CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Trung Quốc dùng kế làm các nước Nam Á lục đục

Ông Tập gặp Thủ tướng Bangladesh
Ông Tập gặp Thủ tướng Bangladesh


Không chỉ tạo sóng tại biển Đông và Hoa Đông, Trung Quốc còn tạo sóng ở khu vực vịnh Bengal và Ấn Độ Dương vốn cách rất xa Trung Quốc. Mục đích không gì khác là nhằm gây ảnh hưởng ở khu vực này để khống chế Ấn Độ và các nước phía tây khu vực ASEAN.
Ấn Độ lo ngại mất ảnh hưởng ở Bangladesh
Khi tranh cử, ông Narendra Modi từng hứa sẽ làm mọi cách để đẩy bật sự xâm lấn của Bangladesh trong tranh chấp lãnh thổ. Tuy nhiên, khi ông lên làm thủ tướng thì chủ trương này đang tạm gác lại.
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj hầu như không đề cập đến chủ đề này trong chuyến thăm gần đây tới Bangladesh. Lý do rất đơn giản, Trung Quốc hiện đang mở rộng ảnh hưởng ở Bangladesh rất nhanh và Ấn Độ không muốn mất niềm tin của chính quyền bà Hasina Wazed, Thủ tướng Bangladesh.
Hồi tháng 6 vừa qua, bà Hasina Wazed đã đi thăm Bắc Kinh trong thái độ khó chịu của New Dehli. Bà Hasina Wazed không chỉ ký kết một số thỏa thuận với Trung Quốc - trong đó có một số thỏa thuận quân sự gây ức chế cho Ấn Độ -  mà còn cao giọng ca ngợi vai trò của Trung Quốc với khu vực. 
Ấn Độ vốn rất mệt mỏi với Pakistan ở phía Tây thân Trung Quốc và không muốn có thêm một Pakistan thứ hai ở phía Đông nước mình.
Thật ra, Pakistan và Bangladesh từng là một quốc gia. Nhưng không chịu được các chính sách bất công của Pakistan, Bangladesh đã vùng lên đấu tranh đòi độc lập hồi thập niên 70. Nhờ có quân đội Ấn Độ hậu thuẫn, Bangladesh mới giành được sự độc lập trong khi Trung Quốc khi ấy lại ủng hộ chính quyền Pakistan, phản đối việc Bangladesh giành độc lập.
 Bản đồ khu vực Nam Á
Nhưng giờ, Bangladesh lại quên chuyện của 4 thập kỷ trước và tỏ ra thân cận Bắc Kinh, như cách để cân bằng đường lối đối ngoại, tránh phụ thuộc nhiều vào Ấn Độ. Bà thủ tướng Bangladesh cũng nói rằng muốn khép lại quá khứ với Trung Quốc để được hưởng các ưu đãi từ Bắc Kinh giúp Bangladesh phát triển kinh tế.
Còn với Trung Quốc, họ không cho ai thứ gì miễn phí, nhất là với những nước từng là kẻ thù của Bắc Kinh như Bangladesh. 
Trung Quốc quan tâm vị trí thuận lợi của Bangladesh. Các chuyên gia chính trị hàng đầu thế giới tin rằng Bắc Kinh đang gắng thực hiện "chuỗi ngọc trai" với những viên ngọc là Pakistan, Maldives Sri Lanka, Bangladesh, Nepal, Bhutan để tạo thế trói chặt New Dehli.
Trong chuỗi ngọc đó, vị trí của Bangladesh tối quan trọng vì nó chặn đường mở rộng ảnh hưởng sang khu vực ASEAN ở phía Đông.
Myanamar cũng phải khó chịu
Với sự gợi ý và giúp đỡ của Trung Quốc, Bangladesh có kế hoạch xây dựng một căn cứ không quân ở đảo Sonadia. Dĩ nhiên, Bangladesh không tính đến việc đọ sức với không quân hùng mạnh của Ấn Độ. 
Hơn nữa, Ấn Độ đã đồng ý trao quyền kiểm soát vùng biển tranh chấp giữa hai nước sau khi có phán quyết của tòa án quốc tế. Tuy nhiên, căn cứ không quân đó sẽ khiến Myanmar cực kỳ khó chịu vì họ đang có tranh cãi với Bangladesh về vấn đề lãnh hải.
Lẽ ra, Trung Quốc không sốt sắng như vậy với Bangladesh nếu Myanmar vẫn nằm trong ảnh hưởng của họ. Nhưng cách đây không lâu, Myanmar cải cách chính trị, theo đuổi đa phương và giảm dần sự phụ thuộc với Trung Quốc. 
Điều này khiến Bắc Kinh tức giận và họ phải tìm kiếm ngay một đồng minh khác ở khu vực Ấn Độ Dương để duy trì ảnh hưởng ngay sát nách Ấn Độ. Họ chọn Bangladesh.
Sau chuyến thăm tới Bắc Kinh, bà Hasina Wazed tuyên bố rằng hải quân Bangladesh sẽ nhận được hai tàu ngầm của Trung Quốc vào năm 2015 và đại sứ Trung Quốc ở Dhaka quả quyết hai chiếc tàu ngầm sẽ giúp Bangladesh đảm bảo hòa bình ổn định trong khu vực. Nhưng người Myanmar và Ấn Độ không nghĩ hai chiếc tàu ngầm lại có công dụng thần kỳ đến thế. 
Trung Quốc khiến các quốc gia ở vịnh Bengal đang nhìn nhau với ánh mắt hoài nghi.
Anh Tú (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét