Tổng thống Ấn ĐỘ Pranab Mukherjee. |
Tờ Indian Express ngày 14/9 bình luận, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee diễn ra ngay trước chuyến công du New Delhi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rất có thể là một động tác dàn xếp ngoại giao cẩn thận của Ấn Độ.
Mặc dù trên thực tế kế hoạch thăm Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ đã được lên từ trước hành trình công du Nam Á của ông Tập Cận Bình, nhưng vẫn không thể phủ nhận được rằng sự trùng hợp trong hoạt động ngoại giao của Tổng thống Ấn Độ và Chủ tịch Trung Quốc đã nhấn mạnh cơ hội của New Delhi mở rộng quan hệ địa chính trị với Hà Nội và Bắc Kinh trong lúc quan hệ Việt - Trung đang căng thẳng.
Các "động tác ba bên" giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam không có gì là mới. Ấn Độ là một trong số các quốc gia đã ủng hộ Việt Nam gửi quân tình nguyện sang Campuchia giúp quốc gia này thoát nạn diệt chủng Pol Pot. New Delhi đã quyết tâm đứng về phía VIệt Nam và bảo vệ sự cân bằng ở Đông Dương.
Trong khi đó Bắc Kinh lại ủng hộ điên cuồng bè lũ Pol Pot, thậm chí còn cất quân xâm lược toàn tuyến biên giới Việt Nam năm 1979 nhưng đã bị đánh bật khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Khi nổ ra Chiến tranh Biên giới 1979, Ngoại trưởng Ấn Độ khi đó Atal Bihari Vajpayee đang ở thăm Trung Quốc để thực hiện nhiệm vụ táo bạo - bình thướng hóa quan hệ Ấn - Trung sau chiến tranh 1962, nhưng Ngoại trưởng Ấn Độ đã cắt ngắn chuyến thăm để phản đối sự xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Nội các Thủ tướng Narendra Modi hiện nay đã ở vị thế tốt hơn nhiều so với các chính phủ tiền nhiệm khi vừa tiến hành bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc trong khi vẫn giữ được tình bạn với Việt Nam.
Cũng giống như giai đoạn cuối thập niên 1970, từ năm 2010 Việt Nam phải đối mặt với một sự thách thức gia tăng từ Trung Quốc trong bối cảnh họ gia tăng yêu sách ở Biển Đông. Để đối phó với Bắc Kinh, Việt Nam đang mở rộng quan hệ đối tác nhiều hơn ở châu Á và xa hơn nữa.
Việt Nam đã đồng ý hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn với Mỹ và tăng cường hợp tác an ninh với Nhật Bản, Úc và một số nước láng giềng Đông Nam Á bao gồm Philippines và Indonesia trong khi bắt đầu trang bị các loại vũ khí tiên tiến của Nga cho quân đội.
Ấn Độ có những lợi ích chiến lược rất đặc biệt trong quan hệ với Việt Nam. New Delhi đã liên tục mở rộng hoạt động hợp tác quân sự quốc phòng với Việt Nam và hỗ trợ các "nỗ lực khẩn cấp" của Việt Nam để hiện đại hóa khả năng phòng thủ của mình.
Đối mặt với Trung Quốc ngày càng leo thang ở Biển Đông, Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường hợp tác hải quân với New Delhi. Tàu hải quân Ấn Độ thường xuyên thăm cảng Việt Nam và hỗ trợ Việt Nam đào tạo thủy thủ tàu ngầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét