Số lượng những tình nguyện viên đến từ châu Âu trong hàng ngũ phe ly khai Ukraine ngày càng đông thêm.
Theo báo Deutsche Wirtschafts Nachrichten (DWN) của Đức, không hề có quân nhân Nga ở miền Đông Ukraine, song trong hàng ngũ của phe ly khai đang có không ít tình nguyện viên đến từ các nước châu Âu.
TTXVN dẫn thông tin từ DWN cho biết, phương Tây gọi những người này là “lính đánh thuê” và chỉ được hưởng mức phụ cấp 340 euro/tháng.
Lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine |
Một tình nguyện viên từ Slovakia tuyên bố "những gì chúng tôi đang làm chính là cách thức chúng tôi đấu tranh với liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)".
Ông này cho biết các tình nguyện viên được lực lượng ly khai trang bị đầy đủ giống như họ trong các trận đánh, đồng thời khẳng định "trong đơn vị chúng tôi không hề có một lính Nga nào. Nước Nga cung cấp cho chúng tôi hàng viện trợ nhân đạo, thứ mà hiện nay còn quan trọng hơn nhiều so với vũ khí".
Việc ngày càng có nhiều người châu Âu gia nhập hàng ngũ quân ly khai Ukraine có lẽ xuất phát từ sự mất niềm tin vào chính phủ vẫm âm ỉ nhiều năm qua và trở nên mạnh mẽ hơn kể từ khi phương Tây tiến hành các biện pháp trừng phạt Nga do những cáo buộc liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Cựu Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso từng tuyên bố rằng Liên hiệp châu Âu (EU) đang đối mặt với những thách thức lớn nhất từ trước đến nay. Ông Barroso khẳng định: “Ngoài khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội, còn có khủng hoảng niềm tin”.
Trong khi các nhà lãnh đạo hàng đầu đang tìm giải pháp cho các cuộc khủng hoảng nói trên, công chúng và thị trường đã bắt đầu mất niềm tin vào EU. Các nhà xã hội học lưu ý rằng các xã hội ở châu Âu đang đương đầu với nhiều thách thức và thế hệ trẻ đối mặt với sự bất định về tương lai của họ.
Các nhà hoạt động xã hội cho rằng hoàn cảnh khốn khó của những người nghèo nhất đang bị các nhà hoạch định chính sách quốc gia và EU phớt lờ một cách có hệ thống. Ngoài ra, theo báo cáo của một mạng lưới chống đói nghèo của EU, ảnh hưởng về mặt xã hội của cuộc khủng hoảng tài chính bị đánh giá không đúng mức.
Một sự kiện thu hút sự chú ý của dư luận thế giới là cuộc xuống đường của hơn 30.000 người Đức tại Munick hôm 4/6 để phản đối hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7). Ngoài phong trào nòng cốt là “STOP G7”, tham gia hoạt động có các chính khách đảng Xanh Liên minh 90 và các đảng cánh tả. Hội nghị năm nay diễn ra mà không có sự tham gia của Nga.
Một trong những người tổ chức phong trào STOP G7 ở Đức là ông Michael Risch cho biết, người biểu tình không đồng tình với hành vi của các nước phương Tây trong cuộc khủng hoảng Ukraine, họ ủng hộ một chính sách hòa bình tích cực hơn.
Người biểu tình Đức coi cuộc gặp của nhóm G7 là bất hợp pháp vì chủ đề thảo luận không mang lại giải pháp gì tốt đẹp cho nền kinh tế các nước thành viên và nhân dân lao động mà bao gồm toàn những âm mưu chính trị, xoay quanh các vấn đề quân sự, chiến tranh và bóc lột.
An Nhiên (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét