Nếu có xung đột ở biển Đông, tàu ngầm và máy bay Mỹ có thể được triển khai từ Australia, tấn công hạm đội Trung Quốc"...
Lính thủy quân lục chiến Mỹ được triển khai tới Australia - Ảnh: US Army. |
Thỏa thuận hợp tác quân sự mới giữa Mỹ và Australia khiến Canberra trở thành mối đe dọa đối với Trung Quốc, mạng Want China Times dẫn nhận định của truyền thông Trung Quốc cho hay.
Theo nội dung một bài viết trên tờ Thời báo Hoàn cầu, phụ san của tờ Nhân dân Nhật báo, hôm 12/8 vừa qua, Washington và Canberra đã ký với nhau một thỏa thuận có thời hạn 25 năm, cho phép điều động các binh sỹ thuộc lực lượng không quân và thủy quân lục chiến của Mỹ tham gia huấn luyện ở Darwin, thuộc lãnh thổ bắc Australia.
Ông David Johnston, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Australia, nói rằng khoảng 1.200 binh sỹ thuộc lực lượng không quân, thủy quân lục chiến của Mỹ đã được luân chuyển tới căn cứ quân sự ở thành phố Darwin, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Australia là một phần trong chiến lược "xoay trục sang châu Á" của Washington.
Thỏa thuận mới được ký ngày 12/8 cho phép Mỹ tăng số lượng quân nhân đồn trú ở Australia lên 2.500 người. Theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel bản thỏa thuận giữa Washington và Canberra đã nhấn mạnh đến sự cam kết "tái cân bằng" trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.
"Chúng tôi sẽ không di chuyển đến bất cứ đâu", ông Hagel nói. "Các đối tác của chúng tôi ở đây, các nghĩa vụ hiệp ước của chúng tôi nằm ở đây và có ý nghĩa rất quan trọng đối với chúng tôi", ông cho biết. Theo lời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, nước này hiện có 200 tàu thuuyền và hơn 360.000 binh sỹ ở khu vực Thái Bình Dương.
Phụ san của tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn lời Chuẩn đô đốc lực lượng hải quân Trung Quốc Li Jie nhận định, Australia có thể tăng thêm áp lực đáng kể đối với mạng lưới tiếp tế hàng hải của Trung Quốc thông qua eo biển Malacca, trong trường hợp xảy ra xung đột ở khu vực biển Đông.
Theo Li Jie, với các căn cứ ở Guam, Nhật, Hàn, Mỹ có thể khống chế Trung Quốc từ nhiều hướng khác nhau. Một chuyên gia cho rằng, nếu xảy ra cuộc chiến giữa Trung Quốc với Việt Nam hay với Philippines về tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, tàu ngầm và máy bay Mỹ có thể được triển khai từ Australia, tấn công hạm đội Trung Quốc.
Với nhận định như trên, tờ Thời báo Hoàn cầu khẳng định, Australia có thể trở thành mối đe dọa tới an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Trong khi đó, hôm 12/8, sau khi ký thỏa thuận trên với phía Australia, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ John Kerry đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc trở thành một đối tác hợp tác, và nói rằng Washington không muốn đối đầu hay xung đột với Bắc Kinh.
"Chúng tôi hoan nghênh việc Trung Quốc nổi lên, với tư cách là một đối tác toàn cầu, đầy hy vọng, một cường quốc kinh tế, một thành viên mang tinh thần xây dựng và tham gia đầy đủ vào cộng đồng quốc tế", ông John Kerry khẳng định.
Trước đó, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Australia, bà Julie Bishop, cũng phủ nhận thỏa thuận được ký với mục đích nhắm vào Trung Quốc. "Đó không phải là mục đích của thỏa thuận. Nó được ký để giúp Australia phối hợp chặt chẽ với Mỹ để đảm bảo chúng ta có thể phục vụ cho hòa bình an ninh trong khu vực”, bà Bishop cho hay.
Theo nội dung một bài viết trên tờ Thời báo Hoàn cầu, phụ san của tờ Nhân dân Nhật báo, hôm 12/8 vừa qua, Washington và Canberra đã ký với nhau một thỏa thuận có thời hạn 25 năm, cho phép điều động các binh sỹ thuộc lực lượng không quân và thủy quân lục chiến của Mỹ tham gia huấn luyện ở Darwin, thuộc lãnh thổ bắc Australia.
Ông David Johnston, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Australia, nói rằng khoảng 1.200 binh sỹ thuộc lực lượng không quân, thủy quân lục chiến của Mỹ đã được luân chuyển tới căn cứ quân sự ở thành phố Darwin, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Australia là một phần trong chiến lược "xoay trục sang châu Á" của Washington.
Thỏa thuận mới được ký ngày 12/8 cho phép Mỹ tăng số lượng quân nhân đồn trú ở Australia lên 2.500 người. Theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel bản thỏa thuận giữa Washington và Canberra đã nhấn mạnh đến sự cam kết "tái cân bằng" trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.
"Chúng tôi sẽ không di chuyển đến bất cứ đâu", ông Hagel nói. "Các đối tác của chúng tôi ở đây, các nghĩa vụ hiệp ước của chúng tôi nằm ở đây và có ý nghĩa rất quan trọng đối với chúng tôi", ông cho biết. Theo lời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, nước này hiện có 200 tàu thuuyền và hơn 360.000 binh sỹ ở khu vực Thái Bình Dương.
Phụ san của tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn lời Chuẩn đô đốc lực lượng hải quân Trung Quốc Li Jie nhận định, Australia có thể tăng thêm áp lực đáng kể đối với mạng lưới tiếp tế hàng hải của Trung Quốc thông qua eo biển Malacca, trong trường hợp xảy ra xung đột ở khu vực biển Đông.
Theo Li Jie, với các căn cứ ở Guam, Nhật, Hàn, Mỹ có thể khống chế Trung Quốc từ nhiều hướng khác nhau. Một chuyên gia cho rằng, nếu xảy ra cuộc chiến giữa Trung Quốc với Việt Nam hay với Philippines về tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, tàu ngầm và máy bay Mỹ có thể được triển khai từ Australia, tấn công hạm đội Trung Quốc.
Với nhận định như trên, tờ Thời báo Hoàn cầu khẳng định, Australia có thể trở thành mối đe dọa tới an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Trong khi đó, hôm 12/8, sau khi ký thỏa thuận trên với phía Australia, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ John Kerry đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc trở thành một đối tác hợp tác, và nói rằng Washington không muốn đối đầu hay xung đột với Bắc Kinh.
"Chúng tôi hoan nghênh việc Trung Quốc nổi lên, với tư cách là một đối tác toàn cầu, đầy hy vọng, một cường quốc kinh tế, một thành viên mang tinh thần xây dựng và tham gia đầy đủ vào cộng đồng quốc tế", ông John Kerry khẳng định.
Trước đó, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Australia, bà Julie Bishop, cũng phủ nhận thỏa thuận được ký với mục đích nhắm vào Trung Quốc. "Đó không phải là mục đích của thỏa thuận. Nó được ký để giúp Australia phối hợp chặt chẽ với Mỹ để đảm bảo chúng ta có thể phục vụ cho hòa bình an ninh trong khu vực”, bà Bishop cho hay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét