CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Biển Đông hữu sự, quân Mỹ đồn trú tại Úc sẽ bao vây Trung Quốc

(GDVN) - Một khi Biển Đông có biến, tàu chiến, tàu ngầm và máy bay của Mỹ có thể lập tức được điều động.
Lính Thủy quân lục chiến Mỹ đến căn cứ Darwin, miền Bắc nước Úc.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 13/8 bình luận, trước năm 2011 Mỹ không có quân đồn trú tại Úc. Chỉ từ khi Washington tuyên bố chiến lược tái cân bằng sang châu Á - Thái Bình Dương thì Mỹ mới có kế hoạch đưa quân đồn trú sang căn cứ Darwin miền Bắc nước Úc.
Tuy nhiên trước đây Úc không xem Darwin là một căn cứ quân sự có tính vĩnh cửu, nhưng hiện tại sau khi ký kết hiệp định hợp tác quân sự với Mỹ, Darwin đang chuyển dần sang một căn cứ quân sự có tính chất vĩnh cửu.
"2500 quân chẳng qua cũng chỉ là 1 trung đoàn, quy mô không lớn. Nhưng mục đích chính của Mỹ trong việc cắt quân đồn trú tại Darwin nằm ở chỗ, một khi Biển Đông có biến, tàu chiến, tàu ngầm và máy bay của Mỹ có thể lập tức được điều động đến các căn cứ quân sự lớn của Úc như Darwin ở miền Bắc hay căn cứ không quân Pearce ở miền Tây, ngoài ra còn căn cứ Sydney và Adelaide, đó mới là điều cần phải cảnh giác", một chuyên gia quân sự Trung Quốc nói với Thời báo Hoàn Cầu.
Lý Kiệt, chuyên gia hải quân Trung Quốc thì cho rằng giá trị các căn cứ quân sự tại úc nằm ở chỗ, một mặt liên kết với các căn cứ tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam hình ành thế liên hoàn, tăng cường binh lực và khả năng điều động binh hỏa lực vào Biển Đông và tạo thế bao vây Trung Quốc.
Mặt khác do vị trí của căn cứ Darwin rất gần với Biển Đông và eo biển Malacca nên rất có lợi trong tương lai một khi có biến, lực lượng quân sự Mỹ có thể nhanh chóng cơ động kiểm soát các vùng biển gần Indonesia, Philippines và đặc biệt là eo biển Malacca, gây áp lực rất lớn đối với Trung Quốc.
Theo The Guardian, trước đó Úc đã ký hiệp định hợp tác với các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ ở phía Bắc châu Á và chào đón sự hiện diện lớn hơn của Mỹ ở căn cứ Darwin. Một thông cáo đưa ra sau cuộc hội đàm hôm Thứ Ba tại Sydney cho biết, Mỹ và Úc cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ, đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của tên lửa đạn đạo trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tuyên bố chung cũng hoan nghênh sự hiện diện lớn hơn của thủy quân lục chiến Mỹ trong việc triển khai luân phiên tại Darwin, đồng thời yêu cầu các quan chức hải quân 2 bên xây dựng phương án thực tế tăng cường đào tạo hải quân và các bài tập trận ở Úc và khu vực.
Hội nghị Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Úc cũng quyết tâm mở rộng hợp tác quốc phòng 3 bên với Nhật Bản, một động thái khiến Trung Quốc hết sức tức tối.
Tờ The Guardian của Anh ngày 13/8 bình luận, Bắc Kinh đang ngày càng tìm cách khẳng định mình về mặt quân sự trong khu vực, gây rắc rồi phiền hà cho Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc.
Tham vọng của Trung Quốc về vai trò của họ đã thể hiện một phần qua các hành động khiêu khích trên Biển Đông, cả Mỹ và Úc hôm Thứ Ba đã kêu gọi Trung Quốc kiềm chế ở Biển Đông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét