Ukraine vẫn lao đao vì các cuộc giao tranh bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Ấn Độ công khai kế hoạch bán tên lửa Brahmos cho Việt Nam, Pháp hỗ trợ không quân cho Mỹ nhằm tiêu diệt IS...
Ukraine:
*Một cuộc giao tranh lại nổ ra ở miền đông Ukraine hôm Chủ nhật (14/9), giết chết ít nhất 6 người. Đây là một trong những vụ đụng độ nghiêm trọng nhất kể từ khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ 5/9.
Quân ly khai Ukraine đứng cạnh một xác của chiếc xe tăng của quân đội Kiev. Ảnh: Reuters. |
*Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine hôm Chủ nhật (14/9) cho biết các quốc gia NATO đã cung cấp vũ khí tới nước này để trang bị cho họ chiến đấu chống quân ly khai và “ngăn chặn” Tổng thống Nga Vladimir Putin
Nga:
*Hãng thông tấn Ria Novosti hôm thứ Hai (15/9) đưa tin cho biết, ở thời điểm hiện tại, có khoảng 57.000 người tị nạn Ukraine đang sống tại các trại tạm thời ở Nga.
Người tị nạn Ukraine đang sống trong các lều trại tạm thời ở Nga. Ảnh: Ria Novosti. |
*Các máy bay chở tên lửa chiến lược Tu-95MS và máy bay ném bom Tu-22M3 của Nga đã đồng loạt rời khỏi sân bay căn cứ tới sân bay chiến thuật thuộc Quân khu miền Đông để tham gia buổi kiểm tra đột xuất.
Máy bay chở tên lửa chiến lược Tu-95MS của Nga được điều động tới "chiến trường" Quân khu miền Đông. |
*Theo Tiếng nói nước Nga, vào thời điểm này tất cả các ứng viên dẫn đầu cuộc chạy đua giành chức vụ người lãnh đạo khu vực thuộc Nga đều là do đảng "Nước Nga thống nhất" của ông Putin đề cử.
Hôm 14/9, cuộc bầu cử thống nhất được tiến hành tại 84 khu vực của Liên bang Nga. Tại 30 chủ thể đã bầu chọn Thống đốc, trong 14 chủ thể bầu đại biểu Hội đồng lập pháp. Ngoài ra, trong cùng ngày bầu cử đã tổ chức bỏ phiếu chọn lựa Thị trưởng thành phố và các dân biểu thành phố.
Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga đánh giá đây là cuộc bầu cử không chỉ có qui mô lớn nhất trong lịch sử nước Nga hiện đại - với số cử tri đi bỏ phiếu là 75 triệu người (45%), mà còn là cuộc bầu cử rất êm thấm, yên bình.
Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga đánh giá đây là cuộc bầu cử không chỉ có qui mô lớn nhất trong lịch sử nước Nga hiện đại - với số cử tri đi bỏ phiếu là 75 triệu người (45%), mà còn là cuộc bầu cử rất êm thấm, yên bình.
Hàn Quốc:
*Việc Hàn Quốc vài lần yêu cầu Mỹ rút rồi lại tham gia "Quyền kiểm soát hoạt động thời chiến" (OpCon) cho thấy Seoul vẫn chưa đủ tự tin về khả năng bảo vệ an ninh quốc gia trước mối đe dọa Triều Tiên.
Mối quan hệ 3 bên Mỹ - Hàn - Nhật là yếu tố sống cònđối với nền hòa bình và thịnh vượng lâu dài tại Thái Bình Dương. |
Libya:
*Một chiếc tàu chở lên đến 250 người di cư sang châu Âu đã bị chìm ngoài khơi bờ biển Libya. Nhiều hành khách đã chết, phát ngôn viên của lực lượng hải quân Libya cho biết.
Chỉ có 26 người được cứu thoát sau khi tàu bị đánh chìm gần Tajoura, phía đông thủ đô Tripoli, phát ngôn viên hải quân Ayub Qassem thông báo.
Ấn Độ:
*New Delhi đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về việc họ mong muốn sẽ đóng một vai trò lớn hơn về an ninh ở khu vực Đông Nam Á bằng việc công khai kế hoạch sẽ bán tên lửa hành trình BrahMos cho Việt Nam.
*Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf ngày 14-9 tuyên bố, bà đã sa thải 10 quan chức cấp cao trong chính phủ của mình, do những người này không tuân lệnh trở về nước để điều hành cuộc chiến chống dịch bệnh Ebola.
Mỹ - Nhà nước Hồi giáo:
*Pháp đã cho xuất kích các chuyến bay giám sát nhằm ủng hộ Mỹ trong “chiến dịch không kích” nhằm vào Nhà nước Hồi giáo (IS) ở miền bắc Iraq và Syria, tờ Al-Arabiya đưa tin hôm thứ Hai (15/9).
Vụ lực lượng Nhà nước Hồi giáo chặt đầu nhân viên hỗ trợ nhân đạo Anh Davis Haines đã làm dấy lên trên toàn thế giới về một mối đe dọa khủng bố dã man và tàn bạo mới. |
Trong khi đó, theo hãng tin BBC cho biết, Hoa Kỳ tuyên bố gần 40 quốc gia đã đồng ý hỗ trợ cuộc chiến chống lại IS, lực lượng hiện đã nắm quyền kiểm soát khu vực rộng lớn ở miền bắc Iraq và Syria. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ chính xác những nước nào trrong danh sách này và vai trò của họ trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo.
Ebola:
*Quỹ Bill và Melinda, quỹ từ thiện do nhà sáng lập Microsoft và vợ điều hành, công bố rằng họ sẽ đóng góp 50 triệu USD để chiến đấu chống lại bệnh dịch Ebola đang hoành hành ở châu Phi.
Bill Gates. |
Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf ngày 14-9 tuyên bố, bà đã sa thải 10 quan chức cấp cao trong chính phủ của mình, do những người này không tuân lệnh trở về nước để điều hành cuộc chiến chống dịch bệnh Ebola.
Hồng Kông:
*Hàng nghìn nhà hoạt động mặc áo đen tuần hành trong im lặng qua các đường phố Hồng Kông để tố cáo Bắc Kinh không giữ lời hứa cho họ hưởng quy chế dân chủ đầy đủ.
Trước đó, hôm Chủ nhật, Trưởng đặc khu Hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh kêu gọi cơ quan lập pháp của lãnh thổ này nhanh chóng thông qua đề nghị cải cách bầu cử của Trung Quốc. Các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ tuyên bố quyết tâm ngăn chặn biện pháp này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét