CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Tình hình Ukraine: Ông Putin nói và làm!

Quốc hội Ukraine đã thông qua lần cuối cùng gói các biện pháp trừng phạt Nga trong khi ông Putin hứa sẽ làm hết sức để chấm dứt đổ máu.
Quốc hội Ukraine thông qua luật về biện pháp trừng phạt Nga
Theo Chủ tịch Quốc hội Aleksander Turchinov, văn kiện thông qua ngày 14/8 là luật cơ sở để từ đó các biện pháp trừng phạt được đưa ra trong tương lai.
Với 244 phiếu thuận so với 226 phiếu tối thiểu, ngày 14/8, Quốc hội Ukraine đã thông qua lần cuối cùng gói các biện pháp trừng phạt Nga, với một số thay đổi về vấn đề hạn chế truyền thông.

Theo dự luật về các biện pháp trừng phạt, Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine có quyền phong tỏa tài sản, hạn chế các giao dịch thương mại, dừng toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển quá cảnh tài nguyên, các chuyến bay và các hình thức giao thông vận tải khác qua lãnh thổ Ukraine, chặn việc rút vốn, tạm dừng thực hiện các nghĩa vụ kinh tế và tài chính, hủy giấy phép.
Ngoài ra, dự luật còn quy định các biện pháp cấm hoặc hạn chế việc ra vào lãnh hải, cảng biển Ukraine của tàu thủy, ra vào không phận của máy bay, dừng các hợp đồng kinh tế, an ninh và quốc phòng...
Trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt Nga còn có việc chấm dứt các trao đổi văn hóa, hợp tác khoa học, từ chối cấp visa, hủy các chuyến thăm chính thức... Như vậy, danh sách trừng phạt 172 công dân Nga và các nước khác cũng như 65 doanh nghiệp Nga sẽ do Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine thông qua.
Một phiên họp của Quốc hội Ukraine.
Một phiên họp của Quốc hội Ukraine.
So với lần thảo luận ngày 12/8, Quốc hội Ukraine đã rút khỏi dự luật lệnh cấm dịch vụ bưu điện, cũng như những biện pháp hạn chế các phương tiện thông tin đại chúng.
Ngay sau Quốc hội Ukraine thông qua lần cuối cùng gói các biện pháp trừng phạt Nga, Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã chỉ trích Ukraine.
Theo ông Fico, "thật khó hiểu" khi Ukraine, quốc gia có thỏa thuận liên kết với Liên minh châu Âu (EU) gồm 28 nước và nhận sự giúp đỡ của khối này, lại thực hiện "các bước đi đơn phương" có thể làm dấy lên mối đe dọa đối với những lợi ích kinh tế của các quốc gia EU riêng rẽ.
Cũng liên quan đến dự luật trừng phạt Nga của Ukraine, ngày 14/8, Chủ tịch Ủy ban các vấn đề quốc tế của Duma quốc gia (Hạ viện) Nga Aleksey Pushkov cho biết không loại trừ khả năng phía Nga sẽ có những biện pháp đáp trả gói trừng phạt trên.
Nga sẽ nỗ lực chấm dứt đổ máu tại Ukraine
Trong khi đó, cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga sẽ làm hết sức để chấm dứt đổ máu tại Ukraine.
Tổng thống Nga Putin (Ảnh: RIA)
Tổng thống Nga Putin (Ảnh: RIA)
Trước đó, ngày 30/7, Ngoại trưởng Sergei Lavrov cũng cho biết, Nga sẽ nỗ lực hết mình để giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine
Phát biểu sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Tajikistan Sirojiddin Aslov, ông Lavrov nói: "Chúng tôi đã tìm được cơ sở chung là cần phải nhanh chóng chấm dứt đổ máu tại Ukraine và ngay lập tức khởi động quá trình đàm phán để tìm một giải pháp có thể được tất cả các bên chấp nhận".
Ông khẳng định rằng, Nga sẽ làm tất cả mọi thứ để thúc đẩy những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các Thỏa thuận Geneva đạt được hôm 17/4. Những thỏa thuận này đã vạch ra các bước đi cụ thể để làm giảm leo thang căng thẳng và khôi phục an ninh cho tất cả người dân Ukraine.
Nga nối lại hoạt động chuyển hàng cứu trợ tới Ukraine
Một động thái khác, sáng 14/8, đoàn xe chở hàng cứu trợ của Nga đã tiếp tục lộ trình tới Ukraine và hướng theo phía Nam tới thành phố Luhansk, nơi lực lượng phiến quân đang kiểm soát.
Đoàn xe này, khoảng 262 xe, đã dừng lại tại một trạm kiểm soát quân sự ở thành phố Voronezh, miền Nam nước Nga, từ đêm 12/8 trong bối cảnh nảy sinh bất đồng về cách thức và địa điểm đoàn xe này sẽ đi vào Ukraine.
Với việc phái đoàn xe chở hàng cứu trợ tới miền Nam, Nga dường như không có ý định tuân thủ một thỏa thuận mang tính thăm dò trước đó liên quan tới việc chuyển hàng viện trợ tới một cửa khẩu do Chính phủ Ukraine kiểm soát ở khu vực Kharkiv - nơi có Ủy ban Chữ thập Đỏ Quốc tế (ICRC) tiến hành kiểm tra. Mà thay vào đó, đoàn xe này nhiều khả năng sẽ tiến vào Ukraine từ khu vực Luhansk - nơi phần lớn đường biên giới là do lực lượng phiến quân kiểm soát.
Nga vẫn quả quyết với của Ủy ban Chữ thập Đỏ Quốc tế (ICRC) rằng họ đã chuyển lương thực, trong khi Ukraine hoài nghi kế hoạch này của Moskva có thể nhằm che đậy cho một cuộc xâm lược.
Trước đó, vào hôm 12/8, đoàn xe Nga đã tập trung ở một kho quân sự ở thành phố Voronezh, phía nam nước này, khi Moscow và Kiev vẫn chưa đạt được thỏa thuận về điểm dừng cuối của đoàn cứu trợ.
Theo Reuters, lo ngại về thảm họa nhân đạo gia tăng tại Ukraine khi Kiev tiếp tục tấn công nhằm tái chiếm thành trì Donetsk của phiến quân. 
Đoàn xe cứu trợ của Nga
Đoàn xe cứu trợ của Nga
Cũng trong ngày 14/8, lần đầu tiên những người còn lại ở thành phố này chứng kiến các làn đạn pháo rít trên bầu trời, giết chết một người trên phố. Dân chúng hoảng sợ vội vàng chạy đi tìm hầm trú ẩn. Hiện chưa rõ các vụ pháo kích là do quân đội chính phủ hay phiến quân bắn ra.
Hai quả đạn pháo rơi xuống cách khách sạn chính của thành phố chỉ 200 mét, phá tan các cửa kính của tòa nhà, xuyên một lỗ thủng ở tầng ba của một chung cư và tạo một hố lớn trên vỉa hè.
Liliya Chelina, 54 tuổi, sống ở chung cư nơi đạn pháo xé toang bức tường, kể: "Nó lao thẳng vào tòa nhà. Ơn Chúa tôi không ở trong bếp". "Chồng tôi cứ bảo là pháo sẽ không tấn công nhà chúng tôi đâu, chỉ nhằm vào các công sở lớn thôi. Nhưng giờ thì thế đấy!".
Trong một diễn biến khác, đài Rossiya 24 do nhà nước Nga điều hành ngày 14/8 đưa tin Valery Bolotov - thủ lĩnh lực lượng ly khai ở khu vực Lugansk, miền Đông Ukraine đã từ chức.
Đây là lãnh đạo cấp cao thứ hai của lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine tuyên bố từ chức trong vòng bảy ngày qua. Theo  đó ngày 7/8, thủ lĩnh ly khai Aleksandar Borodai ở khu vực Donetsk, kế cận với Lugansk, cũng đã tuyên bố từ chức
Cần giải pháp hòa bình cho khủng hoảng Ukraine
Trước đó, ngày 13/8, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon  đã tái khẳng định "nhu cầu cấp bách trong việc tăng cường các nỗ lực chính trị, ngoại giao nhằm hướng tới một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng tại Ukraine."
Phát ngôn viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông Stephane Dujarric cho hay tuyên bố này được đưa ra khi ông Ban Ki-moon có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
Ông Dujarric cho biết: "Tổng Thư ký đã khẳng định tiếp tục theo dõi sát sao và ngày càng tỏ ra quan ngại cuộc khủng hoảng ở Ukraine... Ông Ban hy vọng rằng sẽ có những tiến triển rõ ràng trong việc thực thi kế hoạch hòa bình của Tổng thống Poroshenko."
Liên quan tới tình hình nhân đạo, Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã đề xuất sự hỗ trợ của Liên hợp quốc cùng với sự điều phối các đối tác quốc tế.
Lan Anh (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét