CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Việt Nam ký hợp đồng mua tên lửa BrahMos vào cuối tháng này?

(Sức mạnh quân sự Việt Nam) - Hiện các trang mạng có uy tín của nước ngoài đang đưa tin, cuối tháng này Việt Nam và Ấn Độ sẽ ký kết hợp đồng tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos, mở ra tương lai mua sắm một phiên bản BrahMos mới hơn.

Việt Nam ký hợp đồng mua tên lửa BrahMos vào cuối tháng này?
Hệ thống tên lửa bờ đối hạm BrahMos
Hiện nay, Ấn Độ đang bày tỏ mong muốn cùng hợp tác với Nga để nghiên cứu và phát triển một loại tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm có thể tích nhỏ hơn tên lửa “BrahMos”, nhưng có tốc độ nhanh hơn. Đến lúc đó, Ấn Độ sẽ xuất khẩu loại tên lửa này cho các quốc gia như Việt Nam, Indonesia, Venezuela.
Vào năm 1998, Nga và Ấn Độ đã bắt tay thành lập một liên doanh đặt tại Ấn Độ mang tên BrahMos Aerospace với chức năng chính là sản xuất một loại tên lửa chống hạm hàng đầu thế giới, trên cơ sở loại tên lửa chống hạm siêu âm lừng danh của Nga là P-800 Yakhont, đó chính là tên lửa chống hạm BrahMos.
Quan chức Ấn Độ đã tiết lộ với Press Trust of India rằng, Ấn Độ mong muốn tiếp tục hợp tác với Nga để nghiên cứu phát triển một phiên bản tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm “BrahMos” mới có thể tích nhỏ hơn, tốc độ nhanh hơn tên lửa nguyên bản.
Dự kiến, trong thời gian chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Nga Putin vào giữa tháng 12 năm nay, Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO), Nhà thiết kế và sản xuất tên lửa Nga (NPO) và BrahMos Aerospace sẽ chính thức bàn bạc về việc này.
Su-30 Việt Nam sẽ có thể sử dụng tên lửa hành trình chống hạm BrahMos thay cho Kh-31A?
“BrahMos” mới sẽ có thể tích bằng một nửa tên lửa “BrahMos” hiện nay, nhưng tốc độ lên tới Mach 3,5, so với Mach 2,5-2,8 hiện tại. Dự kiến, tầm bắn của tên lửa chống hạm phiên bản mới vào khoảng 300km, cũng không khác biệt nhiều so với tên lửa cùng loại hiện nay là 300km-500km.
Theo quan chức Ấn Độ, hai loại tên lửa này đều có thể được bán cho bên thứ 3 (tên lửa BrahMos thế hệ cũ đã nhận được giấy phép xuất khẩu của cả Nga và Ấn Độ), dự kiến Ấn Độ và Việt Nam sẽ ký thỏa thuận liên quan đến xuất khẩu tên lửa “BrahMos” vào cuối tháng này.
Ngoài ra, theo như các thỏa thuận mà phía Ấn Độ đã ký với Indonesia thì nước này cũng có thể sẽ bán cho Jakarta loại tên lửa này.
Theo các chuyên gia hải quân Mỹ, tên lửa “BrahMos” là một trong những tên lửa chống hạm có tốc độ nhanh nhất trên thế giới hiện nay, sự thay đổi đường bay ở giai đoạn cuối của nó, đặc biệt là khả năng đột phá ưu việt của loại tên lửa này là một sự thách thức lớn cho sự sống sót của các tàu chiến mặt nước.
Ấn Độ và Nga có kế hoạch trong vòng 10 năm tới sẽ chế tạo 2.000 tên lửa siêu thanh BrahMos và 50% trong số đó, sẽ được dùng để xuất khẩu cho các nước đồng minh và bạn bè. Theo dự tính của chuyên gia, tổng giá trị các đơn hàng đặt mua tên lửa BrahMos sẽ tăng từ 7 tỷ USD lên 10 tỷ USD vào năm 2015.
Nếu mua sắm loại tên lửa này, Việt Nam sẽ có thể lựa chọn các phiên bản dùng cho máy bay chiến đấu Su-30MK2, tàu ngầm Kilo và hệ thống tên lửa bờ đối hạm. Có được loại tên lửa này, sức mạnh của lực lượng không quân – hải quân và bảo vệ bờ biển Việt Nam sẽ được nâng lên một tầm cao mới.
Đơn cử ví dụ, loại tên lửa chống hạm hiện đang sử dụng trên Su-30MK2 là Kh-31A chỉ có tầm phóng trên 50km, phiên bản mới nhất là Kh-31AD cũng chỉ hiệu quả trong phạm vi 110km, khiến Su-30MK2 muốn diệt tàu chiến thì phải tiến vào phạm vi đánh chặn của tên lửa phòng không đối phương, điều đó là rất nguy hiểm.
Sự tăng cường tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos với tầm phóng 290km sẽ giúp Su-30MK2 Việt Nam có khả năng tiêu diệt bất cứ chiến hạm nào từ ngoài khu vực phòng không hạm, nâng cao khả năng sinh tồn của máy bay, đảm bảo tốt khả năng khống chế hải phận từ trên không, rất phù hợp với tư tưởng quân sự của Việt Nam.
(Theo Báo An Ninh Thủ Đô)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét