Các chuyên gia: Nga nghiêng về Trung Quốc là sai lầm
Gazeta.Ru đã trò chuyện với các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực Biển Đông và quan hệ Việt Nam– Trung Quốc để làm rõ, điều gì trên thực tế đang xảy ra và những triển vọng giải quyết xung đột.
Người đầu tiên là Grigoriy Lokshin, phó tiến sĩ khoa học lịch sử, cộng tác viên khoa học hàng đầu của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của viện Viễn Đông Viện hàn lâm khoa học Nga.
“Tôi cho rằng việc hạ đặt giàn khoan Trung Quốc ở Hoàng Sa trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là sự vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế, vi phạm Công ước về biển năm 1982, vì vậy tôi không có điều gì chưa rõ cả.
Tàu Trung Quốc hung hăng bắn vòi rồng về phía tàu kiểm ngư Việt Nam
Tiếp theo hoặc là Trung Quốc sẽ lựa chọn chính sách tiếp tục giữ lập trường cứng rắn và gây hấn mà họ đã thực hiện một thời gian khá dài nhằm chứng minh rằng Biển Đông thực chất là “ao nhà của Trung Quốc”, bởi vì nó chiếm toàn bộ 90% vùng biển này.
Hoặc dẫu sao Trung Quốc cũng sẽ bắt đầu cải thiện quan hệ với các láng giềng của mình– không chỉ với Việt Nam, mà cả với Philippines, Malaysia và Brunei– các quốc gia khác thực tế và có quyền đòi hỏi phần của mình trong vùng biển này phù hợp với các công ước và quan hệ quốc tế.
Trung Quốc đơn giản là đã coi thường các thỏa thuận đã đạt được trong khuôn khổ ASEAN, bởi vì các thỏa thuận mới là tuyên bố, không có tính ràng buộc pháp lý. Đó chưa phải là bộ luật. Mới có “Tuyên bố về các nguyên tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông” (DOC). Nó được thông qua năm 2002. Nhưng, tiếc rằng, trong suốt thời gian qua các tuyên bố và hành động không khớp với nhau. Tất cả các bên đều có vi phạm, đặc biệt từ phía Trung Quốc– những vi phạm đơn phương, chính sách tạo sự việc đã rồi và nhiều điều khác nữa.
Tinh thần dân tộc đang lên ở Việt Nam liên quan đến việc chính sách của Trung Quốc gây ra sự phẫn nộ chân chính. Tôi đã đến một số đảo, ví dụ Lý Sơn, cách giàn khoan Trung Quốc hạ đặt 100 dặm. Toàn bộ phần bờ biển của Việt Nam là những tỉnh lớn, hàng triệu người kiếm sống bằng sản phẩm của Biển Đông– cá, hải sản.
Và khi họ không đến được vùng mà một quan chức Quốc dân đảng nào đó ghi lên bản đồ năm 1947 và người ta tuyên bố rằng nay đó là lãnh thổ Trung Quốc và các người không được làm gì ở đó, bắt giữ những thuyền đánh cá nhỏ bất hạnh, cho mọi thứ xuồng canh giữ ra đó đuổi họ đi. Liệu cách hành xử như vậy có thể gây nên phản ứng ra sao ở đất nước vẫn nhớ rõ lịch sử cả nghìn năm đô hộ Việt Nam của Trung Quốc?”, ông Lokshin nói
Tàu Trung Quốc tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981. |
“Trung Quốc, cũng như Việt Nam, có lợi ích ở khu vực châu Á– Thái Bình dương. Có cả những vấn đề tranh chấp mãn tính, trong đó có tranh chấp lãnh thổ, nơi những lợi ích này mâu thuẫn với nhau. Như mọi người đã biết, lịch sử biết cả các cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước.
Đồng thời với cả quốc gia này lẫn quốc gia kia Nga có quan hệ đối tác chiến lược, nếu như nói về mặt ngoại giao. Và cả về quan hệ hữu nghị chân tình, nếu như nói về những quan hệ giữa những người bình thường với nhau. Vì vậy đương nhiên, hợp lôgic và đúng đắn, là trong những vấn đề này chúng ta không nghiêng một li nào về lập trường của bên này hay bên kia.
Lập trường của Nga phải được xây dựng trên cơ sở không để xảy ra đổ máu khi giải quyết các vấn đề gây tranh chấp. Định hướng theo các văn kiện quốc tế được tất cả thừa nhận về các vấn đề này, trong đó có cả Trung Quốc và Việt Nam"
Ông Melnikov nói: “Rất mong rằng hai nước hữu nghị với chúng ta tìm ra con đường đến tình trạng quan hệ, tình trạng đã được ghi nhận tháng mười năm 2013, khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc cường và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng gặp nhau ở Hà Nội và đã tạo nên bước nhảy vọt trong phát triển quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực. Khi đó tất cả bạn bè của Trung Quốc và Việt Nam đã thấy, quan hệ Trung– Việt có chương trình tích cực rộng đến mức nào. Tiềm năng này hiện vẫn còn, cần tìm điểm tựa trong đó”
Gazeta.Ru đã liên lạc được với ông Carl Thayer – giáo sư Học viện Quốc phòng Australia và là một trong những chuyên gia có uy tín nhất về Biển Đông.
“Cuộc khủng hoảng liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan của mình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã rơi vào ngõ cụt. Trung Quốc đã phái đến Hoàng Sa hơn 100 tầu, không quân. Việt Nam không có ý định rút lui khỏi lãnh thổ của mình và thách thức sự hiện diện của Trung Quốc trong vùng biển của mình. Chỉ một sơ xuất nhỏ– và vụ việc có nguy cơ gia tăng thành cuộc chiến tranh lớn. Tuy nhiên tạm thời cả hai bên từ chối đối đầu quân sự công khai.
Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã ra tuyên bố độc lập, bày tỏ sự lo ngại sâu sắc trước những gì đang xảy ra. Song lãnh đạo các nước ASEAN sau hội nghị thượng đỉnh đã không đưa ra bất cứ tuyên bố gì. ASEAN sẽ không đối đầu với Trung Quốc, mà sẽ tiếp tục hợp tác với nước này. Một số thành viên ASEAN, như Philippines, Malaysia, Singapore và Indonesia sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ của Mỹ.
Mỹ giữ lập trường trung lập trong vấn đề tranh chấp trên biển. Xung đột hiện nay xung quanh giàn khoan làm rõ khoảng cách giữa những tuyên bố và khả năng của Mỹ đưa ra những biện pháp có hiệu quả. Người Mỹ sợ đưa ra các biện pháp trừng phạt chống Trung Quốc và sẽ không trực tiếp tác động vào tình hình.
Nga thì đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan. Cả hai nước là đối tác chiến lược của Nga, Nga bán vũ khí hiện đại cho cả hai. Tôi cho rằng Nga sẽ kêu gọi hai phía giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình", ông Carl Thayer cho hay.
Theo ông Carl Thayer, Nga sẽ kêu gọi hai phía giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. |
“Cứ tưởng như hai quốc gia cạnh nhau, có lịch sử phong phú hàng ngàn năm, sự xâm nhập lẫn nhau về văn hóa và tín ngưỡng, các liên hệ giữa hai quốc gia và kinh tế chặt chẽ, và cái chính– cùng một chế độ chính trị– xã hội đã có thể giải quyết mọi vấn đề tranh chấp trong hòa bình, nhưng, tiếc thay.
Cá nhân tôi cho rằng trách nhiệm về những gì đã xảy ra hoàn toàn thuộc về Trung Quốc, bên đã bắt đầu hạ đặt giàn khoan trong vùng tranh chấp mà không tham vấn trước và thỏa thuận với Việt Nam, mà hành động trên thế kẻ mạnh, coi thường lợi ích và quyền của nước láng giềng.
Phải nói, tôi rất kính trọng người Trung Quốc, bởi vì mẹ vợ tôi sinh ra ở Cáp Nhĩ tân trong gia đình nhân viên đường sắt, làm việc ở cung đường sắt miền Đông Trung Quốc và sống ở đó cho đến năm 1935. Bà đã kể nhiều về tình yêu lao động đặc biệt của người Trung Quốc và những quan hệ trân trọng, tốt đẹp với những người Trung Quốc hàng xóm.
Còn người Việt Nam thì tôi biết không phải do nghe nói. Gần một năm tôi đã kề vai sát cánh với các chiến sĩ quân đội Việt Nam đánh trả các trận ném bom của máy bay Mỹ. Cùng với lòng tốt, sự kính trọng, lòng vị tha và tính luôn sẵn sàng giúp đỡ người thậm chí không quen biết của người Việt Nam, họ tỏ rõ còn rất đoàn kết, hi sinh, cứu giúp lẫn nhau, kiên quyết và kiên định giành cho được thắng lợi.
Sự thật lịch sử là cờ Việt Nam đã xuất hiện trên Hoàng Sa nay đang có tranh chấp từ năm 1816, còn Trung Quốc thì chỉ tuyên bố yêu sách của mình đối với quần đảo này sau 70 năm. Hiểu người Việt Nam, tôi có thể cho rằng họ sẽ không bao giờ chịu vai trò “những người đau khổ chắc chắn sẽ chết” mà Trung Quốc đưa ra cho họ và sớm muộn sẽ giành lấy sự công bằng lịch sử trong vấn đề quần đảo Hoàng Sa thuộc về ai. Mọi âm mưu giải quyết cuộc tranh chấp lãnh thổ này bằng vũ lực đều là ngõ cụt, kết thúc bằng vực thẳm”, ông Kolesnik nói.
Nghiên cứu viên khoa học cấp cao của Viện nghiên cứu chiến lược Nga RISI Iliya Usov cũng không đứng ngoài cuộc.
Ông Usov giải thích: “Tôi thì muốn xem xét xung đột mới bùng phát giữa Trung Quốc và Việt Nam từ góc độ tình hình chính trị đã thay đổi đối với Nga. Trước hết tôi nói về các sự việc đã xảy ra ở Ukraine, phản ứng của Phương Tây đối với những sự kiện này và chuyến thăm Trung Quốc gần đây của ông Putin. Tất nhiên đã có sự điều chỉnh đường lối chính trị của Moscow. Nga ngày càng hướng sang phương Đông. Chính châu Âu và Mỹ đã đẩy nước ta đến việc đó. Đúng ra, việc chuyển hướng sang phương Đông xảy ra đơn phương– Nga ngày càng hướng vào Trung Quốc.
Trung Quốc và Việt Nam là các đối tác chiến lược duy nhất của Nga ở Đông Á. Trước đây, Nga giữ lập trường trung lập trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Khi đường lối chiến lược của Nga có thay đổi, xuất hiện sự nguy hiểm là Moscow có thể xem xét lại quan hệ của mình với các lập trường của các bên ở Biển Đông, thay lập trường hoàn toàn trung lập của mình thành ngả sang phía Trung Quốc. Dẫu sao, tôi cho rằng nếu xảy ra chuyện này thì đó sẽ là sai lầm”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét