Theo báo chí Nga, ngày 1/3 tại Geneve diễn ra các cuộc hội đàm giữa người đứng đầu các cơ quan ngoại giao Nga và Mỹ nhằm thảo luận tình hình xung quanh vấn đề Ukraine.
Trước cuộc gặp, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đe dọa sẽ áp dụng các lệnh trừng phạt kinh tế mới chống Nga với cáo buộc Moskva và lực lượng li khai miền Đông Ukraine không thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận Minsk về xử lý cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Đáp lại, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố đằng sau lời đe doạ này là âm mưu phá vỡ các thoả thuận Minsk-2 vừa đạt được hôm 12/2.
Phát biểu tại Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 25/2, ông Kerry tuyên bố các lệnh trừng phạt mới chống nga có thể sẽ được áp dụng trong thời gian tới bởi hiện cả Nga lẫn các lực lượng li khai được Moskva hậu thuẫn đều không thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ đã cam kết, cụ thể là việc rút vũ khí khỏi giới tuyến giao tranh.
Cũng theo lời ông Kerry, thời điểm áp dụng các lệnh trừng phạt mới đang đến gần. Nói cách khác, “Kế hoạch B” của Mỹ xem xét tiếp tục siết chặt các biện pháp trừng phạt chống Nga và gia tăng trợ giúp chính quyền Ukraine. Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Mỹ cho biết Tổng thống Obama sẽ đưa ra quyết định sau khi tham vấn với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin (phải), Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tại Hội nghị ngoại trưởng 4 bên về Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN.
|
Trước cuộc gặp, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đe dọa sẽ áp dụng các lệnh trừng phạt kinh tế mới chống Nga với cáo buộc Moskva và lực lượng li khai miền Đông Ukraine không thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận Minsk về xử lý cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Đáp lại, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố đằng sau lời đe doạ này là âm mưu phá vỡ các thoả thuận Minsk-2 vừa đạt được hôm 12/2.
Phát biểu tại Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 25/2, ông Kerry tuyên bố các lệnh trừng phạt mới chống nga có thể sẽ được áp dụng trong thời gian tới bởi hiện cả Nga lẫn các lực lượng li khai được Moskva hậu thuẫn đều không thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ đã cam kết, cụ thể là việc rút vũ khí khỏi giới tuyến giao tranh.
Cũng theo lời ông Kerry, thời điểm áp dụng các lệnh trừng phạt mới đang đến gần. Nói cách khác, “Kế hoạch B” của Mỹ xem xét tiếp tục siết chặt các biện pháp trừng phạt chống Nga và gia tăng trợ giúp chính quyền Ukraine. Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Mỹ cho biết Tổng thống Obama sẽ đưa ra quyết định sau khi tham vấn với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh về sự đồng thuận của Mỹ và EU trong chính sách trừng phạt Nga. Ảnh: AFP/TTXVN.
|
Mặc dù không tiết lộ cụ thể các biện pháp trừng phạt nào sẽ được áp dụng, song ông Kerry nhấn mạnh Mỹ và Liên minh châu Âu đang có sự đồng thuận trong chính sách trừng phạt Nga. Quan chức ngoại giao cấp cao Mỹ cũng không giấu giếm sự vui mừng khi thông báo đồng ruble Nga đã mất giá 50%, lượng vốn đầu tư nước ngoài rút khỏi nền kinh tế Nga lên đến 150 tỷ USD và theo một số dự báo Nga sẽ lâm vào suy thoái khi các biện pháp trừng phạt “ngấm” sâu hơn vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đất nước Bạch Dương.
Về phía mình, Ngoại trưởng Nga Lavrov lên tiếng cáo buộc phương Tây không quan tâm đến việc thực hiện các thoả thuận Minsk về xử lý cuộc xung đột ở Ukraine. Để che giấu âm mưu của mình, thời gian gần đây phương Tây liên tiếp đưa ra cáo buộc và doạ nạt Nga nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận quốc tế. Ông Lavrov một lần nữa khẳng định EU và Mỹ thực sự không muốn hợp tác với Nga khi đưa ra các yêu cầu rất vô lý như việc rút vũ khí chỉ được thực hiện trong điều kiện ít nhất 24h liên tục không có tiếng súng, điều không thể thực hiện được trong bối cảnh giao tranh hỗn loạn như hiện nay.
Người đứng đầu bộ ngoại giao Nga nhấn mạnh tại cuộc gặp theo thể thức Normandi tại Pari ngày 24/2 vừa qua, người đồng nhiệm Đức cũng nhất quán quan điểm cho rằng chừng nào vũ khí hạng nặng chưa được rút hết thì nguy cơ tiếp tục xảy ra các vụ đọ súng vẫn còn rất cao. Bên cạnh đó, Đức và EU ủng hộ việc tiếp tục tìm kiếm các giải pháp ngoại giao để xử lý hòa bình cuộc xung đột tại Ukraine.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel mặc dù không phủ nhận vai trò của các giải pháp ngoại giao, song vẫn để ngỏ khả năng tiếp tục gia tăng áp lực trừng phạt lên Moskva nếu tình hình tiếp tục xấu đi. Bà Merkel gần như quy cho Nga trách nhiệm phải giữ được tia hi vọng hòa bình vừa le lói phía cuối đường hầm sau khi thoả thuận Minsk-2 được ký kết. EU lo ngại vấn đề Ukraine sẽ trở thành thách thức an ninh đối với toàn châu Âu.
Giữa lúc đó, giới học giả châu Âu nhận định lập trường của EU hiện đang bị Mỹ chi phối và Washington bất an trước việc các lực lượng nổi dậy miền Đông có thể thừa thắng xông lên tiếp tục đánh chiếm Mariupol, thành phố chiến lược với hơn 500.000 dân và là cửa ngõ đường bộ nối liền với vùng lãnh thổ Crimea vừa bị Nga sáp nhập.
Vì vậy, Thoả thuận Minsk-2 vốn là một văn bản pháp lý khó thực thi lại bị ràng buộc thêm bởi những toan tính địa chính trị của các cường quốc bên ngoài, khiến cho cách diễn giải và áp dụng của các bên hết sức khác nhau. Điều đó lý giải tại sao sau gần 2 tuần thực thi, chảo lửa ở miền Đông Ukraine mới chỉ tạm thời thoát khỏi trạng thái trào, trong khi nhiệt độ vẫn giữ nguyên.
TTK
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét