 của Việt Nam có đầy đủ các tính năng tác chiến mà Su-30MKK, Su-30MK2 Trung Quốc có. Su-30MK2 của Việt Nam vừa có thể sử dụng hệ thống phóng tên lửa Kh59TE tấn công mục tiêu, vừa có thể sử dụng các tên lửa không đối hạm do Nga chế tạo. 
Su-30MKK của không quân Trung Quốc không có tính năng tấn công tên lửa không đối hạm sử dụng hệ thống Kh31, thời gian tới có được nâng cấp hệ thống phần mềm hay không vẫn còn phải chờ xem. Nói cách khác, cùng là một loại chiến đấu cơ nhưng Nga chỉ kiếm tiền của Việt Nam 1 lần, nhưng kiếm của Trung Quốc 2 lần.
32 chiếc Su-30MK2 dù hoạt động trong không phận Việt Nam cũng có thể trực tiếp sử dụng tên lửa không đối hạm tấn công các căn cứ quân sự trọng yếu ở vịnh Á Long, Tam Á, Hải Nam, tấn công căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094, cầu tàu khu trục hạm 052C. Với bán kính tác chiến 1500 km, thậm chí ngay cả những căn cứ quân sự ở Trạm Giang, Côn Minh, Nam Ninh nằm trong chiều sâu phòng ngự của Trung Quốc cũng nằm trong phạm vi tấn công của không quân Việt Nam.
Chỉ riêng điều này cũng đủ để ra đòn tấn công chí mạng nhằm vào lực lượng không quân, hải quân Trung Quốc. Chưa nói đến chỉ cần dùng 2 đến 3 quả tên lửa chống hạm Bastion/Yakhon tầm bắn 300 km có thể trực tiếp tấn công căn cứ Á Long, đánh chìm tàu sân bay Trung Quốc, Kanwa bình luận.
Ngoài ra 40 chiếc Su-22 đã được nâng cấp đạt chuẩn M4, có thể bắn liên tục tên lửa Kh28 tầm bắn 110 km hoặc Kh29 tầm bắn 30 km. Lực lượng này có thể gợi nhớ đến đội chiến đấu cơ A4 của Argentina.
Bài học thứ 2 từ trận hải chiến Falkland cho thấy, tàu ngầm là lực lượng có sức uy hiếp hiệu quả chưa từng có, ảnh hưởng tới toàn bộ cục diện cuộc chiến. Trong trận hải chiến này, hải quân Argentina hoàn toàn tránh tham chiến có nguyên nhân bởi chiếc tuần dương hạm ARA General Belgrano đã bị 1 chiếc tàu ngầm Conquistador của hải quân Anh bắn chìm. 
Lễ Thượng cờ Tổ quốc trên tàu ngầm Tp Hồ Chí Minh. Việt Nam trang bị tàu ngầm cho Hải quân không ngoài mục đích nâng cao năng lực phòng thủ và đối phó với những nguy cơ đe dọa chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nhưng đang bị một số tờ báo Trung Quốc cố tình xuyên tạc, bôi đen thành chạy đua vũ trang. Ảnh: Hải Luận/Báo Biên phòng.
Trong trận chiến này Anh đã điều động 5 chiếc tàu ngầm chạy động cơ hạt nhân tham gia. Lực lượng tàu ngầm không chỉ tham gia phong tỏa trên biển, mà còn thực hiện nhiệm vụ cảnh giới, radar phát hiện các đợt tấn công của chiến đấu cơ A4, trong khi tấn công tàu ngầm từ trên không lại vô cùng khó khăn.
Cần phải nhấn mạnh rằng lực lượng tàu ngầm chạy động cơ hạt nhân của hải quân Anh thời bấy giờ còn chưa có năng lực tấn công chính xác bằng sử dụng tên lửa ngầm đối đất, tên lửa chống ngầm mà chỉ vừa mới được trang bị loại ngư lôi mới Tigerfish tính năng chưa ổn định, tỉ lệ phóng thành công có 40%.
Ngày nay Hải quân Việt Nam được trang bị 6 tàu ngầm lớp Kilo 636VM, tính năng vượt xa loại tàu ngầm 636 của hải quân Trung Quốc. Tàu ngầm của Việt Nam được trang bị kính tiềm vọng có thể nhìn xuyên đêm khá tốt cùng với hệ thống tên lửa ngầm đối đất 3M-14E tầm bắn 300 km, tên lửa 3M-54E ngầm đối hạm tầm bắn 220 km (hải quân Trung Quốc cũng có), hệ thống khống chế hỏa lực của tàu ngầm Việt Nam cũng đã được nâng cấp. Tàu ngầm Kilo 636 của Trung Quốc chỉ được trang bị 2 ống phóng ngư lôi và có thể phóng tên lửa 3M-54E.
6 chiếc tàu ngầm Kilo của Việt Nam và đội tàu ngầm cỡ nhỏ do Việt Nam tự nghiên cứu chế tạo hoàn toàn có thể phong tỏa vịnh Bắc Bộ, vịnh Á Long, thậm chí là cảng Trạm Giang. Khi cần tấn công, tên lửa 3M-14E có thể trực tiếp tấn công mục tiêu tại các căn cứ nói trên phối hợp cùng với không quân.
Lực lượng chiến hạm mặt nước của Việt Nam được hiện đại hóa, đặc biệt là sự đa dạng của hệ thống tên lửa hạm đối hạm. Trong số các chiến hạm mặt nước cỡ lớn, 2 chiếc tàu hộ vệ mang tên lửa mà Nga bàn giao cho Việt Nam năm 2012 được trang bị 8 quả tên lửa Kh-35 có tầm bắn 140 km, lượng dãn nước 2200 tấn.
Năm 2013 Việt Nam đặt mua 2 tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Sigma của Hà Lan và có thể sử dụng hệ thống tên lửa Exocet do Pháp chế tạo. Năng lực tấn công của lực lượng xuồng cao tốc mang tên lửa cũng không thể xem thường, Hải quân Việt Nam hiện được trang bị 11 chiếc BPS500 với 8 quả tên lửa Kh35. 
Trong khi bất lợi lớn nhất của Trung Quốc lúc xung đột với Việt Nam là các căn cứ hải quân chiến lược của họ quá gần Việt Nam, nằm hoàn toàn trong tầm bắn của lực lượng không quân, hải quân và tên lửa Việt Nam. Lực lượng xuồng cao tốc mang tên lửa cũng có thể được sử dụng để tấn công vịnh Á Long và các chiến hạm mặt nước còn Bắc Kinh không bố trí xuồng cao tốc tại căn cứ này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét