Mig 21 Việt Nam |
Mikoyan-Gurevich Mig-21 là một máy bay tiêm kích phản lực, được thiết kế bởi phòng thiết kế Mikoyan tại Liên bang Xô Viết. Tổng công trình sư đầu tiên của Phòng thiết này là ông Mikoyan.
MiG-21 có khả năng đạt đến vận tốc Mach 2, vận tốc này vượt qua tốc độ tối đa của nhiều kiểu máy bay chiến đấu hiện đại sau này. Có khoảng 10.352 chiếc MiG-21 được chế tạo.
Hơn 50 quốc gia trên thế giới đã sử dụng loại máy bay này, và hiện nay MiG-21 vẫn còn đang hoạt động trong không quân một số quốc gia sau 60 năm khi nó bay lần đầu tiên vào năm 1955. MiG-21 đã đạt được một số kỷ lục hàng không như:
* Máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không.
* Máy bay chiến đấu tham gia các trận không chiến nhiều nhất.
* Máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất.
MiG-21 là máy bay chủ lực của không quân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tham gia nhiều trận không chiến và đã lập thành tích bắn hạ nhiều máy bay Mỹ trong đó có B52.
Đối thủ chính của MiG-21 ở Việt Nam là F4 Phantom của Mỹ, cũng được nghiên cứu chế tạo thành công năm 1958. Khác với F-4 là tiêm kích hạng nặng, MiG-21 là tiêm kích hạng nhẹ, dùng cho tác chiến trên chiến tuyến không xa sân bay căn cứ.
Tuy vậy, trên thực tế chiến trường, MiG-21 chủ yếu được dùng trong vai trò tiêm kích cơ, tác chiến trực tiếp chống lại các chiến đấu cơ khác để giành ưu thế trên không. MiG-21 đã bắn hạ 128 máy bay các loại của Mỹ, trong khi chỉ có 60 chiếc MiG-21 bị rơi trong không chiến (54 chiếc do F-4 bắn rơi và 6 chiếc do tai nạn, phòng không…).
Hiện nay toàn bộ số MiG-21 Việt Nam đang sử dụng được sản xuất từ những năm 1980 và đã trải qua nhiều lần nâng cấp. Theo thời gian cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các mẫu máy bay tiêm kích mới với tính năng kỹ thuật ưu việt hơn lần lượt ra đời để đáp ứng được những yêu cầu mới. Vì thế Mig-21 đã trở nên lạc hậu, lỗi thời và đang dần được ngưng sử dụng.
MiG-21 đã nâng cánh bay, tạo nên nhiều phi công siêu hạng (Ace) của Không quân Nhân dân Việt Nam, vít cổ nhiều phi công sừng sỏ của Không quân Mỹ.
Đối thủ chính của MiG-21 ở Việt Nam là F4 Phantom của Mỹ, cũng được nghiên cứu chế tạo thành công năm 1958. Khác với F-4 là tiêm kích hạng nặng, MiG-21 là tiêm kích hạng nhẹ, dùng cho tác chiến trên chiến tuyến không xa sân bay căn cứ.
Tuy vậy, trên thực tế chiến trường, MiG-21 chủ yếu được dùng trong vai trò tiêm kích cơ, tác chiến trực tiếp chống lại các chiến đấu cơ khác để giành ưu thế trên không. MiG-21 đã bắn hạ 128 máy bay các loại của Mỹ, trong khi chỉ có 60 chiếc MiG-21 bị rơi trong không chiến (54 chiếc do F-4 bắn rơi và 6 chiếc do tai nạn, phòng không…).
Hiện nay toàn bộ số MiG-21 Việt Nam đang sử dụng được sản xuất từ những năm 1980 và đã trải qua nhiều lần nâng cấp. Theo thời gian cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các mẫu máy bay tiêm kích mới với tính năng kỹ thuật ưu việt hơn lần lượt ra đời để đáp ứng được những yêu cầu mới. Vì thế Mig-21 đã trở nên lạc hậu, lỗi thời và đang dần được ngưng sử dụng.
MiG-21 đã nâng cánh bay, tạo nên nhiều phi công siêu hạng (Ace) của Không quân Nhân dân Việt Nam, vít cổ nhiều phi công sừng sỏ của Không quân Mỹ.
Ngót nửa thế kỷ qua, MiG-21 luôn đóng vai trò xương sống của lực lượng Không quân tiêm kích Việt Nam với nhiều biến thể, trong đó mới nhất, hiện đại nhất là MiG-21 Bis cũng đã miệt mài cống hiến trên 30 năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét