(VTC News) - Nhà bình luận chính trị nổi tiếng Nga có bài phân tích về hung thủ thực sự và màn kịch thâm độc sau vụ hạ sát cựu Phó Thủ tướng Nga Boris Nemtsov.
Hiện, dư luận thế giới đang chú ý vào vụ ám sát cựu phó thủ tướng NgaBoris Nemtsov. Tổng Thư ký Liên hợp quốc, các nguyên thủ phương Tây cũng đã lên tiếng về cái chết của Nemtsov. Dư luận, nhất là phương Tây có luồng ngụ ý điện Kremli đứng sau vụ ám sát thủ lĩnh phe đối lập này.
Thứ nhất, các chi tiết về thời gian địa điểm:
1. Nemtsov bị bắn ngay trước khi xảy ra cuộc tuần hành lớn, dự kiến tổ chức ngày 1/3 để phản đối chính phủ. Nemtsov là 1 trong những người tổ chức.
Cái chết của ông Boris Nemtsov được cho là khá kỳ lạ về thời gian và địa điểm |
2. Nemtsov bị giết ngay gần điện Kremli, gần như phía đối diện. Giết một cách công khai, có nhiều nhân chứng hẳn hoi. Thậm chí cô người mẫu đi cạnh Nemtsov cũng chả bị hề hần gì.
3. Cô người mẫu đi cùng Nemtsov là người Ukraine.
4. Nemtsov bị bắn ngày 27/2. Cách đó 2 ngày, tổng thống Putin đã ấn định 27/2 là Ngày của lực lượng đặc nhiệm. Trong dân gian, người ta gọi đây là 'Ngày của những người lịch thiệp', liên tưởng đến sự kiện Crưm.
5. Phía bên kia cầu, nơi xảy ra vụ ám sát, là quảng trường Bolotnaya. Nơi đây, các năm 2011-2012 đã diễn ra nhiều hoạt động chống chính quyền. Do đó, địa danh này được coi như một biểu tượng 'chống đối'.
6. Sau khi vụ án xảy ra, tất cả báo chí Nga và báo chí phương Tây đều đăng ảnh hiện trường, trên phông nền điện Kremli phía sau.
Có thể tạm thời kết luận: Nếu chính quyền 'ra tay' khử lãnh đạo đối lập, thì đó là một thời điểm không thuận lợi, một ngày không thích hợp, và một địa điểm phải nói là quá ư là bất lợi. Vậy Nemtsov có phải là chính trị gia đối lập quá uy tín, để chính quyền Nga phải lo sợ?
Rating (xếp hạng) của chính trị gia này khá kém. Nemtsov luôn thất bại trong tất cả các cuộc bầu cử liên bang mà ông tham gia trong suốt sự nghiệp chính trị của mình. Thậm chí còn không trúng cử cả chức Thị trưởng Sochi.
Cái chết của ông Boris Nemtsov ít nhiều gây ra biến động ở Matxcơva |
Nemtsov chỉ có một thành công duy nhất: đó là thắng cử ở Yaroslav và là đại biểu Đuma quốc gia Nga (Hạ viện Nga) của tỉnh này.
Một chính khách tầm cỡ Liên bang như Nemtsov nay chỉ là nghị viên của một tỉnh, vậy có thể coi đó là một thắng lợi hay không?
Mới đây nhất, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã xuất hiện trên TV, cáo buộc nước Nga đã giết hại 'người bạn tốt nhất của Ukraine'.
Nhưng Chính quyền Nga sao lại phải làm vậy, nếu như Nemtsov không nguy hiểm. Đảng của ông ta cũng nằm thấp lẹt đẹt trên bảng xếp hạng rating, còn cuộc tuần hành chống đối dự kiến xảy ra hôm 1/3 chưa chi đã tỏ ra xì hết hơi.
Hai trong ba lãnh đạo khác của cuộc tuần hành đã không thể tham gia. Navalnyi đang 'nằm kho' 15 ngày, còn Khodorkovsky đang ngồi lì ở hồ Geneva và không thể đến Nga?
Ngay từ năm 2009, N. Starikov đã đưa ra một kịch bản khi các ông chủ thực sự của phe đối lập 'khử' các đồng minh của mình.
Ông viết như sau, cách đây 7 năm, khi dư luận ồn ào vì mấy vụ một số chính trị gia đối lập bỗng dưng 'quy tiên':
"Logic của vụ ám sát thật nghiệt ngã. Họ sẽ chọn nạn nhân là ai đó vào thời điểm hiện tại đang được dư luận chú ý. Đó là kẻ vào THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI đang to mồm chỉ trích chính quyền. Vụ ám sát sẽ diễn ra. Xác nạn nhân luôn sẽ được tìm ra, thậm chí ngay cả khi bị giấu nhẹm đi.
Phán quyết đã được chuẩn bị sẵn sàng. Truyền thông phương Tây sẽ ngay lập tức nói rằng Chính quyền Nga đang thủ tiêu phe chỉ trích chính quyền".
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ đích thân giám sát điều tra thủ phạm sát hại ông Boris Nemtsov |
Câu hỏi đặt ra, theo Starikov: Nạn nhân được chọn là ai, như thế nào? Có 3 tiêu chí:
1. Cái chết của kẻ đó phải gây được tiếng vang.
2. Cái chết của kẻ đó sẽ mang lại 'ích lợi' nhiều hơn là khi hắn còn sống và 'tranh đấu'.
3.Trước khi chết, kẻ đó phải có một loạt tuyên bố khá mạnh, để lấy đó làm cơ sở sau khi chết sẽ đổ lỗi cho Chính quyền Nga.
Boris Nemtsov có đáp ứng được tất cả các 'tiêu chí' trên không? Câu trả lời là "Có". Cái chết của Nemtsov rõ ràng là đem lại hiệu ứng khá mạnh, còn nếu sống, ông ta cũng khó lòng chiến thắng tại các cuộc bầu cử Liên bang. Thế còn tuyên bố khá mạnh miệng thì sao?
Có một tuyên bố như vậy. Chỉ đôi tuần trước khi bị sát hại, Boris Nemtsov trả lời phỏng vấn tờ Sobesednik (Người đối thoại). Tít của bài báo khá kêu "Tôi e là Putin sẽ giết tôi". Nếu đọc kỹ bài báo này, thì điều e ngại này xuất phát từ ý kiến của bà mẹ của Nemtsov.
Trong phần viết thêm, Nikolai Starikov ghi: "Tôi mới nhận được bức thư của một bạn đọc, viết: Chiều nay tôi mới xem kênh Rossia 24, khi đó trên màn hình chạy dòng chữ về vụ ám sát Nemtsov, Sau đó khoảng 25 phút tôi chuyển sang kênh EuroNews, ở đó người ta đã kịp làm một đống tư liệu về Nemtsov. Thường thì kênh EuroNews tin tức về Nga đưa khá chậm, sau sự kiện khoảng 1,5-3 tiếng, nhưng lần này kênh này lại có ngay lập tức".
Năm 1905, ngay sau khi mới xảy ra bắn nhau ở "Ngày chủ nhật đẫm máu", ở Peterburg đã xuất hiện ngay các truyền đơn nói về bắn nhau và hàng nghìn người chết. Hóa ra các truyền đơn này đã được in trước đó".
Nữ nhà báo Anna Polikovskaya đã bị sát hại vào đúng ngày sinh nhật của Putin, 7/10/2006. Bà là người từng có những cuốn sách, bài báo phê phán Putin và Chính quyền Nga.
Do đó vụ sát hại bà cũng làm dấy lên dư luận chính quyền Nga đứng phía sau. Tuy nhiên sau đó, các thủ phạm đã bị tóm cổ, đưa ra Tòa và chịu án tù.
Báo Kommersant bình luận về Ngày sát hại Polikovskaya và Nemtsov đều là những ngày 'khá đặc biệt' và đã được lên lịch sẵn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét