Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, sinh ngày 12 tháng 11 năm Canh Tư (1720) tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng (nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ) tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, phần lớn cuộc đời ông đã sống và thành danh ở quê mẹ thuộc xứ Bầu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.Lê Hữu Trác là con thứ bảy của ông Lê Hữu Mưu và bà Bùi Thị Thưởng. Dòng họ của ông có truyền thống khoa bảng khi có nhiều người trong nội tộc đều đỗ tiến sĩ và làm quan to. Cha Lê Hữu Trác là ông Lê Hữu Mưu đã đỗ đệ tam giáp tiến sĩ làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông, gia phong chức ngự sử, tước bá, khi mất được truy tặng Thượng thư.Vị danh y lỗi lạcSau khi cha mất, Lê Hữu Trác có thi vào tam trường rồi gác đèn sách, không thi thố nữa. Cũng trong thời gian này (1739), phong trào nông dân nổi dậy chống phong kiến đã nổ ra trên quy mô lớn, lan đến cả quê hương của Lê Hữu Trác, ông vừa dùi mài kinh sử vừa nghiên cứu binh thư rồi đeo gươm tòng quân và được tướng nhà Trịnh nhiều lần đề bạt khen thưởng. Tuy vậy, tận thấy chiến tranh gây đau thương chết chóc đã làm cho ông chán nản nên đã nhiều lần từ chối sự đề bạt đó.Mãi cho đến năm 1746, ông mới xin được về quê ở Hà Tĩnh khi người anh mất, ông liền viện cớ về nuôi mẹ già, cháu nhỏ thay anh, để xin ra khỏi quân đội. Thời gian ở quê, ông đã vô tình mang căn bệnh quái ác bị lây nhiễm trong quân ngũ mà không hề hay biết, đến lúc phát hiện ra thì bệnh tình đã nặng, chạy chữa khắp nơi nhưng vẫn âm ỉ. Mãi sau này, khi gặp lương y Trần Độc là người nổi tiếng cả vùng Hoan Châu (Nghệ An) đồng thời là bậc lão nho, học rộng biết nhiều về y học nhiệt tình chữa trị nên đã khỏi bệnh. Không chỉ vậy, vị lương y tâm tốt này còn đem hết cái hiểu thấu về y học truyền cho Lê Hữu Trác và mối lương duyên với y học cũng xuất phát từ đấy.Lê Hứu TrácChính trong thời gian này, để có thời gian học, ông đã dựng nhà cạnh rừng, tự đặt tên hiệu là Lãn ông (ông lười) ý nói lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, của quyền thế, tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích gắn bó. Với sự say mê, vài ba năm sau ông đă chữa được một số bệnh thông thường trong gia đình và làng xóm.Từ đó, ông vừa học tập và chữa bệnh vừa cố gắng học hỏi thêm và trời đã không phụ khi mà mười năm sau, tiếng tăm của ông đã nổi ở vùng Hoan Châu (Nghệ An). Không chỉ chữa bệnh cứu người, Hải Thượng Lãn ông còn nghiên cứu lý luận Trung y, tìm hiểu nền y học cổ truyền của dân tộc với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam, đúc kết nền y học cổ truyền của dân tộc. Ngoài ra, ông còn viết sách và bộ “Lãn ông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học thực sự là một kho tàng vô giá để lại.Năm 62 tuổi, ông nhận được lệnh chúa triệu về kinh chữa bệnh cho Trịnh Cán, Trịnh Sâm và trong thời gian gần một năm ở kinh đô, Lãn Ông đã về thăm cố hương Hưng Yên của mình. Ấy là vào tháng 9 năm 1782, sau hơn 40 năm xa cách, được trở về mảnh đất “chôn nhau cắt rốn”, ông đã thực sự bồi hồi. Đặc biệt hơn, lần về lại này ông đã xúc động khi biết rằng, người vợ năm xưa mình đã từ hôn vẫn còn đây, vẫn nồng nàn chung thủy bằng cách xuống tóc đi tu, nguyện một đời nhớ thương người chồng chưa cưới đã vì nước, vì trăm họ mà lãng quên mình.Cuộc gặp cảm động sau 40 năm nghìn trùng cách biệtCâu chuyện tình cảm với người con gái quê xưa ở chốn cũ có lẽ sẽ không được vị danh y lỗi lạc này nhớ đến bởi lúc nào ông cũng bận bịu giữa hàng tá công việc. Thứ nữa, người con gái ấy tuy đã hứa hôn với ông nhưng trước lúc về quê mẹ ở ẩn cách đây 40 năm về trước, mặc dù ngày ấy ông rất yêu thương nhưng biết chắc về quê sẽ khó có ngày tao ngộ nên đã tạ tội với cô gái và hai gia đình để xin được từ hôn.Chuyện xưa và người xưa những tưởng đã vùi chôn vào năm tháng thì bất ngờ, mọi chuyện được gợi nhắc và sống dậy khi ông trở lại kinh thành chữa bệnh cho chúa Trịnh, và câu chuyện “thượng kinh ký sự” của vị đại thần y lần này không đơn thuần chỉ là chữa bệnh, đó còn là cuộc trở về quê cũ, thăm lại người xưa để tạ lỗi với hương xưa, người đã vì ông mà để lỡ mất một thời hương sắc thanh xuân.Chuyện bắt đầu trong “Thượng kinh ký sự”, một ngày nọ có hai lão ni cô đến chỗ Hải Thượng Lãn Ông và cho biết, ở chùa Huê Cầu đang đúc chuông lớn nhưng công quả chưa thành nên họ lên kinh thành để khuyến hóa (quyên góp ủng hộ). Thậm chí, một trong hai vị ni cô để tạo lòng tin với ông còn tiết lộ, bà chính là con gái của quan tả thừa ty tỉnh Sơn Nam quê ở Huê Cầu.Nghe nói đến quan tả thừa ty tỉnh Sơn Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác bất chợt giật mình, bởi ngày xưa chính ông đã đem lòng yêu thương rồi cầu hôn, đã nộp lễ vấn danh và lễ hỏi với cô con gái rượu của vị quan này. Có điều, sau đó lưu lạc nhau nên hai người đã không đến được với nhau. Sau đó thì ông về Hà Tĩnh lấy vợ, sinh con và cũng nghĩ đơn giản là người xưa cũng đã yên bề gia thất với một công tử hào hoa nào đó nên đã cố tình lãng quên. Nhưng từ sau lần gặp hai ni cô, Lê Hữu Trác càng day dứt hơn khi biết rằng, người con gái năm xưa vẫn ở vậy, thủy chung vẹn tình với người chồng chưa một ngày nên nghĩa của mình.Càng day dứt hơn khi biết rằng, nhiều người đã tìm đến và cũng đã có lúc gia đình nàng ép gả cho một công tử nhà giàu nhưng nàng nhất mực từ chối vì lý do, nàng là gái đã có chồng, chỉ là bạc phước phận nên không được đầu ấp tay gối, nang không xứng với bất kỳ người đàn ông nào khác. Chỉ nghe đến vậy, khóe mắt của vị danh y lỗi lạc đã rớm lệ, ông biết nàng nói vậy để chống chế chứ kỳ thực, nàng đã dành trọn trái tim cho ông.Để thử xem người xưa có nhớ mình không, Lãn Ông tự giới thiệu: “Tôi là người ở Liêu Xá, lánh nạn di cư đến, ở Hương Sơn quê mẹ, chẳng dè phải triệu về kinh. Nhà trọ tiêu điều, tuy có hằng tâm nhưng biết làm sao được!”. Nghe chữ Liêu Xá, ni cô Huê Cầu mặt đỏ bừng, nhận ra người tình xưa và vội vàng bỏ đi. Ngay lập tức Lãn Ông cho người tâm phúc kín đáo đi theo, tìm cho ra chỗ người tình xưa đang ở trọ. Hải Thượng Lãn Ông cũng không ngờ rằng, cả đời ông sống mẫu mực, hết lòng vì quê hương dân tộc nhưng lại mắc lỗi với một người con gái vì những bồng bột của tuổi trẻ. Sau nhiều đêm trằn trọc, day dứt, sau cũng ông đã quyết định xin phép chúa Trịnh về thăm lại quê cũ ở Huê Cầu nhưng kỳ thực là thăm và tạ lỗi với người xưa.Tìm về quê cũ, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác bâng khuâng khi gặp lại cảnh cũ người xưa. Qua lần tìm, ông càng xót xa hơn khi biết rằng, người xưa đã quy y cửa phật! Sau khi từ chối tất cả những người đến với mình, người con gái chung thủy này đã ở vậy nuôi dưỡng bố mẹ, đến lúc bố mẹ tạ thế thì cô đã gửi thân vào chốn cửa thiền. Cuộc tái ngộ lần thứ hai sau hơn 40 năm trời cách biệt diễn ra ở ngôi chùa nhỏ Huê Cầu mừng tủi thì ít mà day dứt, ân lại thì nhiều. Hải Thượng Lãn Ông sau khi bày tỏ nỗi niềm của mình, ông xin bà cho mình được là người anh lớn, bảo dưỡng đứa em gái nhỏ suốt đời, xin rước bà về gõ mỏ tụng kinh ngay trong cái am ngay trong vườn nhà ở Hương Sơn quê mẹ.Lê Hữu Trác khẩn khoản: “Mùa đông cũng như mùa hè, lạnh ấm đều sẽ do ta lo liệu, một là báo ân, hai là để chuộc lỗi. Vì ta bất cẩn trong việc này, có thủy mà không có chung, khiến cho người mang hận mà ta mang tiếng là bạc bẽo”.Tượng đài Lệ Hữu Trác Trước thịnh tình ấy của cố nhân, sư nữ Huê Cầu mặc dầu rất xúc động nhưng bà đã khéo léo chối từ: “Quan nhân có hậu tình, còn tôi chẳng gặp chồng, cái thân cô khổ cũng là do số mệnh vậy, đâu dám trách ai. Nay tôi được biết tấm lòng tốt này cũng an ủi cảnh lung lạc vậy. Chỉ xin nếu quan nhân còn nghĩ đến tôi, nghe nói Hoan Châu có nhiều gỗ tốt và rẻ, xin nhờ mua giúp một cỗ quan tài”. Vị sư nữ muốn yên giấc nghìn thu trong quà tặng tình yêu của bậc danh y, dù ấy là tình yêu chỉ một bề thánh thiện. Ra sức thuyết phục nhưng không làm bà lung lay ý chí, Lê Hữu Trác đã lập tức sai người đi tìm mua món quà theo tâm nguyện của người xưa nhưng vì thời gian gấp gáp nên chưa mua được. Kịp đến khi chuẩn bị về quê, ông đã gửi lại 5 quan tiền để nhờ người mua một cỗ áo quan tặng vợ cũ.Về sau, khi đã về lại miền Trung, Hải Thượng Lãn Ông vẫn không quên được chuyện xưa, dù rằng đã đáp ứng tâm nguyện của người cũ và trước tấm thịnh tình của ông, ni sư Huê Cầu cũng đã nguôi ngoai và tha thứ cho lầm lỗi của người tình phụ. Buồn lòng và thương cảm trước cảnh long đong của người con gái vì mình mà nhất mực chung tình, Lê Hữu Trác đã làm một bài thơ vừa là để bày tỏ nỗi niềm, vừa tự trách mình. Bài thơ này về sau nổi tiếng và được in trong tập “Thượng kinh ký sự”, nguyên văn bằng chữ Hán, bản dịch của Ngô Tất Tố như sau:Vô tâm nên nỗi lụy người taTrông mặt nhau đây luống xót xaGượng cười khôn giấu đôi hàng lệTóc bạc che mờ nửa mặt hoaKiếp này hãy kết làm huynh muộiKiếp khác xin hoàn nghĩa thất giaAi nỡ phụ ai, ai nỡ phụDở dang, dang dở biết ru mà?Tĩnh Nhi
Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013
Tình yêu Lê Hữu Trác
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét