CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Độc chiêu “nhẫn nhục” cứu nước của Mạc Đăng Dung

Để tránh chiến tranh, Mạc Đăng Dung phải tự trói mình để đến gặp sứ giặc. Đó chính là sách lược ngoại giao nhẫn nhục có 1-0-2 của nhà Mạc.
Nguy cơ một cuộc chiến tranh
Khi lật đổ nhà Lê để tiếm ngôi, Mạc Đăng Dung đã lo rồi sẽ bị nhà Minh ở phương Bắc làm khó dễ. Quả nhiên, không ngoài dự liệu. Nguyễn Kim tìm được người dòng dõi nhà Lê dựng lên làm vua, lập tức cho người theo đường biển lên phương Bắc tố cáo họ Mạc cướp ngôi, nhờ nhà Minh đem quân sang hỏi tội.
Được tin, Mạc Đăng Dung liền cử Phạm Chính Nghị mang thư sang Vân Nam biện bạch. Trong thư giải thích rõ con cháu nhà Lê đã không còn, Mạc Đăng Dung là người có công phò tá nhà Lê, nay tạm thay quyền; còn Lê Ninh là người không rõ lai lịch, được Nguyễn Kim đưa lên làm vua chỉ là giả trá. Kèm theo bức thư, Mạc Đăng Dung dùng rất nhiều vàng bạc đút lót, mua chuộc bọn quan lại Vân Nam để chúng tâu lên triều đình có lợi cho mình.
Chuyện tạm yên được chục năm, cho phép nhà Mạc có điều kiện ổn định đất nước. Song vua Thế Tông nhà Minh vẫn không từ bỏ dã tâm lấy đấy làm cớ, đem quân xâm chiếm nước ta. Sở dĩ ông còn chưa động thủ vì có rất nhiều quan lại dâng sớ can ngăn. Quan thị lang bộ Hộ nêu bảy điều không nên đánh An Nam, cho rằng các đời vua trước chưa bao giờ thắng lợi, kể từ thời Mã Viện đến đời Minh Thái Tông. Thị lang Phan Trần thì phân giải: “Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê cũng như Lê cướp ngôi Trần vậy. Nếu Đăng Dung chịu dâng biểu nộp cống thì coi như được”.
Sở dĩ có tâm lí này vì dư âm cuộc chiến thắng quân Minh của Lê Lợi thuở nào vẫn còn ám ảnh ở phương Bắc. Nhưng mộng xâm lăng cũng đâu dễ từ bỏ. Năm 1541, vua Minh cử Cừu Loan làm Tổng đốc quân vụ, Mao Bá Ôn làm Tham tán quân vụ lo việc tiến đánh nước ta. Các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây phải lập tức cung ứng lương thảo cho quân đội…
Mạc Đăng Dung tự trói gặp sứ giặc
Viên tướng Trương Nhạc trấn giữ Châu Liêm truyền yêu sách đòi Mạc Đăng Dung phải đích thân tới cửa quan, nộp đất dựng mốc, từ bỏ đế hiệu, chịu tiến cống và tuân theo lịch “chính sóc” của Trung Hoa.
Bấy giờ Mạc Đăng Dung đã có tuổi, con là Đăng Doanh lên ngôi vừa mới mất, cháu hơn một tuổi được đặt lên ngai. Nếu chiến tranh nổ ra, không chỉ triều đại do ông lập ra bị sụp đổ, mà đất nước cũng sẽ mất, nhân dân lại trở về với kiếp nô lệ như thời nhà Hồ khi trước. Phải tìm mọi cách thoát được cuộc chiến tranh xâm lược này. Mạc Đăng Dung biết được rằng nhiều quan lại nhà Minh và ngay cả Mao Bá Ôn được lệnh đem quân đi đánh, nhưng vẫn có thái độ chùng chình. Cân nhắc kỹ từng yêu sách của chúng đưa ra, ông quyết định trước mắt phải chịu nhịn nhục đã.
Độc chiêu "nhẫn nhục" cứu nước của Mạc Đăng Dung


Mạc Đăng Dung cùng một số cận thần lên đường đến trấn Nam Quan. Lúc này ông đã trạc lục tuần, gánh nặng quốc gia càng khiến ông trông già sọm. Song Mạc Đăng Dung đành nuốt nước mắt vào lòng, tự trói mình đến gặp sứ giặc. Ông lựa theo yêu cầu của chúng, không xưng đế nữa, nghĩ bụng cốt sao mình vẫn làm chủ đất nước và dân mình thì được yên. Chúng đòi trả mấy động mà Nùng Chí Cao đã chiếm của nhà Tống từ thời nhà Lý, ông thấy cũng chấp nhận được, miễn là chúng không đòi hỏi thêm đất đai của ta. Chuyện cống nạp thì trước nay vẫn vậy. Còn việc dùng lịch Tàu, các triều đại trước có thời cũng từng theo ngày Sóc, ngày Vọng do họ tính toán, nay cứ tạm coi như mượn dùng lại vậy. Mạc Đăng Dung tự nhủ thầm sau mỗi điều khoản sứ giặc đưa ra…

(còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét