CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Mỹ tham gia hiệp ước chống cướp biển ở châu Á

(Tin Nóng) Cuối tháng 9 qua, Mỹ chính thức gia nhập Hiệp ước hợp tác khu vực về chống cướp biển ở châu Á, trở thành thành viên thứ 20 tham gia hiệp ước này.

Hải quân Mỹ luyện tập chống cướp biển - Ảnh: Hải quân Mỹ
Theo Diplomat ngày 10.10, Hiệp ước này (gọi tắt là ReCAAP) thông qua năm 2006, bao gồm hầu hết các nước ở Nam Á và Đông Á, trong đó có Việt Nam, cùng vài nước châu Âu. Trụ sở của định chế này đặt tại Singapore.
Tuy nhiên đây là tổ chức mang tính hành chính và không có lực lượng thực thi pháp luật, quân đội v.v, mà chỉ là nơi cung cấp thông tin các vụ cướp biển và báo cho các nước thành viên biết để phòng chống cũng như tiến hành giải cứu tàu thuyền bị cướp tấn công trên trục đường biển quan trọng nhất qua eo Malacca, eo biển Singapore, Biể Đông v.v.
Việc Mỹ tham gia ReCAAP cũng nằm trong chiến lược xoay trục về châu Á, theo Diplomat.
Có đến 1/3 lưu lượng hàng hải thế giới là qua vùng biển Đông Nam Á (eo biển Malacca và em biển Singapore), và nơi đây thành điểm nóng của cướp biển. Hầu hết dầu mỏ Đông Á nhập từ Trung Đông phải qua khu vực nguy hiểm này.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết việc tham gia ReCAAP sẽ tạo điều kiện để Mỹ hỗ trợ việc chống lại các đe dọa từ cướp biển cho các tàu bè qua lại trong khu vực.
Đó là việc Mỹ mang đến công nghệ và khả năng chống cướp biển cho khu vực Đông Nam Á. Mỹ và châu Âu có kinh nghiệm chống cướp biển ở khu vực Sừng châu Phi (gần Somalia và Biển Đỏ).
Tuy nhiên đến nay Indonesia và Malaysia đều chưa là thành viên của ReCAAP, dù vị trí địa lý của 2 nước này gắn với hoạt động của cướp biển. Với Malaysia, lý do là xem thường trụ sở ReCAAP ở Singapore không quan trọng bằng trụ sở Trung tâm thông tin chống cướp biển thuộc Cơ quan hàng hải quốc tế (IMB) tại Kuala Lumpur. Còn Indonesia không tham gia vì lý do... chủ quyền.
Mới đây vụ cướp biển tấn công chiếm giữ tàu dầu Sunrise 689 của Việt Nam được cho là do nhóm cướp biển người Indonesia gây ra.
Tin Nón

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét