Một trung tâm dịch vụ tên lửa phòng không ở Việt Nam sẽ góp phần nâng cao đáng kể khả năng bảo đảm vũ khí sẵn sàng chiến đấu cho Lực lượng Phòng không Không quân. |
Liên hiệp tập đoàn "Almaz-Antey" đang tiến hành đàm phán về việc khai trương tại Việt Nam, Algeria, Ấn Độ và Trung Quốc những Trung tâm dịch vụ sửa chữa và bảo trì hệ thống phòng không mà Nga cung cấp cho các nước này, Phó Chủ tịch Almaz-Antey, ông Vyacheslav Dzirkaln nói với hãng tin ITAR-TASS tại triểm lãm quốc phòng Oboronekspo 2014
Theo lời ông, các Trung tâm dịch vụ là hướng hoạt động rất quan trọng và nghiêm túc. Đây là phương thức hiệu quả để đảm bảo hoạt động của các thiết bị kỹ thuật, cho phép nhanh chóng giải quyết vấn đề cải tiến hiện đại hóa và sửa chữa hệ thống phòng không mà không cần phải di chuyển từ nước này sang nước khác.
Trước đó, trong báo cáo tài chính của Almaz-Antay về các hoạt động năm 2013 cũng cho biết rằng, Nga và Việt Nam đã đàm phán về việc thành lập trung tâm dịch vụ sửa chữa và bảo trì hệ thống phòng không đặt trên lãnh thổ Việt Nam. Đáp lại, đoàn Việt Nam cũng đã tỏ ý khá hài lòng về vấn đề này.
Việc Nga mong muốn thành lập một trung tâm dịch vụ sửa chữa và bảo trì hệ thống phòng không tại Việt Nam sẽ là một tín hiệu rất đáng mừng. Bởi gần như tất cả các hệ thống tên lửa phòng không đang được Quân đội Việt Nam sử dụng hiện nay đều có nguồn gốc từ Liên Xô/Nga, trong đó có thể kể đến như hệ thống tên lửa phòng không tầm xa tiên tiến S-300PMU1, hệ thống tên lửa phòng không tầm gần và tầm trung S-125 Neva/Pechora, hay hệ thống tên lửa S-75 Dvina (SAM-2) đã đi vào "huyền thoại" trong cuộc kháng chiến trống Mỹ của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn sử dụng một số lượng tương đối lớn các tổ hợp phòng không cơ động tầm gần như 9K31 Strela-1, 9K35 Strela-10 và một số tổ hợp phòng không mang vác như 9K310 Igla-1hay 9K32 Strela-2 cũng đều do Liên Xô/Nga sản xuất. Do đó, nhu cầu về việc bảo trì và sửa chữa, hay thậm chí là nâng cấp các hệ thống tên lửa là không hề nhỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét