CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Sự thật chưa từng được biết về lịch sử Việt Nam

Lịch sử bao giờ cũng ẩn chứa những bí mật, những sự thật mà không phải ai cũng có thể hiểu hết được.
Đó có thể chỉ là sự sùng bái chủ nghĩa cá nhân, dòng tộc hay cũng có thể là một chiến lược chính trị bí mật… có điều tất cả đã làm cho sử Việt hiện tại có rất nhiều “bí ẩn” mà chúng ta cần khám phá.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938


Tại sao có tên Thanh Hóa, chợ Đông Ba, cầu Bông?
Vào triều đại nhà Nguyễn năm 1806, Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm đã cưới bà Hồ Thị Hoa làm vợ. Đây là một người vợ rất tận tình với chồng, con, và dòng tộc, tính tình hòa thuận được lòng vua cha, hoàng tử và cả hoàng hậu.
Khi bà mất, vua Gia Long (cha Nguyễn Phúc Đảm) thương xót cho tấm lòng của con dâu, vua đã ban chiếu dụ: cấm triều đình, bá tánh từ nay không được nhắc đến tên Hoa nữa.
Từ đó về sau, tên húy của bà Hồ Thị Hoa đã được các vua nhà Nguyễn kiêng kỵ mãi về sau.
Tỉnh Thanh Hóa với câu cầu Hàm Rồng nổi tiếng
Tỉnh Thanh Hóa với câu cầu Hàm Rồng nổi tiếng
Chính vì vậy: những từ có tên “Hoa” đều phải thay đổi. Tỉnh Thanh Hoa = Thanh Hóa, chợ Đông Hoa = Chợ Đông Ba (vua Đồng Khánh đổi), cầu Hoa = cầu Bông (cây cầu trên rạch Thị Nghè)…
Chợ Đông Ba thời Gia Long có tên là: “Đông Hoa”, “Quy giả bị”… sau đó được vua Đồng Khánh đổi thành Đông Ba như ngày nay.
Chợ Đông Ba thời Gia Long có tên là: “Đông Hoa”, “Quy giả bị”… sau đó được vua Đồng Khánh đổi thành Đông Ba như ngày nay.
Vua Tự Đức có nhiều vợ nhất, nhưng không có dù chỉ một người con
Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (1829 – 1883), làm vua hiệu Tự Đức, có lẽ là ông vua kỳ lạ nhất sử Việt.
Chân dung vua Tự Đức
Chân dung vua Tự Đức
Ông đã lấy đến hơn ba trăm vợ nhưng không có một người con ruột nào (Mặc dù đã dùng nhiều phương pháp: thuốc quý, cưới vợ đã có chồng…)
Điều này chính là nỗi nhục gia thế, dòng tộc của họ Nguyễn khi đến thời Tự Đức.
Những bà vợ của Tự Đức còn sống đến đầu thế kỷ XX
Những bà vợ của Tự Đức còn sống đến đầu thế kỷ XX
Nhà Nguyễn đã trả thù nhà Tây Sơn như thế nào?
Sự thất thế trước nghĩa quân áo vải cờ đào do Quang Trung lãnh đạo đã làm nhà Nguyễn bị gián đoạn thời gian cai trị trên lãnh thổ nước Việt. Sự căm thù của các dòng tộc nhà Nguyễn đối với Nguyễn Huệ càng lớn hơn cùng với dòng chảy của lịch sử.
Năm 1802 sau khi đã đánh thắng được Quang Toản, Nguyễn Ánh bắt đầu chính sách trả thù độc đoán và tàn bạo đối với nhà Tây Sơn. Nguyễn Ánh tuyên bố: “Trẫm vì chín đời mà trả thù”.
Vua Gia Long (Nguyễn Ánh) người có chính sách trả thù nhà Tây Sơn rất độc ác.
Vua Gia Long (Nguyễn Ánh) người có chính sách trả thù nhà Tây Sơn rất độc ác.
Nguyễn Ánh đã xử tội lăng trì với 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ. Quang Toản (con trai thứ 2 của Nguyễn Huệ), Quang Duy, Quang Thiệu, Quang Bàn (những người con của 3 anh em nhà Tây Sơn) bị 5 voi xé xác, đầu bị bỏ vào trong vò và giam trong ngục.
Lăng mộ của Quang Trung và Thái Đức mặc dù được ngụy tạo, nhưng nhà Nguyễn cũng cố tìm kiếm và quật lên, giã nát hài cốt…
Một ngôi mộ cổ ở Hàm Thắng (Bình Thuận). Có giả thuyết cho rằng mộ Quang Trung tại Bình Thuận. Một số chuyên gia cho rằng mộ Quang Trung ở ngay tại kinh đô Phú Xuân (Huế)…
Một ngôi mộ cổ ở Hàm Thắng (Bình Thuận). Có giả thuyết cho rằng mộ Quang Trung tại Bình Thuận. Một số chuyên gia cho rằng mộ Quang Trung ở ngay tại kinh đô Phú Xuân (Huế)…
Đây được coi là một cuộc trả thù dòng tộc tàn bạo, độc ác nhất lịch sử Việt Nam. Đến giờ các chuyên gia cũng chưa tìm kiếm được chính xác lăng mộ của Quang Trung ở đâu.
Vua Quang Trung có rất nhiều mộ giả được hoàng tộc lập để né tránh sự trả thù từ nhà Nguyễn
Vua Quang Trung có rất nhiều mộ giả được hoàng tộc lập để né tránh sự trả thù từ nhà Nguyễn
Tiền giấy đã ra đời từ thời nhà Trần chứ không phải nhà Hồ
Tiền giấy do Hồ Quý Ly nghiên cứu và ban hành ra vào năm 1396, nhưng đó là vào thời nhà Trần, Hồ Quý Ly lúc đó là một quan chức của triều Trần.
Vua Quang Trung có rất nhiều mộ giả được hoàng tộc lập để né tránh sự trả thù từ nhà Nguyễn
Tượng đài tưởng niệm Hồ Quý Ly.
Thời nhà Hồ (1400 – 1407) , tiêu biểu là Hồ Quý Ly có rất nhiều sáng kiến quan trọng. Trong đó tiền giấy được coi là quan trọng nhất; có nhiều ý kiến cho rằng Hồ Quý Ly ban hành tiền giấy để đổi lấy kim loại rèn vũ khí. Hay cũng có người nghĩ rằng Hồ Quý Ly đã nhìn thấy được tác dụng của tiền giấy rất sớm…
Một số mẫu tiền giấy tại Việt Nam.
Một số mẫu tiền giấy tại Việt Nam.
Dù sao đi nữa thì điều đó cũng có tác dụng rất lớn về một hình thức thanh toán và trao đổi tiên tiến cho xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
(BKT)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét