Ai là tác giả bài thơ Nam Quốc Sơn Hà?
Bài thơ Nam quốc sơn hà được xem là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam, gắn với tên tuổi của danh tướng Lý Thường Kiệt (1019-1105) và thắng lợi trước quân Tống xâm lược tại sông Như Nguyệt. Hiện nay, nhiều người vẫn ngộ nhận tác giả bài thơ là Lý Thường Kiệt.
Nhiều người ngộ nhận tác giả bài thơ Nam quốc sơn hà là Lý Thường Kiệt. |
Nguồn gốc bí ẩn đó đã khiến Nam quốc sơn hà được người đời coi là một bài thơ Thần.
Một số sử gia thời hiện đại đã đưa ra giả thiết tác giả bài thơ là những bậc đại sư như Khuông Việt hay Pháp Thuận, nhưng tính thuyết phục không cao vì chỉ dựa vào mối quan hệ của các Thiền sư với các vua thời đó.
Công chúa Huyền Trân tư thông với Trần Khắc Chung?
Công chúa Huyền Trân sinh năm 1287, là con gái của vua Trần Nhân Tông và em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1306, vua Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý (Nam Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế ngày nay) cho nhà Trần làm của hồi môn để lấy Huyền Trân. Vua Trần đã đồng ý gả công chúa.
Về Chiêm Thành, Huyền Trân được phong làm hoàng hậu. Một năm sau, bà sinh cho Chế Mân một hoàng tử, đặt tên là Chế Đa Đa. Ít lâu sau Chế Mân băng hà, nhà Chiêm sai sứ sang Đại Việt báo tang.
Theo tục lệ Chiêm Thành, khi vua chết hoàng hậu phải lên dàn hỏa thiêu để chết theo. Vua Trần Anh Tông biết điều này bèn sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang rồi tìm cách cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung đã bày kế thành công và cứu được Huyền Trân, đưa công chúa về Đại Việt bằng đường biển.
Theo một số nguồn sử liệu, cuộc hành trình về nước của công chúa Huyền Trân đã kéo dài tới một năm, và bà đã tư thông với Trần Khắc Chung trong khoảng thời gian đó.
Cuốn Đại Việt sử ký toàn thư ghi: "..hai người tư thông với nhau, trùng trình ở trên mặt biển, lâu lắm mới về đến kinh sư. Hưng Nhượng vương Quốc Tảng lấy làm ghét lắm, hễ thấy Khắc Chung liền mắng rằng: ‘Họ tên người này là "Trần Khắc Chung", đối với nước nhà có điều không tốt, có lẽ nhà Trần sẽ mất về người này chăng?’. Khắc Chung thường phải sợ mà lánh mặt..".
Tuy vậy cũng có một số sử gia đưa ra các lý lẽ khác nhau để minh oan cho Công chúa Huyền Trân. Có lẽ, thực hư của câu chuyện này ra sao mãi mãi là một ẩn số trong lịch sử Việt Nam.
Ai là thủ phạm trong thảm án Lệ Chi Viên?
Cho đến nay, vụ án Lệ Chi Viên với cái chết bí ẩn của vua Lê Thái Tông và việc tru di tam tộc quan đại thần Nguyễn Trãi vẫn là đề tài bàn luận sôi nổi của giới nghiên cứu sử học Việt Nam.
Theo sử sách, ngày 4/8/1442, vua về Lệ Chi (nay thuộc huyện Gia Lương, Bắc Ninh). Cùng đi với Vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi, khi ấy đã vào tuổi 40, rất được nhà vua yêu quý vì sắc đẹp, văn hay. Tại Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ, rồi băng hà.
Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc và bị giết ít lâu sau đó. Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông đã rửa oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù bá và bổ dụng người con còn sống sót của ông là Nguyễn Anh Vũ.
Sau này, nhiều sử gia đã tán đồng với giả thuyết cho rằng chủ mưu vụ án chính là Nguyễn Thị Anh - vợ thứ vua Lê Thái Tông.
Về động cơ, thứ nhất là do bà đã có sẵn tư thù với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Thứ hai là do thời đó, nhiều người trong triều dị nghị rằng Nguyễn Thị Anh đã có thai trước khi vào cung và Thái tử Bang Cơ không phải là con Vua Thái Tông, sợ Nguyễn Trãi gièm pha nên bà đã sai người sát hại vua rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi.
Vì sao vua Quang Trung băng hà?
Vào tuổi tứ tuần, giữa lúc chuẩn bị mở một chiến dịch tổng lực để tiêu diệt liên minh Nguyễn Ánh - Pháp, hoàn thành việc thống nhất đất nước; đồng thời nỗ lực giành lại hai tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông từ nhà Thanh, hoàng đế Quang Trung đột ngột băng hà. Biến cố này là một trong những nghi vấn lớn nhất của lịch sử Việt Nam.
Nếu gạt bỏ những yếu tố hoang đường và dụng ý chính trị thì những mô tả trongNgụy Tây liệt truyện đã hé mở phần nào nguyên nhân dẫn đến cái chết của vua Quang Trung trên phương diện y học hiện đại.
Theo giả thuyết của các nhà nghiên cứu ngày nay, nhiều khả năng vị hoàng đế vĩ đại của nhà Tây Sơn đã bị suy sụp bởi một cơn tăng huyết áp đột ngột và qua đời vì tai biến mạch máu não.
Ngoài ra, còn một giả thuyết khác khá hoang đường khác về cái chết của vua Quang Trung, đó là ông đã bị trúng tà thuật từ chiếc áo bị yểm bùa do vua Càn Long của nhà Thanh ban tặng. Một biến thể của giả thuyết này là chiếc áo kể trên đã bị tẩm thuốc độc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét