CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996           CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                   TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ             HOANG SA                                        Biển Đông       Thế Giới     Tin trong nước      Sử Việt       UFO      Chuyện Lạ      Gia Đình;

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Ukraine bị chia cắt, Kiev chấp nhận mất miền đông

Một chốt biên phòng chia cắt hai miền Ukraine
Một chốt biên phòng chia cắt hai miền Ukraine
Dù Tổng thống Petro Poroshenko củng cố được quyền lực ở Kiev bằng việc thắng lớn trong kỳ bầu cử quốc hội cuối tuần qua, Ukraine đã bị chia cắt thành hai miền, khi phe ly khai tẩy chay cuộc bầu cử và sẽ tổ chức bầu cử riêng vào chủ nhật 2.11 tới.

Thực tế hai miền bị chia cắt này đã rõ từ khi hai bên ký một hiệp định ngưng bắn ngày 5.9: Kiev từ bỏ việc kiểm soát miền đông do phe ly khai kiểm soát, giao Nga có tiếng nói mạnh hơn ở miền này, theo báo The Wall Street Journal.
Hiệp định này từng được cho là một cơ hội để Kiev tập hợp lại các vùng miền, giao quyền cho các vùng  này nhưng thu hồi quyền kiểm soát biên giới Ukraine - Nga về Kiev.
Nhưng các nhà ngoại giao phương tây nói vài tuần qua, Nga đã tỏ thái độ cứng rắn, dù các quan chức Nga nhấn mạnh họ không có nhiều ảnh hưởng đối với phe ly khai.  
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khi trả lời phỏng vấn của hôm 28.10, nói Moscow xem các cuộc bầu cử ngày 2.11 tới là cơ hội để chính quyền ly khai củng cố tính hợp pháp của họ.  
Ukraine nói các cuộc bầu cử ấy là phi pháp, đất nước vẫn toàn vẹn. Nhưng việc tổng thống Poroshenko ra lệnh củng cố khâu phòng thủ, nhân một chuyến thăm miền đông gần đây, cho thấy Kiev đã chuẩn bị một kết quả khác.
Hồi đầu tháng 9, Ukraine đã kết thúc nỗ lực “hất” phe ly khai khỏi miền đông, sau khi bị thất bại nặng trong các trận đánh. Họ cáo buộc Nga đưa quân chính quy và vũ khí hạng nặng qua giúp phe ly khai đang sắp thất trận. 
Nga phủ nhận cáo buộc này.
Ngày 28.10, an ninh Ukraine (SBU) nói họ đã bắt nhiều người âm mưu tuyên bố thành phố Odessa bên Biển Đen thành một “nước cộng hòa nhân dân” ly khai, giống như hai “Cộng hòa nhân dân Donetsk” và “Cộng hòa nhân dân Luhanks” ở miền đông.   
SBU nói họ tịch thu nhiều chất nổ và vũ khí từ thành viên tổ chức ly khai này. SBU cũng cho biết chỉ huy tổ chức này là một công dân Nga có tên họ Stepanov: “Tổ chức này do tình báo Nga lập và cấp tiền”.
Hiện các quan chức Nga, Ukraine và phe ly khai đàm phán để lập vùng giới tuyến phi quân sự (DMZ) giữa hai bên ở miền đông. Vùng DMZ 15 km mỗi bên này sẽ không có vũ khí hạng nặng.
Thỏa thuận ngưng bắn vẫn bị hai bên vi phạm, quân Ukraine vẫn bám trụ ở sân bay phía tây thủ phủ Donetsk do phe ly khai kiểm soát. Nhưng một số quan chức ở Kiev cũng đang tính chuyện bỏ sân nay này, có lẽ để đổi lấy vài vùng khác hiện thuộc phe ly khai.
Phe ly khai cũng tổ chức một hình thức biểu tượng cách ly khỏi Ukraine hôm 26.10 qua: họ khuyến cáo cư dân các khu vực hãy chỉnh đồng hồ theo giờ Nga.
Hai miền Ukraine bị chia cắt càng rõ hơn ở một chốt biên phòng tại Selydove, cách Donetsk 15 dặm về phía tây.
Một lính Ukraine ngồi sau một xe tải, nạp thông tin hộ chiếu một người nước ngoài vào máy điện toán. Anh nói: “Đây là biên giới hành chính. Hai bên đều là Ukraine. Nhưng ở bên kia, họ muốn quá nhiều phần của Ukraine”.
Ở thị trấn vùng biên này có nhiều công sự, khối bê-tông chặn đường và nhà di động để lính biên phòng chặn xe kiểm soát, xét giấy tờ.
Oleh Slobodyan, người phát ngôn Cục biên phòng Ukraine, nói không có biên giới hành chính ở đây, nhưng là “lằn ranh an ninh tạm thời”, để lập một vùng trung lập tạm thời và ngăn phe ly khai đột nhập vào đất của chính phủ Ukraine.
Người dân sống giữa Ukraine và “Cộng hòa nhân dân Donetsk” tự phong nói họ cảm nhận rõ sự chia cắt. Cụ bà Liliya Belaya 69 tuổi ở làng Karlivka nói: “Chúng tôi bị đẩy ra đồng hết rồi. Chẳng có xe buýt, trưởng xã không đến đây”. Hiện làng chỉ còn vài chục người, khác với trước có 400 người.
Bà Belaya bực vì không được tham gia cuộc bỏ phiếu chọn quốc hội, và sự liên lạc duy nhất của bà với chính quyền Ukraine là nhân viên bưu điện hàng tháng đem đến khoản trợ cấp khoảng 100 USD cho bà. Và những người lính ở các chốt biên phòng gần nhà bà. Họ giúp bà nối dây điện.
Chiến tranh đã đến làng này hồi tháng 5, các tay súng ly khai phục kích một nhóm quân tình nguyện ủng hộ Kiev, khiến nhiều người chết. Đến hè lại có những trận đánh.
Cựu thợ mỏ Belaya nhớ rõ nhiều tay súng ly khai say rượu, vừa chiến đấu vừa hôi của.  Nhưng bà cũng tức chuyện lính Ukraine bắn tan nhà của các con trai bà.  
Do phe ly khai kiểm soát Donetsk, cháu gái bà bị mất khoản học phí đã nộp cho một đại học y ở đó, nay cô cháu ráng tìm cách đi học ở miền tây.
Hai con trai bà đã bỏ làng, một con trai khác sống với con cái và với bà Belaya, nhờ vào khoản trợ cấp hưu trí ít ỏi của bà. Họ sống trong nhà của người con tra trưởng đã bỏ đến Crimea khi chiến tranh vừa bùng nổ.  Bà kể cậu cả “nay là một tên ăn xin”.  
Bà Belaya không tính rời xa nơi bà đã sống cả đời, nơi chôn cất cha mẹ và chồng bà. Bà vẫn không hiểu tại sao người ta đánh nhau. Là người gốc Nga, bà nói đã sống hạnh phúc với những người gốc Ukraine mà không hề có cuộc xung đột nào..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét