Tổng thống Mỹ Barack Obama. |
Chính sách đối ngoại mà ban lãnh đạo Barack Obama theo đuổi gây hại cho Hoa Kỳ, Tiếng nói nước Nga bình luận.
Các chính trị gia nổi tiếng của nước Mỹ đã rút ra kết luận như vậy. Họ thừa nhận rằng càng ngày càng không hiểu nổi hành động của Tổng thống nước mình trên trường quốc tế. Còn biện pháp trừng phạt chống Nga mà Washington khởi xướng đang phá hoại toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế, tờ báo Nga cáo buộc.
Kết quả chuyến công du gần đây của Tổng thống Hoa Kỳ đến Bắc Kinh đã khiến giới quan sát viên nảy ra nhiều thắc mắc. Chuyến đi của ông Obama không mang lại ích lợi gì cho nước Mỹ, đó là ý kiến của chính trị gia kiêm luật sư Judson Phillips.
Thí dụ, nhà lãnh đạo Mỹ đã thỏa thuận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về cùng nhau cắt giảm lượng thải khí nhà kính. Không phải là tất cả mọi người ở Hoa Kỳ đều hiểu lý do tại sao nước Mỹ lại cần đến thỏa thuận này cũng như nhiều văn kiện khác mà ông Obama đã ký kết, chuyên viên Phillips nhận xét và chỉ ra rằng nhà lãnh đạo Mỹ thường xuyên ký vào những văn bản không có lợi cho đất nước.
Trả lời phỏng vấn của tạp chí Đức Der Spiegel, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thừa nhận sai lầm của phương Tây trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
"Crimea là một trường hợp đặc biệt…. Và nếu phương Tây muốn tỏ ra trung thực thì cần thừa nhận rằng đã mắc sai lầm. Ukraine luôn luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với Nga. Không hiểu điều đó là sai lầm khủng khiếp”, ông Kissinger nhận định.
Nhà ngoại giao cựu trào này cảnh báo về sự nguy hiểm tiềm ẩn cuộc Chiến tranh lạnh mới giữa Nga và phương Tây. Kissinger chỉ trích Washington đã khơi mào áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga.
Những nước như Afghanistan, Iran, Iraq, Syria, Libya và cuối cùng là Ukraine thì có gì liên quan đến lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ? Tất cả các quốc gia này đều nằm ở châu lục khác. Thế nhưng Washington vẫn có chuyện với tất cả - trước hết là bởi tin chắc vào quyền hành riêng của Mỹ, ông Pavel Zolotarev Phó Giám đốc Viện Mỹ và Canada nhận xét.
“Mục tiêu mà họ tự đặt ra cho mình từ giữa những năm 1990 là bảo tồn ngôi vị thủ lĩnh toàn cầu của Mỹ, chí ít là đến năm 2015. Giả định rằng sự ổn định toàn cầu chỉ có thể duy trì được nếu Hoa Kỳ thực hiện vai trò sen đầm quốc tế. Và mục tiêu này vẫn giữ cho tới ngày nay trong chính sách ngoại giao của Washington. Suốt những năm qua, đã xuất hiện nhiều mối đe dọa mới với lợi ích của nước Mỹ, gắn với sự hình thành các trung tâm quyền lực mới. Và ở đây bộc lộ kế hoạch nhiệm vụ thứ hai là bảo lưu vị trí độc tôn thủ lĩnh toàn cầu đồng thời ngăn cản hoặc đóng băng sự phát triển của những trung tâm quyền lực mới”.
Đó là mục tiêu trên phạm vi toàn cầu. Đồng thời, tại mỗi nước, Hoa Kỳ đều đặt ra cho mình những nhiệm vụ chiến thuật, ông Andrei Kortunov Tổng Giám đốc Hội đồng Nga về công việc quốc tế nêu ý kiến.
“Nếu nói về Ukraine, theo tôi, ở đây nhiệm vụ chính của Hoa Kỳ là phô trương rằng người Mỹ là nhà lãnh đạo của thế giới phương Tây, rằng chính Hoa Kỳ gánh vác trách nhiệm đảm bảo vị thế phương Tây ở châu Âu. Bên cạnh đó còn có những mục tiêu bổ trợ: phân chia lại thị trường năng lượng toàn cầu theo kiểu có lợi cho mình để khuyến khích người châu Âu mua khí đá phiến sét của Mỹ. Tất nhiên còn có mục đích củng cố NATO, buộc các thành viên châu Âu trong khối Liên minh cống nạp ngày càng nhiều kinh phí hỗ trợ tổ chức này”.
Dưới góc độ quan hệ với Nga, đó là thất bại mang tính hệ thống dài hạn của cuộc đối thoại và hợp tác Nga-Mỹ, cũng như của quá trình hợp tác hiệp lực bình thường giữa Nga với NATO và EU. Chuyển sang chính sách tấn công, Hoa Kỳ đang tạo ra cả hệ thống vấn đề đối với các đồng minh của chính người Mỹ.
Cựu giám đốc CIA Robert Gates mới đây đã tuyên bố: “Mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ hiện nay xuất phát từ địa bàn hai dặm vuông, nơi bố trí Nhà Trắng và điện Capitol".
Các chính trị gia nổi tiếng của nước Mỹ đã rút ra kết luận như vậy. Họ thừa nhận rằng càng ngày càng không hiểu nổi hành động của Tổng thống nước mình trên trường quốc tế. Còn biện pháp trừng phạt chống Nga mà Washington khởi xướng đang phá hoại toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế, tờ báo Nga cáo buộc.
Kết quả chuyến công du gần đây của Tổng thống Hoa Kỳ đến Bắc Kinh đã khiến giới quan sát viên nảy ra nhiều thắc mắc. Chuyến đi của ông Obama không mang lại ích lợi gì cho nước Mỹ, đó là ý kiến của chính trị gia kiêm luật sư Judson Phillips.
Thí dụ, nhà lãnh đạo Mỹ đã thỏa thuận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về cùng nhau cắt giảm lượng thải khí nhà kính. Không phải là tất cả mọi người ở Hoa Kỳ đều hiểu lý do tại sao nước Mỹ lại cần đến thỏa thuận này cũng như nhiều văn kiện khác mà ông Obama đã ký kết, chuyên viên Phillips nhận xét và chỉ ra rằng nhà lãnh đạo Mỹ thường xuyên ký vào những văn bản không có lợi cho đất nước.
Trả lời phỏng vấn của tạp chí Đức Der Spiegel, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thừa nhận sai lầm của phương Tây trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
"Crimea là một trường hợp đặc biệt…. Và nếu phương Tây muốn tỏ ra trung thực thì cần thừa nhận rằng đã mắc sai lầm. Ukraine luôn luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với Nga. Không hiểu điều đó là sai lầm khủng khiếp”, ông Kissinger nhận định.
Nhà ngoại giao cựu trào này cảnh báo về sự nguy hiểm tiềm ẩn cuộc Chiến tranh lạnh mới giữa Nga và phương Tây. Kissinger chỉ trích Washington đã khơi mào áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga.
Những nước như Afghanistan, Iran, Iraq, Syria, Libya và cuối cùng là Ukraine thì có gì liên quan đến lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ? Tất cả các quốc gia này đều nằm ở châu lục khác. Thế nhưng Washington vẫn có chuyện với tất cả - trước hết là bởi tin chắc vào quyền hành riêng của Mỹ, ông Pavel Zolotarev Phó Giám đốc Viện Mỹ và Canada nhận xét.
“Mục tiêu mà họ tự đặt ra cho mình từ giữa những năm 1990 là bảo tồn ngôi vị thủ lĩnh toàn cầu của Mỹ, chí ít là đến năm 2015. Giả định rằng sự ổn định toàn cầu chỉ có thể duy trì được nếu Hoa Kỳ thực hiện vai trò sen đầm quốc tế. Và mục tiêu này vẫn giữ cho tới ngày nay trong chính sách ngoại giao của Washington. Suốt những năm qua, đã xuất hiện nhiều mối đe dọa mới với lợi ích của nước Mỹ, gắn với sự hình thành các trung tâm quyền lực mới. Và ở đây bộc lộ kế hoạch nhiệm vụ thứ hai là bảo lưu vị trí độc tôn thủ lĩnh toàn cầu đồng thời ngăn cản hoặc đóng băng sự phát triển của những trung tâm quyền lực mới”.
Đó là mục tiêu trên phạm vi toàn cầu. Đồng thời, tại mỗi nước, Hoa Kỳ đều đặt ra cho mình những nhiệm vụ chiến thuật, ông Andrei Kortunov Tổng Giám đốc Hội đồng Nga về công việc quốc tế nêu ý kiến.
“Nếu nói về Ukraine, theo tôi, ở đây nhiệm vụ chính của Hoa Kỳ là phô trương rằng người Mỹ là nhà lãnh đạo của thế giới phương Tây, rằng chính Hoa Kỳ gánh vác trách nhiệm đảm bảo vị thế phương Tây ở châu Âu. Bên cạnh đó còn có những mục tiêu bổ trợ: phân chia lại thị trường năng lượng toàn cầu theo kiểu có lợi cho mình để khuyến khích người châu Âu mua khí đá phiến sét của Mỹ. Tất nhiên còn có mục đích củng cố NATO, buộc các thành viên châu Âu trong khối Liên minh cống nạp ngày càng nhiều kinh phí hỗ trợ tổ chức này”.
Dưới góc độ quan hệ với Nga, đó là thất bại mang tính hệ thống dài hạn của cuộc đối thoại và hợp tác Nga-Mỹ, cũng như của quá trình hợp tác hiệp lực bình thường giữa Nga với NATO và EU. Chuyển sang chính sách tấn công, Hoa Kỳ đang tạo ra cả hệ thống vấn đề đối với các đồng minh của chính người Mỹ.
Cựu giám đốc CIA Robert Gates mới đây đã tuyên bố: “Mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ hiện nay xuất phát từ địa bàn hai dặm vuông, nơi bố trí Nhà Trắng và điện Capitol".
Khó có nhận định nào chính xác và cay đắng hơn về uy tín của Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm cùng ê-kip của ông ta ở ngay đất nước mình, tờ báo Nga bình luận!
THÚY HÀ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét