CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Việt-Ấn thắt chặt hợp tác quốc phòng lúc Tập Cận Bình đi New Delhi

GDVN) - Người Việt không muốn ở trong tình huống sau khi thức dậy và một buổi sáng phát hiện thấy hải quân Trung Quốc đã bao vây một trong những hòn đảo của mình.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee duyệt đội
danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Reuters.
Reuters ngày 15/9 cho biết, Ấn Độ đã dành gói tín dụng 100 triệu USD cho Việt Nam để hiện đại hóa quốc phòng và thắt chặt mối quan hệ hợp tác năng lượng hôm Thứ Hai, động thái báo hiệu một chính sách ngoại giao tự tin hơn ngay trước chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hãng thông tấn Anh bình luận, hiệp định mới của Ấn Độ với một trong những đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc ở Biển Đông được đưa ra ngay khi Tập Cận Bình đến thăm Sri Lanka và Maldives là một lời nhắc nhở về các xê dịch địa chiến lược đang ngày một gia tăng ở châu Á. 
Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee, hai nước cho biết khoản tín dụng này sẽ mở ra cơ hội mới cho hợp tác quốc phòng và nội dung chi tiết Việt Nam sẽ mua sắm những gì đều đã được hoàn thành. Hợp tác quốc phòng, an ninh là một trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 nước.
Ấn Độ và Việt Nam đã làm sâu sắc thêm hợp tác quân sự trong thập kỷ qua và chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đang tiếp tục với một chiến lược mới, thông qua cung cấp tín dụng để xuất khẩu vũ khí, thúc đẩy doanh số bán hàng. Số tiền này có thể giúp thúc đẩy hoạt động đàm phán bán tên lửa hành trình BrahMos cho Việt Nam.
Theo Reuters, Việt Nam đang phát triển lực lượng hải quân để ngăn chặn Trung Quốc (bành trướng Biển Đông, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam) với tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Việt Nam cũng muốn có thêm công nghệ tên lửa của Ấn Độ để tăng cường khả năng phòng thủ.
Giáo sư Carl Thayer từ học viện Quốc phòng Úc cho rằng, Việt Nam đang tìm kiếm các phiên bản tên lửa chống hạm của Ấn Độ. New Delhi thử nghiệm các tên lửa hành trình siêu thanh có thể được phóng thành công từ tàu, phù hợp với mục tiêu của Việt Nam tạo ra "ý nghĩa răn đe với Trung Quốc trên Biển Đông".
"Đây là một công nghệ tiên tiến hơn và hải quân Trung Quốc sẽ gặp khó khăn hơn khi hoạt động (bất hợp pháp) ngoài khơi bờ biển Việt Nam, đặc biệt là phía Nam của Biển Đông. Người Việt không muốn ở trong tình huống sau khi thức dậy và một buổi sáng phát hiện thấy hải quân Trung Quốc đã bao vây một trong những hòn đảo của mình ở quần đảo Trường Sa", giáo sư Thayer cho biết.
Hợp tác kinh tế thương mại đang phát triển nhanh chóng giữa Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng mối quan hệ với cường quốc đang lên này cũng được xác định bởi sự cạnh tranh về năng lượng và ảnh hưởng trong khu vực cũng như tranh chấp biên giới từng gây ra cuộc chiến 50 năm trước.
Thời gian diễn ra chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Pranab Mukherjee có thể không được lên kế hoạch trùng với chuyến công du Nam Á của Tập Cận Bình, nhưng nó nhấn mạnh lập trường của Ấn Độ về ngoại giao song song. Nhà phân tích chính sách đối ngoại C Raja Mohan viết trên tờ Indian Express.
"Giống như Trung Quốc không giới hạn mối quan hệ chiến lược với Pakistan vì lo ngại Ấn Độ, chính phủ của ông Modi dường như tin rằng họ có thể xây dựng quan hệ đối tác với Việt Nam với giá trị riêng của nó mà không cần lo lắng quá nhiều về Bắc Kinh sẽ nghĩ gì", Mohan bình luận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét