Máy bay Mỹ giám sát biển Đông |
Hồi tháng 8, Bắc Kinh yêu cầu Mỹ giảm hoặc ngưng các chuyến bay tuần tra nếu Mỹ nghiêm túc tìm kiếm cách phục hồi quan hệ song phương vốn đang bị sụt giảm.
Lời yêu cầu này tiếp vụ Mỹ nói một chiến đấu cơ TQ bay sát, gây nguy hiểm một máy bay do thám chống ngầm P-8 Poseidon của hải quân Mỹ đang làm nhiệm vụ trên hải phận quốc tế cách đảo Hải Nam (TQ) khoảng 220 km vào ngày 19.8.
Lúc đó Bắc Kinh phản ứng, rằng các chuyến bay của Mỹ gây hại nghiêm trọng cho quyền lợi an ninh của Mỹ. Hải Nam có nhiều căn cứ quân sự TQ, gồm một căn cứ ngầm của hạm đội tàu ngầm vốn có thể mang tên lửa đạn đạo gắn đầu đạn hạt nhân.
Khi được hỏi về yêu cầu của TQ, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Daniel Russel chỉ ra: chương trình xây dựng quân đội hiện đại vài năm qua của TQ và sự bí mật bao trùm chương trình này.
Ông Russel nói với hãng tin Reuters: “Chúng tôi có quyền tiến hành nhiệm vụ hợp pháp ngoài không phận TQ và đó là một lý do hợp lý để làm việc này. Thẳng thắn mà nói, sự thiếu minh bạch trong quá trình hiện đại hóa quân đội TQ là nguyên nhân của những sự lo ngại cho các nước láng giềng của TQ. Và chúng tôi tin toàn bộ khu vực này, gồm TQ, sẽ hưởng lợi nếu có một sự minh bạch rõ ràng ngày càng tăng”.
Ông Russel nêu việc thời gian gần đây, TQ hung hăng gây sức ép để đòi chủ quyền hầu như toàn bộ biển Đông, gồm ráo riết xây dựng các công trình tại những bãi cạn, bãi san hô. Ông nói đó là những lý do khiến các nước khác trong khu vực phải lo ngại.
Ông Russel nói trong khi Bắc Kinh nói họ không chỉ là phía duy nhất thực hiện các công trình đó, nhưng tốc độ đòi khẳng định chủ quyền trên vùng biển tranh chấp của TQ lại vượt quá những gì các nước đòi chủ quyền khác trong quá khứ.
Ông nói các hành động này chứng tỏ TQ “dọa nạt” và gây lo ngại cho các nước láng giềng: “Nó dẫn đến những quan ngại và câu hỏi trong khu vực, về kế hoạch xây căn cứ quân sự, đòi chủ quyền trên các bãi cạn của TQ”.
Ông Russel từ chối cho biết quan điểm của ông về kế hoạch của TQ là gì, nhưng ông nói: “Điều tôi nghĩ là tác động của việc họ làm, nhằm gây tình hình bất ổn, và gây khó khăn cho các phía đòi chủ quyền muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình”.
Trong khi đó, đô đốc Jonathan Greenert đã đề nghị cho máy bay P-8 của Mỹ cất cánh ở đông Malaysia.
Ông Greenert cho biết căn cứ không quân hoàng gia Malaysia đặt trên đảo Labuan, nơi mà lính Mỹ từng nhiều lần tham gia tập trận, rất gần với biển Đông.
Trước đó, Philippines và Singapore đã đồng ý tiếp nhận lực lượng luân chuyển của Mỹ.
Đô đốc Greenert nhân định Malaysia cùng với Philippines và Singapore là nhân tố chủ chốt để Mỹ thành công trong việc tăng cường sự hiện diện tại khu vực.
Người phát ngôn hạm đội bảy Hải quân Mỹ Rebekah Johnson xác nhận đề nghị của Malaysia nhưng cho biết hai nước chưa có thỏa thuận chính thức nào về vấn đề này.
(Theo Một Thế Giới)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét